- Gỡ bỏ rào cản điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách
- 8 giải pháp trọng tâm thúc đẩy xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2023.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có khá nhiều yếu tố bất định, Việt Nam đã thận trọng trong dự báo, đánh giá các diễn biến lớn, bất thường. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay của Việt Nam trở nên khá khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường và khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực hiện tốt hơn nữa các kết quả trong thời gian tới, cần rà soát, làm rõ nguyên nhân, từ đó triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực, tỷ giá đang ổn định.
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 2 năm.
- Giải pháp nào để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế của vùng và khu vực.
Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 cập nhật và yêu cầu đặt ra để đạt kết quả cao nhất.
- Quyết liệt, hiệu quả trong quản trị, điều hành, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đầu năm.
- Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thi công sân bay Long Thành
- Đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư phát triển hạ tầng
- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Bình Dương dốc toàn lực để thúc đẩy tăng trưởng
Thưa quý vị và các bạn! 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%. Tuy còn thấp nhưng đã cho thấy xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, quý II cao hơn quý I, tạo đà cho các tháng tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và cả năm nay, đòi hỏi cả cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Trong đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực tế khó khăn, vướng mắc chủ yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trong cả năm 2023.
Ngành dệt may tiếp tục đối mặt tình trạng thiếu đơn hàng.
- Thúc đẩy đầu tư công, đẩy mạnh chuyển đổi xanh - Triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Nâng cao sức cạnh tranh.
- 6 tháng đầu năm 2023: Mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, lạm phát hạ nhiệt.
- Tín hiệu lạc quan trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM.
Tổng cục Thuế vừa có công văn số 1483, chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Thuế, phối hợp với người nộp thuế, triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (gọi tắt là mã ID). Việc thực hiện thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp được đánh giá là có nhiều lợi ích thiết thực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Chuyên đề thuế với các nội dung: Hơn một tháng, ngành Thuế triển khai việc thu, nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp;
Ngành thuế triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp- nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Nhiều sáng kiến ở Công ty Truyền tải điện 3, (PTC3), thuộc Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia giúp vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải điện quốc gia.
- Tập trung đẩy mạnh giải ngân 6 tháng cuối năm các DA giao thông
- PV ông Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng Viện Chiến lược & Phát triển giao thông về đầu tư công nghệ, tăng kết nối, giảm chi phí logistics
- Kinh tế TP.HCM đã chạm đáy, bước sang giai đoạn bứt phá trở lại
Hiện nay, trên cả nước đã có 29 tuyến cao tốc dài 1.729 km, riêng 3 năm gần đây, đã hoàn thành 566 km, bằng 1/2 khối lượng đã triển khai trong gần 20 năm trước đây, góp phần tăng cường năng lực vận tải trên các hành lang kinh tế quan trọng. Ngành giao thông cũng đang triển khai thi công khoảng 1.071 km;ngay trong tháng 6/2023 hàng loạt dự án cao tốc như Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đã được khởi công. Có thể nói, từ đột phá chính sách đến bứt tốc thi công được thể hiện qua ý chí lãnh đạo, quyết tâm hành động của các cấp từ Trung ương tới địa phương, nhất là ngành GTVT thống nhất đồng lòng để hiện thực hóa mục tiêu hoàn thành các dự án cao tốc, hoàn thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng miền và toàn quốc, từng bước góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trong phần cuối của loạt bài: “Mục tiêu 5.000 km cao tốc – đột phá tư duy để phát triển”, xin chuyển tới quý vị và các bạn bài viết với tiêu đề: “Chủ trương trúng, hành động đúng”.
Mục tiêu 5000km cao tốc - Đột phá tư duy để phát triển: "Chuyển đổi hình thức đầu tư công - bước đột phá chính sách”.
- Doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh.
Cơ sở hạ tầng giao thông luôn được xem là mạch máu của nền kinh tế, mạch máu không thông suốt, kinh tế không tạo đột phá. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt để phát triển hạ tầng giao thông. Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030 Chính phủ đặt ra mục tiêu phải có 5.000 km đường cao tốc để góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Chủ trương đã có vấn đề đòi hỏi cấp bách và tất yếu không chỉ giúp tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế-xã hội, mà còn hoàn thiện, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra. Đề cập nội dung này, nhóm phóng viên Văn Hiếu – Hà Nho – Huy Nam thực hiện loạt bài với nhan đề: “Mục tiêu 5000km cao tốc – Đột phá tư duy để phát triển”. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn bài 1 có nhan đề: “Biến khó khăn thành động lực”.
Góc nhìn chuyên gia qua con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm.
- Những giải pháp của chính sách tài khóa thực hiện các mục tiêu điều hành vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế.