Chính sách hỗ trợ tài khóa 2023 - “Chủ công” trong chương trình kích thích, phục hồi kinh tế.
- Ngành Kế hoạch - Đầu tư phấn đấu thực hiện tốt 12 nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023.
- Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông: “Tăng tốc” ngay từ đầu năm mới
Phỏng vấn ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội về các yếu tố tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội 2023.
- Tăng cường tham vấn doanh nghiệp trong thực thi cải cách môi trường kinh doanh.
- Doanh nghiệp xây dựng và kế hoạch “vượt khó” năm 2023
- Du lịch Việt: Đa dạng hóa để không lệ thuộc vào một vài thị trường
- Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh liên kết chế biến sâu, nâng cao hiệu quả bình ổn thị trường.
- Triển vọng, thách thức kinh tế Việt Nam 2023 trên nền tảng tăng trưởng vượt trội của năm 2022.
-Khởi nghiệp sáng tạo - Kỳ vọng sức bật mới trong năm 2023.
Sau thời gian thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đặc biệt FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… đã phát huy hiệu quả tích cực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và bước đầu tạo được vị thế trên thị trường. Năm mới 2023, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam.
Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế…
“Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, cao nhất giai đoạn 2011 – 2022 và là nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn- Đây là nội dung được đề cập trong Dòng chảy kinh tế hôm nay:
- Thị trường bất động sản – điều chỉnh để phát triển bền vững hơn
- 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA: cơ hội lớn từ thị trường EU
- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Du lịch Quảng Ninh – bừng sáng gam màu mới.
- Đất đai là tài sản công, được giao cho nhiều cá nhân, tổ chức và chịu sự giám sát, quản lý của rất nhiều cơ quan, đơn vị. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Luật đất đai là rất phức tạp. Trong khi đó, cơ chế, chính sách về lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Thậm chí nhiều quy định chồng chéo, thiếu đồng nhất. Sự thiếu đồng nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật đã bị nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện những hành vi vi phạm. Hàng loạt vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng, việc sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ tổ chức đấu thầu, điều chỉnh quy hoạch cục bộ…đang cần sớm được khắc phục.
- Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trong 3 năm (từ 2019 - 2021), đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, sai phạm và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Mặc dù vậy, tình trạng này vẫn đang lặp đi lặp lại qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả của việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về lĩnh vực đất đai chưa cao và không được xử lý hoặc giải quyết dứt điểm. Vậy, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai? Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực trạng cũng như đề xuất của các chuyên gia để công tác kiểm toán lĩnh vực đất đai đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021. Có được kết quả này là do doanh nghiệp ngành dệt may đang đẩy nhanh chuyển đổi sang quản trị số, tự chủ, bắt kịp xu thế xanh hóa, phát triển bền vững. Tuy nhiên, cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành dệt may vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như tác động của dịch bệnh, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua của người tiêu dùng vẫn giảm...
Năm 2022, tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng tại Việt Nam có nhiều cải thiện.
- Phục hồi phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
- Lạng Sơn, Cao Bằng sẵn sàng phương án XNK hàng hóa khi Trung Quốc mở cửa biên giới.
VnIndex lập mốc lịch sử trên 1.500 điểm vào tháng 1, giảm mạnh về 900 điểm vào tháng 11, hàng loạt sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị xử lý, thậm chí ở mức hình sự... những biến động này đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong nước và làm 2022 là một năm buồn với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược xoay trục của dòng vốn đầu tư quốc tế. Kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, minh bạch là chỉ đạo, định hướng điều hành của Chính phủ.
- Những điểm “nghẽn” cần khơi thông trong giải ngân đầu tư công hạ tầng giao thông
- "Hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra với Kiểm toán Nhà nước”
- Đề xuất mô hình tăng trưởng xanh hài hoà và bền vững.
- Ngập nước, kẹt xe- Thực trạng đang diễn ra ở nhiều đô thị trên cả nước
- Bộ Xây dựng đang làm gì để phát triển đô thị khoa học và bền vững?
- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về định hướng phát triển đô thị đến 2030, tầm nhìn đến 2045.