Nghệ sỹ nhân dân Phạm Phương Thảo và những đêm nhạc tri ân tại mảnh đất Quảng Trị anh hùng.
- Những “nàng Bân” dưới chân núi Yên Tử.
- Các sự kiện đời sống quốc tế trong tuần.
Những ngày qua, liên tiếp các địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp
10. Nhiều trường Đại học cũng chính thức công bố điểm xét tuyển. Cũng từ
đây nảy sinh biết bao hỉ nộ ái ố và nổ ra những cuộc tranh luận không hồi kết
trên một số diễn đàn và mạng xã hội về việc, có nên khoe thành tích học tập
của con trên mạng xã hội? Để có thêm góc nhìn về chủ đề đang thu hút sự chú ý của dư luận, Tiến sỹ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sỹ xã hội học, thạc sỹ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cùng bàn luận câu chuyện này.
Có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội hay
không?
- Triển lãm kỷ niệm 65 năm ra đời búp bê Barbie tại vương quốc Anh.
- Niềm hạnh phúc của những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Lào Cai, được các mẹ đỡ đầu cưu mang.
Đã nhiều đời nay, đồng bào Dao Tiền ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng luôn gìn giữ một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình, đó là nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong gắn với việc bảo tồn thiên nhiên. Chỉ từ những nguyên vật liệu đơn giản như sáp ong, ống tre, trúc, vải trắng…; qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người con gái và phụ nữ Dao Tiền, những tấm vải đã được trang trí đẹp đẽ bằng các nét hoa văn, biểu tượng độc đáo. Theo thời gian, hoa văn sáp ong đã khiến những chiếc váy áo của người Dao Tiền rực rỡ hơn, tô thêm sắc màu cho xóm nhỏ, làm giàu thêm các giá trị văn hoá nơi đây.
Kế hoạch thu phí ô tô cá nhân vào nội đô ở Hà Nội và TP.HCM đang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, bởi có nhiều ý kiến khác nhau về tính khả thi, cũng như thời điểm áp dụng. Trước đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 về dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đã đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô vào Luật đường bộ, áp dụng đối với ô tô cá nhân để giảm ùn tắc và bổ sung nguồn thu. Trong khi đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng đang hoàn chỉnh báo cáo trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng đề án “Thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm”, sau 15 năm có chủ trương. Chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Thu phí ô tô cá nhân vào nội đô TP Hà Nội và TpHCM - những vấn đề đặt ra
- Độc đáo nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền, Cao Bằng
- Bình Định chủ động triển khai lực lượng tại chỗ trong phòng chống cháy rừng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại nhiều tỉnh, thành phố vừa kết thúc trong tháng 6. Riêng tại thủ đô Hà Nội, khép lại 1 mùa thi căng thẳng, cái nắng nóng oi gắt của mùa hè cũng không thấm tháp gì so với sự nóng lòng của các sĩ tử và cả phụ huynh. Bởi với nhiều bậc phụ huynh, đây lại là thời điểm họ phải nơm nớp nỗi lo con trượt vào các trường công lập. Trong khi trường đại học có nhiều “cửa” để lựa chọn thì việc giành một suất vào lớp 10 trường công lập lại chỉ trông chờ vào một kỳ thi. Nhìn lại diễn biến của kỳ thi vào lớp 10 tại các địa phương, điều đọng lại đối với nhiều thí sinh, phụ huynh đó là một kỳ thi quá căng thẳng và áp lực. Điều này khiến dư luận không ngừng đặt câu hỏi: Vì sao một kỳ thi chuyển cấp đã được tổ chức từ vài chục năm nay lại trở nên quá áp lực như vậy? Liệu có giải pháp nào giảm bớt căng thẳng đối với học sinh và phụ huynh? PGS TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Nhìn lại kỳ thi lớp 10: Áp lực “cuộc đua” vào trường công, giáo dục phân luồng vẫn mãi loay hoay
- Thụy Sĩ lưu giữ nghệ thuật cắt giấy Scherenschnitt truyền thống
- Hiến tạng: Cho đi là còn mãi
Làm gì để đảm bảo ý nghĩa chính sách tăng lương, bình ổn thị trường
- Tìm hiểu nghiên cứu Da nhân tạo - hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc bệnh chàm của các nhà khoa học Anh
- Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ trong vùng dân tộc thiểu số
Sau vai diễn trong 2 bộ phim truyền hình nhận được sự chú ý của khán giả năm qua là “Chúng ta của 8 năm sau” và “Cảnh sát hình sự: Đội điều tra số 7”, nam diễn viên Trần Nghĩa vừa tái ngộ khán giả màn ảnh rộng với tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Vũ Khắc Tuận mang tên “Mùa hè đẹp nhất”. “Chàng trai viết lên cây” từng để lại dấu ấn sâu sắc qua vai diễn thầy giáo Ngạn trong bộ phim “Mắt biếc” chia sẻ về vai diễn mới và những dự án nghệ thuật sắp tới.
Nam diễn viên Trần Nghĩa và hành trình thanh xuân trên màn ảnh rộng, từ “Mắt biếc” đến “Mùa hè đẹp nhất”.
- Trải nghiệm thú vị trong ngày hội hái lê tại Lai Châu.
- Một số sự kiện đời sống xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần.
Những ngày vừa qua, hàng loạt vụ quay lén phụ nữ bị phát giác, gây hoang mang, bức xúc cho dư luận. Đây là sự việc rất đáng báo động bởi nó dẫn tới rất nhiều hệ lụy, không chỉ đối với các nạn nhân bị quay lén, bị xâm phạm quyền riêng tư, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội. Đã đến lúc phải nghiêm trị những kẻ có hành vi biến thái! Vậy các quy định pháp luật hiện nay đã đủ mạnh và đủ sức răn đe? Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cùng bàn luân câu chuyện này.
Hành động lắp camera quay lén phụ nữ - xử lý thế nào mới đủ sức răn đe?
- Tour ngắm cá voi - hình thức du lịch mới hút khách tại Brazil.
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2025-2035, làm sao để đảm bảo tính khả thi?
- Tổ liên gia PCCC ở thành phố Hồ Chí Minh- "cánh tay nối dài" của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
- Câu chuyện về ông "Thiện nguyện" - mỗi năm đóng góp 500 triệu đồng cho công tác từ thiện xã hội.