logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hiểu chế độ pháp lý trên các vùng biển – ngư dân vươn khơi an toàn (24/12/2023)

Những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác nghề cá ở nước ta ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành thủy sản đưa luật vào cuộc sống, các lực lượng chức năng như Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quân…cũng đã và đang tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật biển Việt Nam, Công ước Luật biển 1982 và các quy định của pháp luật quốc tế đến ngư dân nên trình độ hiểu biết pháp luật của bà con ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để sớm gỡ thẻ vàng của EC đối với thủy sản khai thác của nước ta, việc đẩy mạnh tuyên tuyền cho ngư dân thường xuyên khai thác ở khu vực biển giáp ranh hiểu rõ hơn các quy định, chế độ pháp lý là điều cần thiết và cấp bách. “Hiểu chế độ pháp lý trên các vùng biển – ngư dân vươn khơi an toàn” là chủ đề được bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay.
- Khách mời:
1. Đại tá Nguyễn Đình Phúc, Phó trưởng phòng Hướng dẫn điều tra xử lý, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, BTL Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm Ngư, Bộ NN&PTNT.

Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử: thực trạng và giải pháp (17/12/2023)

Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực; dự báo thứ hạng này duy trì đến năm 2025. Trong đó, tổng giá trị hàng hoá được thực hiện thông qua thương mại điện tử của cả năm nay dự kiến đạt hơn 20,5 tỷ USD…Thương mại điện tử tiếp tục được khẳng định là lĩnh vực tiên phong dẫn dắt nền kinh tế số, cũng là lĩnh vực dự báo triển vọng Top 10 thế giới. Tuy nhiên, để thương mại điện tử không chỉ phát triển bùng nổ theo chiều rộng trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực tăng trưởng xanh, bền vững, các thành phần liên quan trong hệ sinh thái này còn nhiều việc phải làm. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rất đáng quan tâm, cần giải pháp, cần sự góp sức. Các khách mời bàn luận: Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Thành viên Tổ Công tác 399, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Phan Mạnh Hà – Giám đốc đối ngoại Sàn Thương mại điện tử Shopee.

Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh (10/12/2023)

Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cải cách môi trường kinh doanh - Những yêu cầu trong tình hình mới (03/12/2023)

2023 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm, đã diễn ra trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong nước, giữa những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới. Những khó khăn này được dự báo còn tiếp tục trong năm 2024. Do đó, cần nhìn lại kết quả cải cách môi trường kinh doanh trong năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt khó tốt hơn. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.

Giải pháp ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý (26/11/2023)


- Trong những năm qua, các cấp, các ngành chức năng, các địa phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng tình hình vi phạm vẫn còn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp. Điều này không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngư dân và xã hội, mà còn ảnh hưởng xấu tới hình ảnh Việt Nam đối với các nước trong khu vực và quốc tế. Cần những giải pháp quyết liệt nào để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật với sự tham gia của 2 vị khách mời:
1.Đại tá Nguyễn Đình Phúc, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra xử lý, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2.Ông Nguyễn Phú Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Cục Kiểm ngư, Bộ NNPTNT

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới (19/11/2023)

Hơn 10 tháng của năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 khó đạt chỉ tiêu đề ra là khoảng 6,5%, nhưng qua 3 quý, đã cho thấy xu hướng quý sau cao hơn quý trước. Nhiều lĩnh vực kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, nhưng tình hình chung dự báo còn tiếp tục khó khăn trong năm 2024.
Đến nay, nước ta đã có hơn 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, còn có khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, như sản phẩm có đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa… Chính phủ đang hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, song có nắm bắt được cơ hội hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển cụ thể, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng với môi trường kinh doanh mới là yếu tố quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh mới? Khách mời tham gia bán luận:
- Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Chuyển đổi nuôi công nghiệp để phát triển kinh tế biển xanh (05/11/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng phát triển kinh tế biển bền vững, trong đó đẩy mạnh nuôi biển theo tư duy kinh tế biển xanh. Tiềm năng nuôi biển của nước ta rất lớn với tổng diện tích mặt nước nuôi biển khoảng 500.000 ha, trong đó có nhiều vũng vịnh, có các vùng nuôi xa bờ, nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết, nhất là việc gắn nuôi trồng với bảo vệ môi trường biển. Giải pháp nào để đẩy mạnh nghề nuôi biển ở nước ta trở thành một ngành kinh tế biển hiệu quả, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và mục tiêu Chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: - PGS TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam - Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà Xin trân trọng các vị khách đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

Nâng cao nhận thức cộng đông, chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi biển (12/11/2023)

Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định chủ trương rất đúng đắn và mang tầm chiến lược của Đảng ta về phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế một cách bền vững, khai thác đi đôi với bảo tồn, giữ gìn tài nguyên môi trường biển. Để thực hiện được chủ trương này, một trong những giải pháp quan trọng là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên biển, cũng như chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo tồn biển.
Thời gian gần đây, những hành động của con người tác động không tốt đến môi trường, hệ sinh thái biển vẫn chưa dừng lại. Nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên biển vẫn còn hạn chế, rất cần được tuyên truyền, nâng cao để cộng đồng có hành động đúng đắn, bảo vệ môi trường biển, vì tương lai của chính mình và thế hệ mai sau.
Khách mời tham dự Diễn đàn:
- Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bà Thân Thị Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD).

