logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ để "Vui Trung thu và tựu trường an toàn" (30/8/2022)

Trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 mới, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới với khả năng lây nhanh hơn và chỉ còn ít ngày nữa để đạt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, nhưng vẫn còn hàng chục địa phương có tốc độ tiêm rất chậm, thấp với lý do cơ bản là do các gia đình ngần ngại không muốn cho con em mình đi tiêm phòng. Trước tình hình này, mới đây, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch Tiêm vaccine phòng Covid 19 “Vui trung thu và tựu trường an toàn”nhằm kêu gọi các địa phương đưa ra giải pháp nhằm tăng tỷ lệ bao phủ mũi 2 ở trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, mũi 3 ở trẻ 12 đến dưới 18 tuổi để các em đến trường an toàn. Vậy việc tiêm vaccine cho trẻ có những điểm gì cần được hiểu đúng? Trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tiêm vaccine giúp trẻ đến trường an toàn, giảm nhập viện và tử vong ra sao?

Tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới như thế nào? (29/8/2022)

Chỉ còn ít ngày nữa, năm học mới 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả nước vẫn còn thiếu hơn 95.000 giáo viên. Đây là bài toán “cân não” và đặt ra thách thức lớn đối với các địa phương, với ngành giáo dục khi thực hiện NQ số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Vậy tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới như thế nào? Đào tạo giáo viên ra sao để gắn với nhu cầu bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cùng với đó là ý kiến của các chuyên gia giáo dục, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT địa phương.

Hà Nội tiếp tục đề xuất kiểm định và thu phí khí thải xe máy – Liệu có khả thi? (26/8/2022)

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất: vào năm 2023 sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí, hạn chế xe máy. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có chủ trương này. Hà Nội cũng không phải là tỉnh, thành phố đầu tiên đặt mục tiêu kiểm soát khí thải xe máy, góp phần bảo vệ môi trường. Vậy vì sao tới nay những mục tiêu, mục đích đề ra chưa được triển khai hoặc triển khai chưa như kỳ vọng? Làm thế nào để việc kiểm soát khí thải xe máy thực sự khả thi – giúp bảo vệ môi trường sống? Và, phí chồng phí có là vấn đề nan giải nhất trong câu chuyện này? TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng TC Môi trường, Bộ TNMT và ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm, Khoa học - Xã hội Việt Nam lý giải.

Thay đổi trong tuyển sinh đại học 2022: Nơm nớp nỗi lo “vỡ trận (25/8/2022)

Mùa tuyển sinh Đại học năm nay chứng kiến những điều đầu tiên. Năm đầu tiên các trường ĐH phải xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức, lần đầu tiên thí sinh được đăng ký nguyện vọng trực tuyến kéo dài 30 ngày và cũng là lần đầu tiên có tới gần 35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học. Lộ trình kế hoạch tuyển sinh chung năm nay thay đổi liên tục và cập rập, nhiều công đoạn phức tạp, chưa đồng bộ trong triển khai và hướng dẫn, khiến nhiều thí sinh, phụ huynh lúng túng không nắm được thông tin hoặc không biết các bước thực hiện việc đăng ký như thế nào.
- Các trường đại học cũng bị động, hồi hộp và lo lắng, quay cuồng trong hơn 30 ngày đăng ký nguyện vọng trực tuyến vừa qua. Không chỉ khá bị động trong triển khai, tư vấn, hướng dẫn cho thí sinh, mà đến thời điểm này các trường vẫn chưa biết tuyển được bao nhiêu sinh viên – công việc mà mấy năm trước đã hoàn thành. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc

Từ việc TikToker chê bai người miền Trung: Định kiến hay những câu view gây sốc để trục lợi? (24/8/2022)

Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định xử phạt chủ tài khoản TikTok Hoàng Minh 10 triệu đồng vì đăng tải 1 video với nội dung “Bạn nghĩ sao về người miền Trung” thể hiện quan điểm chê bai, nói xấu người miền Trung. Không chỉ định kiến vùng miền, trong thực tế, còn có nhiều kiểu định kiến khác như giới tính, nghề nghiệp, ngoại hình… gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. “Từ việc TikToker chê bai người miền Trung: Định kiến hay những câu view gây sốc để trục lợi?”

Cảnh báo nạn mua bán người từ bẫy “việc nhẹ, lương cao (23/8/2022)

Như Đài TNVN đã đưa tin, ngày 18/8 vừa qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã phát hiện, bắt giữ 40 người tháo chạy từ một casino ở Campuchia bơi qua sông Bình Ghi nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Bước đầu các nạn nhân khai, qua mạng xã hội, thấy nhiều lời chào mời tuyển lao động làm việc ở nước ngoài, công việc nhàn hạ, mức lương lại cao, khoảng 700-1.000 đô la Mỹ mỗi tháng, nhưng thực tế, họ bị rơi vào bẫy lừa đảo của các đối tượng môi giới, bị bóc lột sức lao động.
Liên quan đến vụ việc này, chiều qua, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Lệ và Lê Văn Danh (đều trú tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) về tội “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. Đáng chú ý, sau 5 ngày tích cực điều tra, cơ quan Công an đã xác định được 4 đường dây có dấu hiệu hoạt động tội phạm mua bán người ở các tỉnh, thành có sự móc nối với một số đối tượng ở Campuchia đưa lao động người Việt vào các casino lao động bất hợp pháp. Công an tỉnh An Giang đã báo cáo Cục Cảnh sát Hình sự- Bộ Công an để phối hợp với Công an các tỉnh, thành có liên quan tiếp nhận tin báo, triển khai công tác điều tra, triệt phá đường dây mua bán người. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Cục truyền thông Công an nhân dân, Bộ Công an).

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế? (22/8/2022)

Đã nhiều tháng trôi qua, nhưng đến thời điểm này, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại BV trong cả nước vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Tình trạng này đã đẩy người bệnh thêm muôn phần khó khăn, bệnh viện thì khổ sở vì không có thuốc, vật tư để điều trị, phẫu thuật cho người dân. Những giải pháp nào “gỡ vướng” trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư tại các cơ sở y tế - đây là nội dung sẽ được bàn luận trong dòng chảy sự kiện hôm nay.

Báo động tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân - giải pháp nào để ngăn chặn (19/8/2022)

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được tại Việt Nam lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Google, bất cứ ai cũng có thể tìm được các website mua bán thông tin cá nhân người dùng. Từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng, người mua có thể sở hữu tập danh sách khách hàng chi tiết từ tên tuổi, địa chỉ, ngày sinh, cho đến số điện thoại cá nhân, số chứng minh nhân dân…, thậm chí chi tiết hơn còn phân loại tập khách hàng theo các lĩnh vực cụ thể như y tế, bất động sản, giáo dục...Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân, nhưng vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn? Việc lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân đã và đang gây ra những hệ lụy gì? Và giải pháp nào để ngăn chặn?

Hành hung bác sỹ: Chế tài nào xử lý nghiêm ? (18/8/2022)

1 nữ nhân viên y tế ở Quảng Ngãi bị đánh tử vong khi đang trên đường về nhà, trước đó là hai bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh đã bị người nhà hành hung, tấn công trực tiếp…Những vụ việc tương tự, lặp đi lặp lại trong những năm qua đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng việc hành hung bác sĩ sẽ dần trở thành nỗi lo sợ nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Rõ ràng, đây không chỉ là hành vi đe dọa tính mạng và sức khỏe người thầy thuốc, mà còn là sự thách thức pháp luật vì nghề thầy thuốc là nghề cứu người. Dù bất cứ vì nguyên nhân gì thì việc tấn công bác sĩ trong lúc họ đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là hành vi coi thường mạng sống người khác, đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Vậy chế tài nào xử lý nghiêm các hành vi này để việc hành hung, đe dọa bác sỹ không tái diễn? TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cùng bàn luận câu chuyện này.

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đổi mới đào tạo - “Chìa khóa” để bứt phá trong cách mạng 4.0 (17/8/2022)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, năm nay, nhiều trường đại học mở thêm các ngành/chương trình đào tạo, hứa hẹn đón đầu nhu cầu thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc mở ngành mới sẽ có thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Trong số các cơ sở đào tạo mở thêm ngành học mới, Đại học Quốc gia Hà Nội mở mới các ngành là Trí tuệ nhân tạo, Nông nghiệp thông minh và bền vững, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics, Quản trị đô thị thông minh và bền vững, Quản lí giải trí và sự kiện thuộc... Đơn vị này cũng tăng điểm sàn lên 20 điểm (năm trước là 18 diểm) để đảm bảo lộ trình nâng cao chất lượng.

Gói vay 20.000 tỷ đồng hỗ trợ công nhân, triển khai thế nào cho hiệu quả? (16/8/2022)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo hai công ty tài chính sẵn sàng kích hoạt gói vay 20.000 tỷ đồng cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp vay tiêu dùng, sinh hoạt. Gói tín dụng có lãi suất bằng một nửa lãi suất cho vay hiện tại, thời hạn 3 tháng đến dưới 3 năm. Đây cũng là một trong những nội dung vừa được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam triển khai tới tất cả các cấp công đoàn nhằm ngăn tín dụng đen tiếp cận với công nhân, người lao động.
Vấn đề đang được nhiều người quan tâm lúc này là khi nào gói hỗ trợ chính thức triển khai? Công nhân, người lao động cần hoàn thiện những thủ tục gì để sớm tiếp cận gói hỗ trợ? Ông Phan Văn Anh, Phó Phủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Vì sao ngày càng nhiều thảm án vợ chồng, nhân tình sát hại nhau? (15/8/2022)

Còn chưa hết bàng hoàng với vụ người phụ nữ bị nhân tình sát hại dã man ngay trên đường phố giữa trung tâm thủ đô Hà Nội cách đây 4 ngày, dư luận lại bàng hoàng trước thông tin chồng giết vợ là nữ cảnh sát cơ động ở Hải Phòng cách đây 2 ngày. Sự việc thu hút sự chú ý đặc biệt với nhiều câu hỏi: Vì sao các vụ án vợ chồng, nhân tình sát hại nhau liên tiếp xảy ra? Nên nhìn nhận ra sao về vấn đề xã hội nhức nhối gây nhiều hệ lụy này? Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì để sớm nhận diện những dấu hiệu của kẻ sát nhân do cuồng yêu và có cách “cắt đuôi” an toàn?

Liên tiếp các vụ hành hung bác sĩ, không xử nghiêm sẽ thành vấn nạn nhức nhối (12/8/2022)

Liên tiếp trong ít ngày gần đây, hai bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh đã bị người nhà hành hung, tấn công trực tiếp. Tuần trước, một nữ bác sỹ trực tại khoa Cấp cứu, BV Lê Văn Thịnh, TP Hồ Chí Minh cũng bị một bệnh nhân có dấu hiệu say xỉn, trên người có nhiều vết chém chửi mắng.... Những vụ việc tương tự, lặp đi lặp lại trong những năm qua đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng việc hành hung bác sĩ sẽ dần trở thành vấn nạn đáng báo động nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Rõ ràng, đây không chỉ là hành vi đe dọa tính mạng và sức khỏe người thầy thuốc, mà còn là sự thách thức pháp luật vì nghề thầy thuốc là nghề cứu người. Dù bất cứ vì nguyên nhân gì thì việc tấn công bác sĩ trong lúc họ đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là hành vi coi thường mạng sống người khác, đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh: Xóa định kiến để có cái nhìn công bằng đối với cộng đồng LGBT (11/8/2022)

Việc Bộ Y tế vừa chính thức ban hành ý kiến chỉ đạo chấn chỉnh thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt là LGBT) đang thu hút sự chú ý của dư luận và được xem như tin vui với cộng đồng này.
Một sự kiện ý nghĩa khác với cộng đồng LGBT cũng vừa diễn ra, đó là lễ phát động chiến dịch “Tôi đồng ý” lần thứ 2 với chủ đề “Hôn nhân không khuôn mẫu”, với mục tiêu thu thập 250 nghìn chữ ký ủng hộ hôn nhân cùng giới, tạo tiền đề cho sự ủng của xã hội khi Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2024-2025.
Cùng bàn luận về những diễn biến tích cực trong nỗ lực chống kỳ thị và bảo vệ quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT tại nước ta, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi với ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành.

Lạm dụng đồ uống có cồn – Không chỉ là vấn đề sức khoẻ, tính mạng cá nhân (10/8/2022)

Những ngày này, vụ việc 8 thanh niên ở TPHCM phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng đồ uống có cồn, bị ngộ độc methanol, gây xôn xao dư luận. 2 trong số 8 người đã tử vong, 1 người đang được điều trị tích cực vì tổn thương não. Trước đó, ngày 25/7, tại Cà Mau, 3 người phụ nữ tử vong sau khi cùng 3 người khác uống hết 5 lít rượu. Nguyên nhân cũng đã được xác định là ngộ độc methanol. Các vụ ngộ độc Methanol sau khi sử dụng đồ uống có cồn không phải là hiếm trên toàn quốc. Vụ việc lần này tiếp tục dấy lên mối lo khi hầu hết các nạn nhân tuổi đời còn rất trẻ - tương lai còn rộng dài, chỉ vì thiếu hiểu biết, mất kiểm soát, hậu quả vô cùng đáng tiếc.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: