Năm 2022 thị trường xăng dầu có nhiều biến động, có thời điểm giá xăng đã vượt mốc 30.000 đồng/lít. Sau kỳ điều chỉnh ngày 12/12, giá xăng trong nước đã giảm về mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Và như vậy là chỉ còn thêm 1 kỳ điều hành nữa (vào ngày 21/12) là hết năm kế hoạch 2022. BTV Nguyên Long có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính để có nhận định tổng quát về công tác điều hành thị trường xăng dầu năm 2022 và những vấn đề đặt ra trong năm 2023.
Thu ngân sách về đích kế hoạch năm ngay từ tháng 10, chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong suy giảm của kinh tế thế giới, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Tính đến tháng cuối năm 2022, bức tranh tổng quát nhất của thị trường tài chính nước ta vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi từ thực tiễn nền kinh tế với các nhu cầu rất khác nhau về cung và cầu vốn. Thị trường tài chính đang đứng trước những áp lực phải chống chọi với những rủi ro không chỉ từ trong nước mà cả từ quốc tế. Tuy nhiên với nền kinh tế nước ta, những yếu tố tích cực vẫn nhiều hơn so với yếu tố tiêu cực nhờ sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang tăng trưởng tốt.
- Năm 2022, mặc dù nước ta chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, các cuộc xung đột trên thế giới, lạm phát diễn ra trên toàn cầu, nhưng niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiếp tục tăng lên. Điều này được minh chứng qua nguồn vốn đăng ký mới vào Việt nam 11 tháng qua tăng 23% và giải ngân vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đạt gần 20 tỷ đô la Mỹ, tăng trên 15 % so với cùng kỳ năm ngoái.
- Với một nền kinh tế có độ mở rất cao như Việt Nam, cùng xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các nước vào khu vực Asean, nước ta đang là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành một yếu tố quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thu hút FDI có chất lượng cao; các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp gì trong ngắn hạn và lâu dài để hợp tác đầu tư nước ngoài hướng đến phát triển bền vững? Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại lĩnh vực thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài năm 2022 và một số đề xuất của các chuyên gia về giải pháp trong hợp tác đầu tư thời gian tới.
-Xuất khẩu, xuất siêu tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2022
-FTA mới cho nhiều giá trị mới & những thách thức mới.
Với quy mô dân số gần 100 triệu người, thị trường trong nước có tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực như nhãn, vải, chuối... Những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ chế biến đã được áp dụng, tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ bước đầu hình thành. Tuy vậy, hàng hóa nông sản nhiều nơi vẫn gặp cảnh “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, nguyên nhân chủ yếu là liên kết chuỗi còn yếu kém, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều... Tiến sĩ Trịnh Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương bàn luận câu chuyện này.
Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường trong bối cảnh mới.
- Tăng cường phối hợp đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu, bình ổn thị trường Tết Quý Mão 2023.
- Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khởi công cao tốc Bắc –Nam giai đoạn 2.
- Chuyển đổi số ở Hải quan Quảng Ninh
- Lào Cai tăng cường kiểm soát buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm
- Ngành Vật liệu xây dựng - Cơ hội nào trong kinh tể tuần hoàn?
- Vai trò của Doanh nghiệp tư nhân trong thực hiện chính sách về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty (ESG) - phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero.
Giải pháp nào gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP?.
- Rào cản từ EVFTA - Động lực đưa Việt Nam hòa nhập “sân chơi” EU.
- Vai trò của địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA.
Ổn định thị trường tiền tệ, chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp- những kênh dẫn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế.
* Đổi mới trong hoạt động kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
* Đẩy mạnh phát triển chợ khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Vốn ODA: giải ngân chỉ đạt 26%, xin trả đến 36%... Đây là thực trạng giải ngân đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài khi đã bước vào tháng cao điểm cuối năm. Khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy đầu tư công nguồn vay nước ngoài là nội dung được đề cập trong chuyên đề của Dòng chảy kinh tế.
- “Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông
- Kinh tế Việt Nam nỗ lực ổn định
- Doanh nghiệp tại Phú Yên tìm kiếm thị trường và giải quyết việc làm cho người lao động
- Thúc đẩy năng suất lao động cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam
-Từ năm 2023: Thực thi Hiệp định EVFTA sẽ không còn cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) - Doanh nghiệp cần làm gì?
- Quảng Ninh Phát huy vai trò cầu nối để ngành du lịch phục hồi.