Để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu - Những vấn đề đặt ra (05/11/2023)

Từ nghị trường Quốc hội đến các hội thảo chuyên đề, diễn đàn trong nước, quốc tế và các trang mạng xã hội - từ cấp vĩ mô đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang quan tâm vấn đề: Làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; Làm thế nào để đến năm 2030, Việt Nam có đủ 100.000 nhân lực đáp ứng kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn?… Chương trình cung cấp những thông tin mới nhất trong kế hoạch-chiến lược ở cấp vĩ mô, với những khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam qua trao đổi với ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và truyền thông; và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tạo kênh tiêu thụ sản phẩm cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (29/10/2023)

Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.
Khách mời tham dự Diễn đàn:
- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương.
- GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Khuyến nông Việt Nam – 30 năm đồng hành với nông dân

Trên thế giới, quốc gia nào có nền nông nghiệp thì đều có hệ thống khuyến nông. Ở nước ta, hoạt động khuyến nông từ xa xưa đã được ông cha ta quan tâm để khuyến khích phát triển việc canh nông như: truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa trồng dâu, Lễ hội "Tịch điền" từ thời tiền Lê, việc thành lập "Khuyến nông Sứ" thời Trần, việc Vua Quang Trung ban hành "Chiếu Khuyến nông"... Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Ngày 01/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ- CP về Khuyến nông, hệ thống khuyến nông chính thức được hình thành và phát triển. Đến nay, trải qua 30 năm hoạt động phát triển cùng ngành nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng lớn mạnh và trở thành một hệ thống khá đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở thôn bản, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, đứng trước những cơ hội và thách thức, đòi hỏi hệ thống khuyến nông Việt Nam phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để luôn là nhịp cầu nối giữa sản xuất với nông dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông dân hiện đại, nông thôn văn minh. Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập hệ thống Khuyến nông Việt Nam, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay bàn về nội dung này với sự tham gia của PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai - cần ứng phó sớm và nâng cao năng lực thích ứng (15/10/2023)

Từ đầu năm đến nay, các loại hình thiên tai diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước. Sự dị thường của thời tiết đã làm 123 người chết, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 6000 tỷ đồng. Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai cần ứng phó và hành động sớm cũng như tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai của người dân. Đây cũng là nội dung sẽ được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay.
Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn:
1. Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT)
2. PGS.TS Lê Anh Tuấn – Cố vấn khoa học, Viện nghiện cứu Biến đổi khí hậu – Đại học Cần Thơ

Xây dựng nguồn lực nội sinh cho phát triển – Vai trò của doanh nhân thời kỳ mới (8/10/2023)

Được ví như “nguồn của cải vật chất khổng lồ”, tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, doanh nhân Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong gần 40 năm đổi mới, là sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội những năm qua có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp - khẳng định rõ vai trò của đội quân tiên phong trên mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh của quốc gia trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Bối cảnh hiện nay, đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển của đất nước, trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045- Việt Nam vào nhóm quốc gia thu nhập cao. Vai trò của doanh nhân trong thời kỳ mới được đặt ra như thế nào để góp phần xây dựng nguồn lực nội sinh quốc gia cho phát triển bền vững? Cùng bàn nội dung này:
- Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
- Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
- Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng thủy sản (01/10/2023)

Thưa quý vị và các bạn! Gần 6 năm kể từ khi Ủy ban Châu Âu EC cảnh cáo “thẻ vàng” về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) khiến việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Gần 6 năm qua, quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên để gỡ được thẻ vàng, bên cạnh nhiều giải pháp đang được thực hiện đồng bộ thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức của ngư dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi khai thác trên biển để không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. “Ý thức ngư dân - yếu tố quyết định để gỡ thẻ vàng EC” cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình -PGS.TS Nguyễn Chu Hồi,Đại biểu Quốc hội Khóa 15, Phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Việt Nam. -Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định tham gia qua điện thoại.

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm (24/09/2023)

Nền kinh tế sắp bước vào quý cuối năm với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra. Dù tăng trưởng kinh tế GDP vẫn khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng khó khăn của cả thị trường thế giới và trong nước đang thử thách doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.
- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: