logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai (28/12/2022)

- Đất đai là tài sản công, được giao cho nhiều cá nhân, tổ chức và chịu sự giám sát, quản lý của rất nhiều cơ quan, đơn vị. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Luật đất đai là rất phức tạp. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Thậm chí nhiều quy định chồng chéo, thiếu đồng nhất. Sự thiếu đồng nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật đã bị nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện những hành vi vi phạm. Hàng loạt vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng, việc sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ tổ chức đấu thầu, điều chỉnh quy hoạch cục bộ…đang cần sớm được khắc phục.
- Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trong 3 năm (từ 2019 - 2021), đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, sai phạm và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Mặc dù vậy, tình trạng này vẫn đang lặp đi lặp lại qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả của việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về lĩnh vực đất đai chưa cao và không được xử lý hoặc giải quyết dứt điểm. Vậy, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai? Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực trạng cũng như đề xuất của các chuyên gia để công tác kiểm toán lĩnh vực đất đai đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Ngành dệt may Việt Nam chuyển đổi để thích ứng với thị trường (27/12/2022)

Năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Có được kết quả này là do doanh nghiệp ngành dệt may đang đẩy nhanh chuyển đổi sang quản trị số, tự chủ, bắt kịp xu thế xanh hóa, phát triển bền vững. Tuy nhiên, cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành dệt may vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như tác động của dịch bệnh, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua của người tiêu dùng vẫn giảm...

Năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng tại Việt Nam có nhiều cải thiện (26/12/2022)

Năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng tại Việt Nam có nhiều cải thiện.
- Phục hồi phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
- Lạng Sơn, Cao Bằng sẵn sàng phương án XNK hàng hóa khi Trung Quốc mở cửa biên giới.

Thị trường chứng khoán một năm buồn và câu chuyện niềm tin của nhà đầu tư (23/12/2022)

VnIndex lập mốc lịch sử trên 1.500 điểm vào tháng 1, giảm mạnh về 900 điểm vào tháng 11, hàng loạt sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị xử lý, thậm chí ở mức hình sự... những biến động này đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong nước và làm 2022 là một năm buồn với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế. Kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, minh bạch là chỉ đạo, định hướng điều hành của Chính phủ.

Những điểm “nghẽn” cần khơi thông trong giải ngân đầu tư công hạ tầng giao thông (22/12/2022)

- Những điểm “nghẽn” cần khơi thông trong giải ngân đầu tư công hạ tầng giao thông
- "Hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra với Kiểm toán Nhà nước”
- Đề xuất mô hình tăng trưởng xanh hài hoà và bền vững.

Ngập nước, kẹt xe và trách nhiệm của Bộ Xây dựng (21/12/2022)

- Ngập nước, kẹt xe- Thực trạng đang diễn ra ở nhiều đô thị trên cả nước
- Bộ Xây dựng đang làm gì để phát triển đô thị khoa học và bền vững?
- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về định hướng phát triển đô thị đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Nhìn lại hoạt động Thương mại điện tử 2022: Giữ nhịp tăng trưởng, nâng cao chất lượng! (20/12/2022)

Dòng chảy kinh tế chuyên đề "Nhìn lại hoạt động Thương mại điện tử 2022: Giữ nhịp tăng trưởng, nâng cao chất lượng!". Trong chương trình có câu chuyện thực tế Chợ 4.0 của từng người dân – trong từng khu chợ ở thành phố Hải Phòng; có nỗ lực tuyên truyền, thay đổi nhận thức và hành động từ các chuyên gia với quan điểm “không tạo điều kiện tối đa cho thương mại điện tử, khó hình thành kinh tế số”; cùng với đó là những con số biết nói, góp phần khẳng định: giữ nhịp tăng trưởng mạnh mẽ qua nhiều giai đoạn, nhưng phải nâng cao chất lượng hoạt động thương mại điện tử thì lĩnh vực này mới phát triển hiệu quả bền vững, đóng góp cho kinh tế-xã hội nước nhà./.

Thị trường xăng dầu: Một năm đầy biến động (19/12/2022)

Năm 2022 thị trường xăng dầu có nhiều biến động, có thời điểm giá xăng đã vượt mốc 30.000 đồng/lít. Sau kỳ điều chỉnh ngày 12/12, giá xăng trong nước đã giảm về mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Và như vậy là chỉ còn thêm 1 kỳ điều hành nữa (vào ngày 21/12) là hết năm kế hoạch 2022. BTV Nguyên Long có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính để có nhận định tổng quát về công tác điều hành thị trường xăng dầu năm 2022 và những vấn đề đặt ra trong năm 2023.

Ngành tài chính đảm bảo thu - chi ngân sách, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ (16/12/2022)

Thu ngân sách về đích kế hoạch năm ngay từ tháng 10, chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong suy giảm của kinh tế thế giới, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Thị trường tài chính, tiền tệ 2022: Một năm nhiều khó khăn (15/12/2023)

Tính đến tháng cuối năm 2022, bức tranh tổng quát nhất của thị trường tài chính nước ta vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi từ thực tiễn nền kinh tế với các nhu cầu rất khác nhau về cung và cầu vốn. Thị trường tài chính đang đứng trước những áp lực phải chống chọi với những rủi ro không chỉ từ trong nước mà cả từ quốc tế. Tuy nhiên với nền kinh tế nước ta, những yếu tố tích cực vẫn nhiều hơn so với yếu tố tiêu cực nhờ sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang tăng trưởng tốt.

Thu hút FDI 2022: Bắt nhịp xu hướng phục hồi kinh tế (14/12/2022)

- Năm 2022, mặc dù nước ta chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, các cuộc xung đột trên thế giới, lạm phát diễn ra trên toàn cầu, nhưng niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiếp tục tăng lên. Điều này được minh chứng qua nguồn vốn đăng ký mới vào Việt nam 11 tháng qua tăng 23% và giải ngân vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt gần 20 tỷ đô la Mỹ, tăng trên 15 % so với cùng kỳ năm ngoái.
- Với một nền kinh tế có độ mở rất cao như Việt Nam, cùng xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các nước vào khu vực Asean, nước ta đang là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành một yếu tố quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thu hút FDI có chất lượng cao; các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp gì trong ngắn hạn và lâu dài để hợp tác đầu tư nước ngoài hướng đến phát triển bền vững? Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại lĩnh vực thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài năm 2022 và một số đề xuất của các chuyên gia về giải pháp trong hợp tác đầu tư thời gian tới.

Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2022 (13/12/2022)

-Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2022
-FTA mới cho nhiều giá trị mới & những thách thức mới.

Chung tay kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực (12/12/2022)

Với quy mô dân số gần 100 triệu người, thị trường trong nước có tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực như nhãn, vải, chuối... Những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ chế biến đã được áp dụng, tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ bước đầu hình thành. Tuy vậy, hàng hóa nông sản nhiều nơi vẫn gặp cảnh “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, nguyên nhân chủ yếu là liên kết chuỗi còn yếu kém, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều... Tiến sĩ Trịnh Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương bàn luận câu chuyện này.

Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường trong bối cảnh mới (09/12/2022)

Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường trong bối cảnh mới.
- Tăng cường phối hợp đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu, bình ổn thị trường Tết Quý Mão 2023.

Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khởi công cao tốc Bắc –Nam giai đoạn 2 (08/12/2022)

- Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khởi công cao tốc Bắc –Nam giai đoạn 2.
- Chuyển đổi số ở Hải quan Quảng Ninh
- Lào Cai tăng cường kiểm soát buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: