logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những thách thức trước mục tiêu giảm nghèo đa chiều (14/05/2023)

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá một trong những điểm sáng của thế giới về xóa đói, giảm nghèo, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng qua thực tế triển khai cho thấy, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định: “Kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao”. Đánh giá những điểm được và chưa được trong công tác giảm nghèo đa chiều, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp, hướng đến mục tiêu: giai đoạn 2021 - 2026, tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm như Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, thương binh và xã hội. PGS.TS Trịnh Hòa Bình, giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam.

Tăng cường tiết kiệm điện: Giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa nắng nóng 2023 (14/05/2023)

Nắng nóng, khô hạn, ngày 13/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 397/CĐ-TTg) về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023; yêu cầu “Bằng mọi cách không để xảy ra thiếu điện”!
Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện. “Đây cần phải được coi là một giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về việc tiết kiệm điện, nhất là với các khách hàng sử dụng điện lớn”. Và đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa (07/05/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, quý vị và các bạn cũng đã nghe và chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, bão lũ trên khắp mọi miền đất nước. Sự dị thường của thời tiết được thể hiện ngay từ đầu năm 2023 đến nay, những trận mưa lớn, dông lốc, sạt lở bờ sông, động đất v.v… đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng. Mới đây, tại Hội nghị toàn Quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Để ứng phó với thiên tai cực đoan, không theo qui luật cần chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa, đặc biệt quan tâm đến công tác truyền thông, không chỉ trong ứng phó mà còn cả trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và người dân trong phòng, chống thiên tai. Phòng chống thiên tai trong năm 2023 – cần chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa là nội dung sẽ được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay, hướng đến kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống PCTT của nước ta (22/05/1946 - 22/05/2023).
Các vị khách mời tham gia diễn đàn:
1. Ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT)
2. Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG (Bộ Tài nguyên &Môi trường)

Kinh tế xanh - thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam (30/04/2023)

- Những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, như đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng các-bon bằng 0.
- Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
- Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức.
- Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững. Diễn đàn: “Kinh tế xanh – Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” thông tin đa chiều về vấn đề này. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.

Tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa với Đề án 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao (23/04/2023)

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” đang được Bộ NN&PTNT gấp rút hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là Đề án thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương, các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế,... Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh, nâng cao được thu nhập cho người nông dân. Vậy lộ trình cụ thể của đề án ra sao, chính sách phù hợp nào sẽ giúp nâng cao thu nhập người trồng lúa, tổ chức sản xuất lại ngành hàng lúa gạo? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam.

Để kinh tế tư nhân trở thành “động lực quan trọng” – cần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo (16/4/2023)

Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể (09/04/2023)

Ngày 6/4 vừa qua, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/04), Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tọa đàm “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, các khách mời đã cùng nhau trao đổi, làm rõ hơn vai trò của kinh tế tập thể, một động lực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đó nòng cốt là hợp tác xã; sự cần thiết phải sớm hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý, trọng tâm là sửa đổi Luật Hợp tác xã nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể và hợp tác xã vững mạnh; bài học phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã trên thế giới và tại Việt Nam. Chương trình Diễn đàn Chủ nhật (09/04), Ban Thời sự (VOV1) trích phát lại Phiên 2 của tọa đàm có nhan đề: “Sửa đổi Luật Hợp tác xã - động lực mới cho kinh tế tập thể” Phiên Tọa đàm có sự tham gia của: - Ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam. - Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. - Ông Phùng Quốc Chí, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. - Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Sản xuất và Thương Mại thủy sản Xuyên Việt, Hải Dương. - Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ đồng hành cùng Nhà báo Hương Lan trong vai trò vừa là người dẫn chương trình, vừa tham gia bình luận, phân tích chuyên sâu cùng các vị khách mời.

Từ kết quả tăng trưởng Quý 01/2023, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (02/04/2023)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% .
Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).
BTV/MC Nguyên Long thực hiện:

Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản (26/3/2023)

- Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có nhu cầu thực lại thiếu trầm trọng. Hàng loạt vướng mắc về thủ tục pháp lý, thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh thậm chí dừng thi công xây dựng một số dự án, hoặc không triển khai các dự án mới.
- Trong bối cảnh đó, ngày 11/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nghị quyết ra đời trong thời điểm này được kỳ vọng có thể tháo gỡ một số khó khăn, góp phần khơi thông cho thị trường bất động sản. “Nghị quyết 33: Kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản” là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay 926/3/2023).
Khách mời: Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Ngăn chặn, loại bỏ tàu cá vi phạm IUU, nhanh chóng gỡ thẻ vàng EC (19/03/2023)

Phía EC ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua cũng như tinh thần sẵn sàng tiếp tục cải thiện của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC. EC cũng đánh giá cao sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng tham gia chống khai thác IUU. Tình hình chống khai thác IUU sau 5 năm bị cảnh báo “thẻ vàng” đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần sự tham gia quyết liệt hơn nữa của các lực lượng chức năng, địa phương và chính những ngư dân trực tiếp tham gia khai thác trên biển không chỉ giúp nhanh chóng gỡ thẻ vàng mà còn vì 1 nghề cá phát triển bền vững trong tương lai. Khách mời tham dự :
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh, BTL Bộ đội biên phòng
- Ông Lê Quốc Anh, Phó CT UBND tỉnh Kiên Giang

Giải pháp thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy "cỗ xe tam mã": Động lực tăng trưởng 2023 (12/3/20223)

Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thuế tối thiểu toàn cầu: thách thức và cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam (26/02/2023)

Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể tác động này là gì, và Việt Nam nên có giải pháp ứng phó như thế nào?! Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
- Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế của Công ty Deloitte Việt Nam.

Kiên quyết đấu tranh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp sớm gỡ thẻ vàng EC (19/02/2023)

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Hơn 5 năm qua, Việt Nam đã thực thi các giải pháp kiểm soát đánh bắt để tuân thủ Luật pháp của Châu Âu về khai thác thuỷ sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định (gọi tắt là IUU). Tuy nhiên đến hết năm 2022, phía EC vẫn đánh giá một số kết quả chống khai thác thủy sản IUU chưa có sự chuyển biển rõ nét. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm nhưng chưa thực sự vững chắc và vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, thời gian gần đây, xuất hiện một số vụ việc nghiêm trọng như sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép; tình trạng sử dụng tàu có chiều dài dưới 15m không lắp thiết bị giám sát hành trình để xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nếu các địa phương không tăng cường các giải pháp và hành động quyết liệt để tháo gỡ thẻ vàng thì mục tiêu gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2023, chấm dứt khai thác thủy sản bất hợp pháp mà Thủ tướng Chính phủ đề ra khó có thể thực hiện được. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật trực tiếp với chủ đề: “Kiên quyết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC” với sự tham gia của 2 vị khách mời. Trân trọng giới thiệu: 1. Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư- Tổng cục Thủy sản 2. Ông Hồ Trọng Phương Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ngãi

“Nông sản Việt chinh phục thị trường quốc tế” (12/02/2023)

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Đặc biệt, những thành công trong đàm phán xuất khẩu đã mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra nhiều thị trường khó tính. Song, hành trình để nông sản Việt Nam khẳng định vị thế trên "chợ" Quốc tế còn nhiều rào cản, nhất là khi chúng ta chưa có thương hiệu tên tuổi trên thị trường thế giới.
Giải pháp nào để “Nông sản Việt chinh phục thị trường quốc tế”? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận cùng các vị khách mời:
- Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật - SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
- Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Xúc tiến xuất khẩu VIETGO - Có sàn thương mại Vietgo.vn - hiện đang là sàn thương mại lớn nhất cả nước dành cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác xuất khẩu.

Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01/2023 (05/02/2023)

"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua.
"Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: