Đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh gấp 2-3 lần bình thường, đã đặt cả nước trước những thử thách vô cùng khốc liệt. Nhưng, bằng nỗ lực lớn, cùng các giải pháp chưa từng có tiền lệ, cả nước đã từng bước thích ứng, chuyển trạng thái và đương đầu hiệu quả với đại dịch. Số ca mắc, số tử vong giảm mạnh cùng với số bệnh nhân xuất viện tăng cao trong những ngày gần đây là minh chứng rõ nét cho việc Việt Nam đang làm tất cả để cuộc sống sớm trở lại bình thường. Bình luận của BTV Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Hải Yến.
Chiến lược chống dịch COVID-19 đã thay đổi từ chỗ quyết tâm chiến thắng sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, phục hồi nền kinh tế không chỉ đơn giản là dẹp mấy cái chốt kiểm dịch, mở cửa tự phát, cảm tính, mà cần phải được vận hành bằng sự đồng bộ các cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô, cùng tinh thần quyết tâm cao độ của chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ thực hiện đúng chủ trương mà không đạt được kết quả đề ra nhưng có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung sẽ được xem xét miễn giảm hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. Đây là nội dung được chỉ rõ trong Kết luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vừa được ban hành, có thể coi đó là điểm tựa rất kịp thời giúp cán bộ vững tin hơn, quyết tâm hơn để đổi mới đột phá sáng tạo, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh và bền vững hơn. Bình luận của biên tập viên Nghiêm Hùng.
Bên lề phiên họp cấp cao ĐHĐ LHQ cuối tuần qua, Nhóm Bộ Tứ đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên. Tuyên bố chung mà nhóm Bộ Tứ đưa ra là theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mục tiêu này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu mà Liên minh an ninh Ba bên Mỹ-Anh-Australia (còn gọi là AUKUS) đưa ra khi ra mắt cách đây 2 tuần. Việc Mỹ đóng vai trò trung tâm trong cả 2 liên minh quan trọng này, không chỉ phản ánh trọng tâm chiến lược của Mỹ mà còn cho thấy những tính toán mới của Mỹ trong việc tập trung sức mạnh đối phó với Trung Quốc.
Sau gần 5 tháng cật lực chống dịch, đất nước bước vào một trạng thái mới khi mục tiêu chống dịch được thay đổi, từ chỗ quyết chiến thắng sang chấp nhận thích ứng và sống an toàn trong điều kiện có dịch. Một sự thay đổi mang tính nền tảng, chiến lược, khi chính phủ có những quyết định mang tính căn cơ để không chấp nhận tiếp tục cách làm cũ cho tình huống mới của công cuộc chống dịch. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Kim Phượng.
Chúng ta đang từng ngày từng giờ mong dịch COVID-19 được ngăn chặn để cuộc sống trở lại bình thường. Mọi sự lơ là, bê trễ trong lúc này đều khó có thể chấp nhận. Vì thế mà việc Thủ tướng Chính phủ truy vấn lãnh đạo 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang về tình hình chống dịch ở địa phương hôm đầu tuần đã trở thành câu chuyện được báo chí và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, như một lời nhắn gửi đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương rằng: “Chống dịch là không thể lơ mơ”.
Ngày mai 15/9 là dấu mốc của nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, xác định phải xong- kết thúc chuỗi công việc liên quan đến phòng chống dịch, để bước vào giai đoạn mới, dần “mở cửa” – đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Đây là mong ước của người dân cả nước nói chung, hàng trăm nghìn doanh nhân, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể nói riêng, khi sức chống chịu đã tới ngưỡng vì dịch bệnh.
Hai ngày sau khi giành quyền kiểm soát ở thủ đô Kabul hôm 15/8, Taliban tuyên bố sẽ thúc đẩy hòa giải dân tộc ở Afghanistan, khẳng định "tha thứ" cho các đối thủ của họ và tôn trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em gái, thậm chí cho phép phụ nữ tham gia vào Chính phủ sắp được thành lập. Tuy nhiên dư luận quốc tế tỏ ra hoài nghi về những cam kết này và đang chờ đợi Taliban sẽ thực hiện ra sao những lời hứa về cơ chế lãnh đạo mới "bao dung hơn," để chúng không trở thành hứa suông.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ được tổ chức đầu tuần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải “nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới”. Làm gì để thích ứng với những điều kiện mới, để chống dịch thực sự là câu chuyện an dân, là cơ sở cho các giải pháp phục hồi kinh tế được thực hiện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc sống. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Kim Phượng
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Afganistan đã kết thúc, nhưng nền chính trị, xã hội, kinh tế và an ninh… của quốc gia Nam Á này vẫn còn đối mặt nhiều dấu hỏi lớn. Việc Mỹ rút quân đã để lại một đất nước Afganistan với tương lai khó đoán định khi nội chiến và nạn đói có thể xảy ra và tất cả sẽ phụ thuộc vào cách hành xử của Taliban. Bình luận của BTV Quỳnh Hoa, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hồng Huệ
Trong tuần, chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Thông điệp nổi bật của chuyến thăm đó là khắc họa hình ảnh một nước Mỹ - đối tác tin cậy của ASEAN trong cuộc chiến chống COVID-19; một đối tác quan trọng của Đông nam Á với những cam kết lâu dài trong khu vực. Trong bối cảnh Afghanítan được nhìn nhận như một thất bại chiến lược, chuyến thăm của bà Kamala Harris đã chứng minh rằng Mỹ vẫn đang hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ ở châu Á. Bình luận “Mảnh ghép hoàn chỉnh hoàn tất kế hoạch “xoay trục” 2.0 của Mỹ? của BTV Hồ Điệp:
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Đảng, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát dịch bệnh, nhất là ở khu vực miền Nam. Một trong những yếu tố quyết định để đẩy lùi dịch bệnh chính là vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Kim Phượng
Những ngày qua, khi dịch bệnh covid 19 diễn biến nghiêm trọng, nhiều tỉnh,TP, như Hà Nội, TP HCM…đã tiến hành cách ly xã hội theo chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đại bộ phận người dân tuyệt đối chấp hành chỉ thị của Thủ tướng nhằm chung tay đẩy lui dịch bệnh, thì vẫn có những ý kiến đi ngược lại số đông, cho rằng cách ly xã hội là hạn chế quyền tự do đi lại của người dân. Quan điểm đó có đúng không, hay chỉ là luận điệu “nói lấy được”, đi ngược lại lợi ích của số đông? Phân tích của BTV Đài TNVN.
Ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
- Nhật Bản thúc đẩy lợi ích kinh tế, chính trị tại khu vực Trung Đông.
- Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện hơn 1.000 máy trợ thở không rõ nguồn gốc.