logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tầm quan trọng của việc chọn nghề nghiệp (06/06/2021)

Mỗi người khi ở tuổi trưởng thành đều mong muốn có một nghề nghiệp để gắn bó và phát triển. Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để có một nghề nghiệp phù hợp? Nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người? Khách mời: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, trao đổi về chủ đề này:

Cơ hội rộng mở cho nghề Quản trị Khách sạn – Nhà hàng (30/05/2021)


- Cơ hội rộng mở cho nghề Quản trị Khách sạn – Nhà hàng
- Thành công với nghề mộc nhờ đam mê và sáng tạo
- Phần cuối chương trình như thường lệ là một số thông tin tuyển sinh.

Giải pháp nào cho học nghề của Việt Nam? (23/05/2021)

Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:

Chọn nghề nên quan tâm đến những yếu tố nào? (09/05/2021)

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11-5 là hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tiếp, ngày 16-5 là hạn cuối cùng đối với thí sinh đăng ký trực tuyến. Tâm lý của phụ huynh và học sinh đang lo lắng làm thế nào để con em họ chọn được ngành nghề phù hợp nhất. Khách mời: Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội; Thạc sĩ Lê Hằng - Trưởng phòng tham vấn nghề nghiệp của T&C Việt Nam:

Học nghề kỹ thuật điện như thế nào cho hiệu quả? (11/04/2021)


Hiện nay, sự phát triển nhanh và mạnh của ngành kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt dân dụng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của thị trường các đơn vị đào tạo nghề đã không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy, hợp tác với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nước ngoài để đưa công tác đào tạo nghề kỹ thuật điện theo hướng chuẩn quốc tế. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình "Giỏi nghề" tuần này.

KỸ SƯ THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG CAO SẼ LÀM VIỆC Ở ĐÂU? (04/04/2021)

Xu hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại nên ngành Kỹ thuật Điện không thể thiếu trong mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản xuất của các nước trên thế giới. Nhu cầu sử dụng nhân lực ngành kỹ thuật điện đào tạo chất lượng cao vì thế cũng không ngừng tăng lên hàng năm. Đáp ứng nhu cầu của xã hội, các cơ sở đào tạo nghề Kỹ thuật Điện ở trong nước đang đào tạo như thế nào? Người học nhận được giá trị gì từ mô hình đào tạo chất lượng cao? Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đức Hồng - Phó Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến - Chủ nhiệm Khoa Điện và Bảo dưỡng Công nghiệp.

HỌC NGÀNH DƯỢC RA TRƯỜNG CÓ KHÓ TÌM VIỆC KHÔNG? (28/03/2021)

Dược là ngành khoa học có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, Dược học từ lâu đã được tôn vinh là một trong những ngành học cao quý. Khi nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc bổ... của con người ngày càng tăng lên thì ngành Dược càng có nhiều cơ hội khẳng định tầm quan trọng của mình hơn nữa. Tại các trường Cao đẳng đang đào tạo nhân lực dược như thế nào? Học ngành dược ra trường có khó tìm việc không? Khách mời: Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Thạc sĩ Ma Thị Hồng Nga - Trưởng khoa Dược.

Nhân lực nghề bếp: Cung không đủ cầu


Nếu trước đây nghề bếp chưa được nhìn nhận đúng mức, thì giờ đây với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở cũng như cơ hội kinh doanh được tạo ra dành cho những ai theo học nấu ăn. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự nghề bếp tăng cao tương ứng với việc chuỗi quán ăn, nhà hàng, khách sạn đang phát triển ngày càng nhiều tại Việt Nam. Đây cũng là nội dung của chương trình" Giỏi nghề" tuần này.

Công nghệ kỹ thuật ô tô - nghề làm giàu không khó


- Nghề Công nghệ kỹ thuật ô tô hiện được đánh giá là một nghề có thu nhập cao và luôn “khát” nhân lực tay nghề cao. Cho đến nay, với nhiều thay đổi trong chương trình đào tạo, các học sinh, sinh viên học nghề này có thể bắt tay vào công việc và có thu nhập ngay trong thời gian thực tập. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay.
- Chuyên mục Tôi đam mê – Tôi giỏi nghề sẽ giới thiệu đến quý vị thính giả câu chuyện của chị Phạm Thị Bích Liên, Giảng viên cao cấp Quản trị khách sạn, Trường Quốc tế CHM, tại Hà Nội về những đam mê đối với nghề phục vụ phòng (house-keeping).

DỊCH COVID-19 NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG THIẾU NHÂN LỰC (28/02/2021)

Dự báo, nghề dành cho nhân viên chăm sóc làm việc trong các cơ sở y tế như bệnh viện, viện dưỡng lão… sẽ gia tăng nhu cầu nhân lực ngay sau đại dịch Covid-19. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ… khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhân lực điều dưỡng đã thiếu trầm trọng và khi dịch bệnh xảy ra khiến tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng lại càng tăng cao. Còn theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, bởi vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người. Công việc của điều dưỡng viên, chăm sóc người bệnh là làm những gì? Đâu là những khó khăn mà người làm điều dưỡng, người chăm sóc thường xuyên phải đối mặt? Khách mời là chị Đỗ Thị Minh Đức - Điều dưỡng trưởng - Giám đốc Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái.

Điều dưỡng viên – Nghề làm ấm lòng người cao tuổi (11/02/2021)

Nhà là nơi trở về của mỗi người khi Tết đến xuân về. Đặc biệt, năm nay, khi dịch Covid 19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên thế giới và ngay ở Việt Nam chúng ta đây, thì mỗi người giờ phút này đều mong ngóng được đoàn viên, được sum vầy bên người thân trong ngày tất niên này. Tuy vậy, vẫn có nhiều người vì đặc thù công việc học đành gác lại niềm vui ấy, mong mỏi ấy để hoàn thành nhiệm của mình. Một trong nghề phải làm việc xuyên Tết là nghề điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Vậy công việc của các điều dưỡng viên trong những ngày Tết có gì đặc biệt? Họ đem đến giá trị thế nào cho xã hội? Đây cũng là nội dung được chúng tôi đề cập đến trong chương trình hôm nay – chương trình Giỏi nghề số đặc biệt của ngày 30 Tết.

Liên kết Nhà trường – Doanh nghiệp nâng cao chất lượng mô hình đào tạo 9+ (17/01/2021)


Việc cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới. Theo đó, các em có thể gia nhập thị trường lao động sớm hơn, trong khi cơ hội học lên cao đẳng, đại học vẫn rộng mở. 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi HS tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo.
Mô hình hợp tác đào tạo 9+ đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực.
Chương trình hôm nay với vị khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, thành phố Hà Nội sẽ trao đổi với chúng ta về nội dung này.

ĐÀO TẠO NGHỀ TÍCH HỢP: PHÒNG HỌC LÀ XƯỞNG THỰC HÀNH (10/01/2021)

Người học nghề cần nhiều thời gian thực hành trên máy móc không chỉ ở trong nhà trường mà cả thực tế tại các nhà máy, doanh nghiệp. Để tạo môi trường học tập gần nhất với mô hình tại doanh nghiệp, một số trường đào tạo nghề đã xây dựng mô hình đào tạo tích hợp học lý thuyết gắn với thực hành tương tự như một mô hình tại doanh nghiệp. Điều này giúp người học nhanh chóng có thể tiếp cận được công việc của doanh nghiệp trong quá trình thực tập và có cơ hội có việc làm ngay sau khi ra trường. Khách mời là ông Nguyễn Đức Sinh- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.

DOANH NGHIỆP THU HÚT NHÂN LỰC LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀO LÀM VIỆC (03/01/2021)

Hiện nay cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó nhiều người vẫn có đủ khả năng làm việc và mong muốn tìm việc làm phù hợp. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đang có nhu cầu như thế nào trong tuyển dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc tại doanh nghiệp? Đâu là khó khăn và giải pháp nào để người khuyết tật có thể tiếp cận được với nhà tuyển dụng nhân sự? Chương trình có sự tham gia của ông Vũ Việt Cường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Chuẩn và ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Công ty Tokyolife:

Nhân lực Việt: Bứt phá từ khó khăn (27/12/2020)

Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác Giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, phương thức giảng dạy, cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch… Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư thay đổi phương thức đào tạo nghề theo hướng chuẩn quốc tế. Khách mời là: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm đào tạo Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh Vinfast.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ THEO MÔ HÌNH HÀN QUỐC (20/12/2020)

So với trước đây thì hiện nay người học có nhiều lựa chọn nơi đào tạo để học nghề theo mô hình đào tạo chuyển giao của nước ngoài. Sau khi học xong người học có cơ hội làm việc ngay tại Việt Nam hoặc học tập và làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt đào tạo nghề theo mô hình của Hàn Quốc được triển khai ngay tại Việt Nam được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu theo học. Khách mời là ông Bùi Kim Dương - Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.

Làm giàu với nghề truyền thống (06/12/2020)


Quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống đang đặt ra những thách thức mới. Trong mối lo ngại nghề truyền thống mai một, việc giữ được nghề truyền thống hơn lúc nào hết càng trở nên cấp bách. Cách làm này, giúp chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề và gìn giữ những nét văn hóa của từng vùng miền, mỗi địa phương. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Giỏi nghề hôm nay.

Khám phá nghề Lái tàu đường sắt tại Việt Nam và Đức (22/11/2020)

Trong xã hội hiện nay, có nhiều ngành nghề dư thừa nhân lực, nhưng ngược lại, có nhiều ngành nghề đang thiếu trầm trọng và rất khó tuyển dụng. Ví dụ như ngành nghề lái tàu đường sắt, không chỉ ở Việt Nam ngành này đang thiếu, mà cả ở nước ngoài như Cộng hòa Liên bang Đức cũng khó tuyển dụng người làm. 5 năm trước, đã có những doanh nghiệp ở Đức sang Việt Nam tìm kiếm, đào tạo và tuyển dụng nhân sự lái tàu đường sắt để đưa sang Đức làm việc với nhiều chính sách ưu đãi. Hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Thu Duyên tìm hiểu ngành lái tàu Trường Cao đẳng đường sắt tại Hà Nội

Khám phá nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy (29/9/2020)

Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 duy trì các trung tâm đóng mới tàu thuyền ở các khu vực phía Bắc, miền Trung và phía Nam. Vậy hiện nay, các trường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang đào tạo như thế nào? Người học sẽ học những gì và học xong sẽ có cơ hội việc làm ra sao? Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Thu Duyên tìm hiểu tại một cơ sở đào tạo về chuyên ngành Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, tại thành phố Hải Phòng.

Tập trung phát triển nhân lực có kỹ năng nghề theo Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ (13/9/2020)

- Các nghệ nhân tại làng mộc truyền thống Mỹ Xuyên.
- Tập trung phát triển nhân lực có kỹ năng nghề theo Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ.

Học nghề điện lạnh: việc làm sẵn, thu nhập cao (6/9/2020)

Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu sử dụng điện lạnh đang dần trở nên phổ biến từ thành phố đến nông thôn. Nhiều tập đoàn sản xuất điện tử điện lạnh lớn cũng đang tiến hành đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực ngành điện lạnh luôn ở mức cao. Điện lạnh cũng là một trong những ngành nghề có sức hút lớn với học sinh sinh viên bởi chi phí học nghề thấp nhưng luôn sẵn việc và thu nhập khá cao. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong phần đầu của chương trình Giỏi nghề hôm nay.

Đào tạo nghề trọng điểm theo chuẩn quốc tế (30/8/2020)

- Đào tạo nghề trọng điểm theo chuẩn quốc tế.
- Xưởng cơ khí của nhà sáng chế nông dân Phạm Văn Hát tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Nghề gia công cơ khí: cơ hội việc làm đa dạng (9/8/2020)

- Học nghề gia công cơ khí ở đâu và học như thế nào để có thể tìm được việc làm như mong muốn với thu nhập cao?
- Đam mê dẫn tới thành công của một thợ cơ khí trẻ tại Hà Giang.

Đào tạo chất lượng cao với các nghề chủ lực (2/8/2020)

- Ngành giáo dục nghề nghiệp hướng tới đào tạo chất lượng cao đối với các nghề chủ lực.
- Những cơ hội nghề nghiệp từ nghề nấu ăn trong lĩnh vực ẩm thực truyền thống.

Học nghề cắt gọt kim loại như thế nào để tìm được việc làm với thu nhập cao? (19/7/2020)

- Học nghề cắt gọt kim loại như thế nào để tìm được việc làm với thu nhập cao?
- Đam mê dẫn tới thành công của một chàng kỹ sư trẻ.
- Chuyên mục Cửa sổ du học với một số thông tin về tuyển sinh trong và ngoài nước.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: