logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh bền vững (21/11/2021)

Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời:
- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV
- TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, chống khai thác IUU (14/11/2021)

Sau 4 năm cả nước nỗ lực thực hiện các giải nhằm gỡ thẻ vàng của ủy ban Châu Âu EC, ngành thủy sản đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với ngư dân về các nội dung, các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên hoạt động chống khai thác IUU còn một số những tồn tại nhất định. Đặc biệt, nước ta vẫn chưa chấm dứt được tình trạng ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài. Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật cho ngư dân về chống khai thác IUU. Đây là nội dung được đề cập trong chương trình Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai khách mời:
- Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận.

Kiểm toán môi trường – Vì sự phát triển bền vững (07/11/2021)

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.

Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã được Đảng và Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 56 ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Luật Hợp tác xã 2012 và hệ thống các văn bản, nghị quyết liên quan. Hiện nay, các hợp tác xã, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình mới, cách làm hay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của nhiều hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất, năng lực nội tại về vốn, nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu dẫn đến sức cạnh tranh kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đổi mới hợp tác xã sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác & phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

Triển vọng phục hồi kinh tế quý IV trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid 19” (24/10/2021)

“Ngấm đòn” từ đại dịch Covid19, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch lần thứ tư, kinh tế đất nước đã suy giảm mạnh. Liệu có thể khắc phục phần nào trong quý còn lại của năm sau khi chúng ta đón nhận những tín hiệu vô cùng tích cực trong tư duy, chỉ đạo từ cấp cao nhất, đó là thay đổi chiến lược - thích ứng, linh hoạt, sống chung an toàn với Covid19? Các thành tố trong nền kinh tế, đặc biệt là giới doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, có thể nỗ lực như thế nào để nhanh chóng phục hồi, phát triển? Cùng bàn luận nội dung này là Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Economica Việt Nam và ông Nguyễn Đình Thắng – Chuyên gia Công nghệ tài chính, ngân hàng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam.

Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU (17/10/2021)

Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO. Điều này thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác bất hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng là một trong những giải pháp giúp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đến nay, Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã được triển khai như thế nào? Cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả Hiệp định góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình diễn đàn chủ nhật với chủ đề “Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU”. 2 vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:
-Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Ông Nguyễn Song Hà, Chuyên viên Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, Chuyên gia nghiên cứu về Luật quốc tế.

Trọng trách doanh nhân Việt Nam: chung tay phục hồi kinh tế, hỗ trợ an sinh, vượt qua đại dịch (10/10/2021)

Hướng tới Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), hãy cùng trò chuyện-mạn đàm với doanh nhân về những điều không chỉ họ mới biết-mới cần, nhưng có lẽ chỉ họ mới “thấm”. Doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam đang cần gì để vượt qua đại dịch; cần gì để hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội nước nhà? Ở thời điểm này, đây có là gánh nặng đối với họ hay không? Khách mời là ông Lê Doãn Hợp – Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, Đại diện Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam; và doanh nhân Trần Anh Vương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bắc Việt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam!

Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp (03/10/2021)

Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn với bối cảnh mới (26/09/2021)

Trao quyền để doanh nghiệp chủ động phòng chống Covid-19, vừa đảm bảo an toàn, vừa phát triển kinh tế, đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: Triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn với bối cảnh mới, với sự tham gia của 2 vị khách mời:
- Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội khoá XV.
- Bà Bùi Kim Thùy, đại diện cấp cao tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và ngân chặn tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp IUU (19/09/2021)


- Thưa quý vị và các bạn! Sau gần 4 năm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục “thẻ vàng” thủy sản của Ủy ban Châu Âu, đến nay ngành thủy sản nước ta đã có những bước thay đổi rõ rệt. Chúng ta đã ban hành và thực thi Luật thủy sản 2017 với nhiều quy định mới về chống khai thác bất hợp pháp… Tuy vậy, trong thời gian này, vấn đề tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác vẫn xảy ra. Điều này đang gây ra những tác động tiêu cực trong nỗ lực gỡ thẻ vàng của ngành thủy sản nước ta. Vậy trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Đây sẽ là nội dung của chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay. Hai vị khách mời sẽ tham dự chương trình là: 1. Ông Vũ Duyên Hải, Vụ Phó Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT 2. Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định

Chuyên gia, doanh nhân hiến kế - tránh “đóng băng" nền kinh tế (12/09/2021)

Hàng hóa ứ đọng nhiều nơi, nhiều nơi có nhu cầu lại không thể cung ứng; Rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ngừng hoạt động; Nhiều doanh nghiệp phá sản; Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng; Số ít duy trì được dây chuyền - đơn hàng xuất khẩu nhiều, khả năng sản xuất lại không tỉ lệ thuận vì thiếu nguyên liệu, thiếu lao động; Công ăn việc làm của hàng triệu người bị ảnh hưởng... Gần 2 năm Covid19 xuất hiện, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch lần thứ 4, tính bền vững của sàn an sinh, sức đề kháng của nền kinh tế đặt trong tình trạng báo động. Giải pháp nào cho thực trạng này – tránh “đóng băng” nền kinh tế? Các vị khách mời bàn luận, hiến kế trong chương trình là ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Võ Trí Thành.

Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng: Cơ sở pháp lý ngăn chặn khai thác IUU (05/09/2021)

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. Vậy Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng đang được thực hiện như thế nào để phù hợp với các quy định của quốc tế và khu vực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu cũng như quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái biển; khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác. Đây cũng là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của
-Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT

Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hoá trong đợt giãn cách (29/08/2021)

Tình hình dịch COVID19 vẫn diễn biến khó lường, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số địa phương khác, số ca nhiễm COVID 19 tiếp tục cao. Tại Hà Nội, đến thời điểm này, vẫn tiếp tục xuất hiện những ổ dịch phức tạp. Do vậy, việc tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ đang được siết chặt và ở mức độ cao hơn. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho ngành thương mại địa phương phải đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch COVID-19, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường để người dân yên tâm giãn cách, với tinh thần “ai ở đâu ở đó”. Diễn đàn Chủ nhật với chủ đề: "Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hoá trong đợt giãn cách" có sự tham gia của bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội và ông Lê Trường Sơn - Phó Tổng giám đốc Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)

Gỡ điểm nghẽn trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP" (22/08/2021)

Sau hơn 3 năm triển, khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) được đánh giá như một luồng gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình, các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã bước ra thị trường với diện mạo mới và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh thành công to lớn đã đạt được, cũng đã bộc lộ một số thách thức từ chính các địa phương đang thực hiện chương trình.
Chương trình Diễn đàn chủ nhật chủ đề: "Gỡ điểm nghẽn trong chương trình OCOP" có sự tham gia của:
- Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương.
- Ông Đỗ Hải Triều, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Vĩnh Phúc.

Ứng dụng 4.0 trong các hoạt động kinh tế và phòng chống dịch - góp phần thực hiện “mục tiêu kép” (15/08/2021)

Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã tập trung thảo luận, thống nhất những vấn đề then chốt của đất nước, trong vòng 5 năm tới. Đáng chú ý, để đạt được mục tiêu đề ra, trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ được xác định, có những nhóm nhiệm vụ Chính phủ yêu cầu thực thi ngay từ những tháng còn lại năm nay. Chính phủ xác định, bên cạnh sức người, vật lực, tài chính…cần sự chung sức, đồng lòng trong tất cả các hoạt động. Yếu tố không thể thiếu trong nỗ lực chung này, là công nghệ. Công nghệ hiện đại với những giải pháp thời 4.0 đã và đang hỗ trợ thiết thực cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội; cần được tiếp tục phát huy-sử dụng như thế nào để hiệu quả tích cực-nhanh hơn, góp phần thực hiện mục tiêu Chính phủ, toàn dân kỳ vọng? Ông Nguyễn Hoa Cương – Nguyên Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech cùng bàn luận nội dung chủ đề: Ứng dụng 4.0 trong các hoạt động kinh tế và phòng chống dịch - góp phần thực hiện “mục tiêu kép”

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: