logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Có hay không bệnh thành tích và sự vô cảm trong giáo dục (21/04/2022)

Hai ngày nay, mạng xã hội lan truyền thông tin phản ánh tình trạng một số học sinh có học lực yếu, kém đang học lớp 9 ở Hà Nội đã được giáo viên chủ nhiệm “tư vấn” nên chuyển trường, lưu ban 1 năm hoặc làm “cam kết không thi vào lớp 10”. Nhiều ý kiến cho rằng, việc một số trường THCS trên địa bàn Thủ đô ngăn cản việc thi vào lớp 10 đối với những em học sinh được cho là có học lực không tốt nhằm tạo ra thành tích ảo cho nhà trường là phản giáo dục. Điều đáng nói, những đồn đoán này đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần những quy định, chế tài mới (20/4/2022)

Theo số liệu thống kê, năm 2020, ở nước ta cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Không chỉ với phụ nữ mà tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng thời gian qua. Như vụ việc bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu. Các vụ việc bạo hành về tinh thần liên quan đến hành vi tạo áp lực trong học tập, sinh hoạt khiến nhiều em học sinh nhảy lầu tự tử thời gian qua. Vậy cần có những giải pháp gì để ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình từ phía các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội. Các thành viên trong gia đình cần làm gì để đẩy lùi tình trạng nhức nhối này.

Lịch sử thành môn lựa chọn: Nên hay không? (19/04/2022)

Hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử trong các kỳ thi quốc gia, cả một hội đồng thi chỉ có một thí sinh chọn môn Lịch sử hay việc học sinh nhầm lẫn Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai anh em… là những cảnh báo nghiêm trọng về việc học Lịch sử hiện nay. Vì vậy, môn Lịch sử được xếp là môn tự chọn ở bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai ở năm học 2022-2023 tới đây, càng làm dấy lên những lo ngại rằng môn Lịch sử có thể bị “bỏ rơi”, thậm chí “khai tử”.
Việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn có ảnh hưởng như thế nào, nhất là trong bối cảnh học sinh quá thờ ơ với môn học này? Lịch sử trở thành môn tự chọn, liệu có ảnh hưởng tới yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là dịch giả, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương – Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử ở ĐH Kanazawa (Nhật Bản), một nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử thế hệ 8X.

Hà Nội tập trung thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại 2022-2030 (18/4/2022)

Theo Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030, 579 xã, phường sẽ thành lập đội bắt chó thả rông. Vậy chương trình này đang được tiến hành như thế nào? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội.

Người lao động ồ ạt rút bảo hiểm: Lợi trước mắt, thiệt dài lâu (15/4/2022)

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm nay, hơn 200.000 người được giải quyết hưởng BHXH một lần, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Việc người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần như vậy ảnh hưởng thế nào tới chính bản thân họ và hệ thống BHXH? Cùng trò chuyện với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên (14/04/2022)

Nhiều trẻ em dù chưa biết bơi vẫn rủ nhau đi tắm ở sông, suối tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Ngay cả những trẻ biết bơi, hiểm họa đuối nước vẫn luôn rình rập. Phải làm gì để “Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên” Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là BS.TS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTB&XH.

Xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào để không còn cảnh thấy chêt mà không biết cứu? (13/04/2022

Câu chuyện Trung úy Thái Ngô Hiếu cứu sống 4 thanh niên bị đuối nước tại Bà Rịa Vũng Tàu và anh Nguyễn Đức Chính ở Nam Định nhảy từ cầu cao khoảng 30 mét xuống sông để cứu một nữ sinh lớp 8 vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cả xã hội tôn vinh họ như những người hùng cứu hộ, song sự việc này một lần nữa cho thấy những hạn chế trong mạng lưới cấp cứu ngoại viện ở nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Phải làm gì để nâng cao kỹ năng sơ cứu cho toàn dân? Cần khẩn trương xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào? Đâu là những việc cần thực hiện ngay lúc này để không còn tình trạng đau lòng “thấy chết mà không biết cứu”? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bác sỹ Trần Văn Phúc, công tác tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội – người có nhiều trăn trở về các vấn đề của ngành y tế và nhà báo Nguyễn Hạnh - biên tập viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (thuộc Đài Tiếng nói VN), có kinh nghiệm 12 năm theo dõi mảng y tế và các vấn đề xã hội.

Học sinh mầm non trở lại trường học: Đảm bảo an toàn phòng chống dịch và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên (12/4/2022)

Từ ngày mai (13/4), hơn 500.000 trẻ mầm non của Hà Nội sẽ được đi học trực tiếp. Tỉnh Ninh Bình cũng cho học sinh mầm non đi học trực tiếp trở lại từ hôm nay, 12/4 sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19. Từ đầu tháng 4 này, một số địa phương còn lại cũng đã cho học sinh mầm non đi học như Nghệ An, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Nam… Mầm non là bậc học nghỉ dài nhất và cũng là bậc học duy nhất không triển khai học online. Dù theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên hàng tuần vẫn gửi các bài học cho học sinh, nhưng hiệu quả giáo dục không nhiều. Đặc biệt, việc học sinh mầm non nghỉ học quá lâu cũng gây xáo trộn lớn với cuộc sống của các gia đình. Vì vậy, việc mở cửa lại các trường mầm non nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và các nhà trường. Nhưng việc mở cửa trường mầm non trở lại trong bối cảnh trẻ ở độ tuổi này chưa được tiêm vắc-xin là một rào cản lớn, đòi hỏi sự đồng thuận của phụ huynh. Vì thế, nhiều địa phương đã khảo sát nhu cầu, nguyện vọng, tham khảo ý kiến phụ huynh trước khi cho trẻ mầm non đến lớp. Bên cạnh khâu chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo phòng dịch, việc tìm giáo viên trở lại làm việc là vấn đề nan giải của không ít trường, nhất là khối dân lập, tư thục.

Cần những thay đổi và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói hồi phục, phát triển (11/4/2022)

Ngành du lịch đã đón nhận những tin vui về một mùa du lịch bội thu trước số lượng du khách tăng đột biến sau 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ. Vậy nhưng thực tế này cũng một lần nữa đặt ra không ít câu hỏi về vấn đề: Làm thế nào để ngành du lịch nhiều địa phương không chỉ mãi “ăn xổi”? Làm thế nào để lượng khách rải đều trong cả năm chứ không chỉ dồn vào kỳ nghỉ lễ? Cần những chương trình kích cầu và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói của nước ta hồi phục, phát triển mạnh mẽ?

Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống? (8/4/2022)

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bao gồm lễ, cúng, hành hương và các trò diễn ở hơn một trăm ngôi làng của tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác ở cả trong và ngoài nước. Các hoạt động này thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, giúp nâng cao ý thức về sự tự hào và gắn kết xã hội. 10 năm sau khi được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa.
Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp? Việc giáo dục lịch sử nguồn cội cùng ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ cần có những đổi mới ra sao? Sức mạnh đại đoàn kết trong thời đại mới cần được củng cố thế nào thông qua những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và ông Nguyễn Tiến Khôi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Thọ cùng bàn luận câu chuyện này.

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả? (07/4/2022)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Pháp lệnh đã được Chủ tịch nước ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 24-3-2022. Đây là việc làm nhân văn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vậy làm thế nào để pháp lệnh này được thực thi một cách hiệu quả? Và sâu xa hơn nữa là làm thế nào để hình thành một loại vắc xin tự thân phòng ngừa ma túy cho học sinh, sinh viên?

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà? (06/4/2022)

Sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, từ hôm nay (6/4), học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 6 của Hà Nội đến trường học trực tiếp. Riêng khối mầm non vẫn học tại nhà. Như vậy sau gần 1 năm dừng đến trường, học trực tuyến, tất cả học sinh tiểu học, lớp 6 trên địa bàn thành phố sẽ được đi học. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục dạy học trực tiếp nhưng trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Lần này các trường học sẽ tổ chức ăn bán trú và dạy 2 buổi/ngày để phụ huynh thuận lợi trong việc đưa đón, tránh tình trạng “chạy sô” đón con vất vả. Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 92,17% học sinh các cấp đã trở lại trường học trực tiếp. Tính cả Hà Nội, cả nước có khoảng 97% học sinh trở lại trường học trực tiếp.... Dù công tác phòng chống dịch gần đây có bước chuyển biến tích cực, nhưng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho học sinh? Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân? (05/3/2022)

Là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới, trong đó, tỉ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, tỉ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Với gần 210 triệu liều vaccine được tiêm, các cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 bắt đầu từ ngày 8/4 để Bộ Y tế tiến hành cấp hộ chiếu vaccine cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4 này. Hộ chiếu vaccine được coi là tấm giấy thông hành đưa các công dân đi khắp thế giới sau giai đoạn đại dịch, tuy nhiên, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 41 triệu mũi tiêm chưa được xác thực thông tin. Vậy điều này sẽ được tháo gỡ ra sao cho người dân? Việc chuẩn bị cấp hộ chiếu vắc xin đang được triển khai đến đâu và có cần tiêu chuẩn gì để được cấp hộ chiếu?

Liên tiếp những vụ học sinh tự tử: Hồi chuông cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường (4/4/2022)

Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu tự tử. Đáng chú ý, đây là vụ tự tử thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng tâm lý học đường khi 3 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. PGS,TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.

Ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? (01/04/2022)

Với hơn chục triệu bệnh nhân nhiễm covid-19, vấn đề người bệnh mắc một trong các triệu chứng hậu Covid 19 tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, tâm lý hoang mang, lo lắng trước các triệu chứng hậu Covid 19 từ mạng xã hội, từ truyền thông vô tình đã tạo nên trào lưu người người, nhà nhà đi khám hậu Covid, thậm chí có những người đã vung tay chi hàng chục triệu cho các gói khám hậu Covid.
Vậy triệu chứng hậu Covid có đáng sợ không và ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Bác sỹ Hoàng Vũ Long, Phụ trách Phòng khám hậu Covid 19, BV đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: