logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bản án nào đủ sức răn đe những kẻ nhẫn tâm bạo hành con trẻ? (22/7/2022)

Phiên tòa xét xử kẻ bạo hành bé gái 8 tuổi Vân An đến tử vong đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với những diễn biến mới. Bản án nào đủ sức răn đe những kẻ nhẫn tâm bạo hành con trẻ? Bức xúc, phẫn nộ có làm chúng ta vô can? Đâu là những bài học mà mỗi người lớn, mỗi bậc làm cha làm mẹ cần chiêm nghiệm sâu sắc sau liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em thời gian qua? Ông Nguyễn Anh Thơm – một trong 2 luật sư bảo vệ quyền lợi của bé Vân An và bà Nguyễn Vân Anh, người sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và trẻ em vị thành niên cùng bàn luận về câu chuyện này.

Từ 1/8, thu phí không dừng 100% tuyến cao tốc – Cần sự phối hợp tích cực của các bên liên quan (21/7/2022)

Từ 1/8, 100% các tuyến cao tốc sẽ thu phí không dừng. Đây là quyết tâm rất cao của Chính phủ để giúp tiết kiệm thời gian cho người dân, tránh tình trạng ùn tắc khi di chuyển, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch trong nguồn thu. Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, 100% các tuyến cao tốc sẽ thu phí tự động. Giải pháp nào để đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả hoạt động? Cần sự phối hợp tích cực của các bên liên quan, nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện chiều nay. Khách mời là chuyên gia giao thông, TS.Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.

Điều chỉnh chương trình môn Lịch sử cấp tốc trong 1 tháng: Liệu có kịp tiến độ và đảm bảo chất lượng? (20/7/2022)

Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc thứ 8 trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT (cùng các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương). Theo đó, chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12). Ngoài ra, Lịch sử cũng nằm trong nhóm môn học lựa chọn ở cụm môn KHXH (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật). Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, biên soạn tài liệu và thẩm định chương trình trong khoảng thời gian hơn 1 tháng.
Trước thông tin này, nhiều người lo ngại khi sửa môn Lịch sử từ “lựa chọn” thành “bắt buộc” sẽ làm xáo trộn, ảnh hưởng đến chương trình tổng thể, các môn học khác... Hơn nữa, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến năm học mới, việc điều chỉnh này liệu có có kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng như yêu cầu đặt ra. GS TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Tổng chủ biên SGK môn Lịch sử bộ sách Cánh Diều, đồng thời là một trong các chuyên gia tham gia vào điều chỉnh môn Lịch sử cùng bàn luận nội dung này.

Báo động tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: Cơ chế nào để quản lý? (19/7/2022)

Gần 50% mẫu rau quả ở các chợ đầu mối TP. HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Đó là thông tin từ kết quả kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM vừa thực hiện mới đây. Nhìn rộng ra thị trường tiêu dùng thực phẩm trong nước ở các địa phương khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vậy, làm sao để người dân không bị “đầu độc” từ thực phẩm không đảm bảo? Cơ chế nào để có thể quản lý rốt ráo câu chuyện an toàn thực phẩm ngày càng đáng báo động?

Loan tin đồn, tin giả: giải pháp nào xử lý? (18/7/2022)

Thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng MXH tung tin đồn thất thiệt, thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật với mục đích câu like, câu view. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức liên quan, thậm chí có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
Làm thế nào để những lời đồn đại về chuyện gây sốc và có nguy cơ gây bất an xã hội trên diện rộng không có điều kiện sản sinh và lan truyền. Chuyên gia tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học quốc gia Hà Nội cùng trao đổi nội dung này.

Nửa năm, gần 20 cuộc thi sắc đẹp: mập mờ ranh giới tôn vinh nhan sắc - kinh doanh nhan sắc (15/7/2022)

Các hoạt động giải trí đã sôi động trở lại sau hơn hai năm gián đoạn, ngưng trệ vì đại dịch, có những hoạt động còn gia tăng về số lượng gấp 10 lần. Các cuộc thi hoa hậu – thi nhan sắc là ví dụ. Một thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ từ đầu năm đến nay đã có khoảng 20 cuộc thi diễn ra - từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh, thành, doanh nghiệp.
- Có những cuộc thi là thường niên, cũng có những cuộc thi lần đầu xuất hiện. Ý tưởng tổ chức các cuộc thi đang ngày càng nhiều, quá trình tổ chức và dự thi cũng không hao tổn công sức như trước. Nhiều hoa hậu sau thời điểm được vinh danh đã không còn được nhiều người nhớ đến, không nhiều người hiểu vinh danh vì điều gì, dù có giới thiệu, xưng danh hoa hậu, hoa khôi…“Nở rộ” và “tràn lan” các cuộc thi nhan sắc dường như chỉ nhằm kinh doanh. Điều này có tác động xã hội như thế nào? Giải pháp nào cho câu chuyện này? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng

Bắt trend, kiếm view- hãy là người trẻ văn minh (14/7/2022)

Thời gian gần đây, trào lưu cài điện thoại lên cửa sổ máy bay được nhiều du khách trẻ Việt Nam đua nhau thực hiện, nhằm ghi lại cảnh máy bay cất - hạ cánh, để “săn mây”... Hành động này thậm chí được hưởng ứng bởi nhiều TikToker nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có những tài khoản cả triệu người theo dõi.
Chưa hết, trên mạng xã hội Việt Nam cũng đang lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nữ du khách chạy ra đường băng sát máy bay đang di chuyển để tạo dáng quay video. Trả lời báo chí, đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo, đó là những hành động rất nguy hiểm, đe dọa an toàn của chuyến bay, vi phạm quy định đi lại trong khu vực hạn chế khai thác tại sân bay. Còn trên các trang mạng xã hội, ngay lập tức, nhiều người cũng đã bày tỏ quan điểm, bức xúc trước những hành động nguy hiểm này, và đặt nghi vấn “phải chăng chỉ vì muốn có view nhiều mà bất chấp các qui định, gây nguy hiểm cho người khác”… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là thầy giáo Vũ Thanh Hòa- trường THPT Thăng Long, Hà Nội

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo vay tiền qua mạng, mua hàng trả góp (13/7/2022)

Giả mạo cán bộ ngân hàng, nhận vay tiền qua mạng không cần thủ tục, sử dụng những app cho vay trên mạng, thời gian qua, nhiều đối tượng đã lừa đảo hàng trăm người dân cả tin có nhu cầu vay vốn. Câu chuyện của 1 người phụ nữ ở Bà Rịa Vũng Tàu mới đây bị chiếm đạo 2,5 tỉ đồng là 1 ví dụ. Rất nhiều người trong đó có cả học sinh sinh viên do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều bị hại đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn, vay mượn khắp nơi để bù đắp số tiền bị lừa. Thậm chí họ có thể chịu nhiều rắc rối do bị tiết lộ thông tin cá nhân gồm số căn cước công dân, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng, số điện thoại…
Để tránh khỏi các đối tượng này, đòi hỏi mọi người cần hiểu rõ những chiêu trò, tác hại của các hành vi lừa đảo. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là luật sư Nguyễn Thế Truyền – Văn phòng luật sư Thiên Thanh và ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập công cụ bảo mật Cyrada, chuyên gia an ninh mạng.

Thất bại trong thi cử: Làm gì để vượt qua cú sốc? (12/7/2022)

Câu chuyện áp lực thi cử, điểm số chưa bao giờ hết nóng khi hầu hết các gia đình đều có con, cháu trong độ tuổi đi học, đi thi. Những áp lực này không chỉ đè nặng lên các thí sinh, mà còn cả các bậc phụ huynh bởi những kỳ vọng, lo lắng về tương lai của con mình. Nhận kết quả thi là giai đoạn nhạy cảm với sĩ tử. Câu chuyện mới đây ở Hà Nội là một ví dụ. Ngay sau khi có kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, mạng xã hội lan truyền dòng tin nhắn tìm con của một bà mẹ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vì con thi vào lớp 10 có kết quả không tốt nên đã bỏ nhà đi. Rất may, 1 ngày sau đó phụ huynh thông báo đã tìm thấy con. Áp lực bị so sánh thực tế không chỉ kết thúc bằng chuyện bỏ nhà ra đi hay một khóa điều trị tâm lý. Mặc dù nước ta chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng những cái chết, trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến điểm số đã xảy ra gần đây. Câu hỏi được đặt ra là bố mẹ và chính bản thân các em, cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Miễn học phí bậc THCS: Từ đề xuất đến hiện thực (11/7/2022)

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tháng 7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023. Đây không phải là đề xuất mới. Còn nhớ, năm 2016 Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình trung ương và Quốc hội về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình đến năm 2020. Thế nhưng, đến nay chỉ duy nhất Hải Phòng thực hiện được việc này.
Nếu chính sách sớm được thông qua, học phí bậc THCS thật sự được miễn giảm từ năm học tới sẽ là “món quà” ý nghĩa cho người dân, giảm bớt được phần nào gánh nặng kinh tế cho các gia đình trong thời buổi “bão giá” như hiện nay.

Gần 10 nghìn cán bộ, nhân viên y tế “dứt áo” ra đi: Báo động làn sóng nghỉ việc khối y tế công lập (7/7/2022)

Chỉ trong 18 tháng qua, toàn ngành y tế đã có khoảng 9.400 cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc, thôi việc, trong đó nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là vấn đề “đau đầu” đối với hệ thống y tế công lập khi có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên môn sâu đã “dứt áo” sang bệnh viện tư. Điều này cũng đồng nghĩa với người nghèo khó tiếp cận với các thầy thuốc có chuyên môn giỏi, các học trò ngành y thiếu đội ngũ thầy giỏi truyền nghề.
Đằng sau số lượng rất lớn những lá đơn xin thôi việc, nghỉ việc cho thấy nhiều vấn đề nghịch lý cần phải bàn bạc? Giải pháp nào cần có thể hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” trong khối y tế công lập? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới được hơn 1%: Chính sách nhân văn vì sao triển khai chậm? (06/7/2022)

Tính đến ngày 4 tháng 7, mới có 15 địa phương giải ngân cho 13.541 lao động với kinh phí hơn 70 tỉ đồng, chiếm hơn 1% gói hỗ trợ. Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội nguyên nhân do các địa phương chờ hướng dẫn tại Quyết định 791 bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương. Ngoài ra, một số doanh nghiệp và địa phương sợ làm sai nên yêu cầu thêm nhiều thủ tục, gây khó khăn cho người lao động. Cần những giải pháp tháo gỡ nào để đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động?

Biến thể phụ xuất hiện và bài toán tiêm phòng Covid -19 (5/7/2022)

Trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập, ca mắc COVID-19 có dấu hiệu tăng lên, sáng nay (5/7), Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động... Theo thông kê, hiện nay, trên cả nước, việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 cho người trên 18 tuổi mới đạt 63,7%; tiêm mũi 4 gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kháng thể bảo vệ của vaccine COVID-19 sẽ suy giảm theo thời gian, cụ thể từ 4-6 tháng. Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại là cần thiết để phòng mắc bệnh, tái mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường.
Thế nhưng một con số rất xót xa: Đắk Lắk phải tiêu hủy hơn 70.000 liều vaccine đã hết hạn sử dụng! Nhiều địa phương khác cũng đang trong tình cảnh tương tự. Việc người dân không muốn tiêm mũi nhắc lại có thể dẫn tới những nguy cơ gì? Các địa phương có cách làm nào để thu hút người dân đi tiêm phòng, tránh tình trạng lãng phí vắc xin? TS Nguyễn Công Luật, Văn phòng Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia cùng bàn luận về vấn đề này.

Cảnh báo cạm bẫy tiền mất tật mang khi trải nghiệm dịch vụ nhạy cảm du lịch nước ngoài (04/7/2022)

Câu chuyện 2 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại đảo Mallorca (Tây Ban Nha) với cáo buộc "xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên 17 tuổi" và "xâm phạm quyền riêng tư" đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Có hay không những cạm bẫy lừa đảo tình vi, rình rập du khách tại những điểm vui chơi giải trí, dịch vụ nhạy cảm ở Âu - Mỹ? Cần lưu tâm những vấn đề nào để tránh “tiền mất tật mang”, thậm chí rơi vào vòng lao lí khi du lịch nước ngoài?

Bảo tồn cầu Long Biên: Không thể trì hoãn (30/6/2022)

Có lẽ với rất nhiều người, cầu Long Biên là một cái gì đó thật khác biệt, giản dị, thân thuộc mà vô cùng quý giá. Hơn cả một cây cầu, một phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, cầu Long Biên còn là di sản mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, gắn liền với sự phát triển của Hà Nội từ 120 năm nay. Công trình nổi tiếng thế giới bởi lối thiết kế hiện đại, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng. Niềm tự hào ấy, đến hôm nay, đang trở thành nỗi lo lắng, bất an, là mối quan tâm lớn của toàn xã hội bởi sự xuống cấp trầm trọng, dẫn đến những nguy cơ mất an toàn giao thông. Sau nhiều sự cố xảy ra, đặc biệt, gần đây nhất liên tiếp 2 vụ sập tấm đan trên cầu, thêm một lần nữa cho thấy sự già nua, cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng của cây cầu trăm năm tuổi này. Thêm một lần nữa, câu chuyện bảo tồn, cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên đi cùng giữ gìn giá trị lịch sử, hướng tới phát triển du lịch lại được đưa ra như một vấn đề cấp thiết không thể trì hoãn, dù đó đã chẳng còn là câu chuyện mới. Cầu Long Biên, Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Giải pháp nào để sửa chữa, trùng tu? Là chủ đề cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: