logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kỳ vọng chiến lược phát triển toàn diện nền văn hóa trong thời kỳ mới (23/11/2021)

Ngày mai, 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được khai mạc tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 75 năm Hội nghị văn hóa toàn quốc( 24/11/1946- 24/11/2021). Sự kiện được kỳ vọng sẽ là dịp để đánh giá kết quả triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Từ đó, xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đoàn kết, vun bồi sức mạnh nội sinh vì sự ổn định và phát triển đất nước (18/11/2021)

Từ nhiều ngày nay, cả nước sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam( 18/11)và Ngày hội đại đoàn kết. Đây là dịp để các cấp, ngành, chính quyền đoàn thể, bằng nhiều cách làm sáng tạo của mình, nhân lên giá trị nhân văn của tinh thần đoàn kết toàn dân, vun bồi sức mạnh nội sinh, đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục gặt hái những thành tích mới trên con đường phát triển, phồn vinh.

Biến thách thức thành động lực cam kết toàn cầu (14/11/2021)

Khí hậu nóng lên toàn cầu gây ra những thảm họa vô cùng lớn của thiên nhiên. Đại dịch COVID 19 gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe cho con người và làm kiệt quệ nền kinh tế toàn cầu. Những thách thức lớn chưa từng có này đang trở thành động lực để các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những cam kết và thúc giục thực hiện những cam kết ấy mạnh mẽ hơn. Đó là những gì mà chúng ta thấy tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (còn gọi là COP26) vừa kết thúc ngày hôm qua. BTV Thu Hiền có bình luận với nhan đề “Biến thách thức thành động lực cam kết toàn cầu”

Thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid 19- “Thông” tư duy- Thuận hành động! (11/11/2021)

Sau 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bước đầu, đã có những chuyển biến trong đời sống kinh tế -xã hội. Chỉ số kinh tế tháng 10 cho thấy nền kinh tế đã có những tín hiệu tốt hơn, tình hình lao động, việc làm được cải thiện, cuộc sống “bình thường mới” đã bắt đầu ở nhiều nơi. Tuy vậy, dịch cũng đang lan ra nhiều tỉnh thành, với số ca nhiễm vài ngày gần đây tăng nhanh. Tâm lý chủ quan, cùng hoang mang, lo ngại, là hai thái cực cảm xúc đang xuất hiện trong cộng đồng. Đây đều là những trạng thái tâm lý bất lợi cho quá trình thực hiện chiến lược sống chung an toàn với Covid 19.

Thượng tôn pháp luật để sống đúng – sống tốt, sống có trách nhiệm (09/11/2021)

Hôm nay(9-11), lần thứ 9 chúng ta tổ chức các hoạt động của Ngày Pháp luật Việt Nam - ngày để mọi cấp, mọi ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật của mọi công dân, để pháp luật được thực thi sứ mệnh là công cụ quản lý đất nước, bảo vệ quyền con người, tạo ra sự đồng thuận, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh. Nhà báo Vân Thiêng có bài bình luận: “Thượng tôn pháp luật để sống đúng- sống tốt và sống hạnh phúc”.

Điều hành giá xăng, dầu: Cần chủ động, linh hoạt khi điều kiện cho phép (04/11/2021)

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng để tăng tốc sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất có thể về kinh tế gắn với an sinh xã hội của năm kế hoạch 2021. Trong bối cảnh giá các mặt hàng xăng, dầu, gas liên tục tăng cao thời gian qua do tác động mạnh từ giá dầu trên thế giới và khả năng sẽ còn biến động khó lường, làm sao để giữ ổn định giá các mặt hàng này để “tránh gây áp lực lạm phát và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp” theo yêu cầu của Chính phủ? Bình luận của Nhà báo Nguyên Long

Giảm ùn tắc giao thông đô thị: Làm sao thoát cảnh “tít mù rồi lại vòng quanh” ?

Mới đây lần lượt hai thành phố lớn: Hà Nội và TP HCM tiếp tục đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm, nhằm mục tiêu tốt đẹp: giảm ùn tắc giao thông. Nhưng dư luận những ngày qua cho thấy những đề án này ít nhận được sự đồng thuận của người dân đô thị, và ngay cả giới chuyên gia giao thông. Vì sao lại như vậy? BTV Ngọc Diệu bình luận: “Giảm ùn tắc giao thông đô thị – Làm sao thoát cảnh “tít mù rồi lại vòng quanh”?

Đề cao tinh thần hợp tác, thượng tôn pháp luật cùng vượt qua thách thức (31/10/2021)

Trong tuần, hội nghị cấp cao ASEAN 38-39 các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các Đối tác theo hình thức trực tuyến, đã kết thúc với nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là Tuyên bố Chủ tịch tập trung vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng, ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Hơn 100 văn kiện cũng đã được thông qua, ASEAN và các đối tác Australia, Trung Quốc cũng đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, cho thấy vị thế và vai trò của ASEAN ngày càng được coi trọng. Trong thành công chung của các hội nghị, Việt nam tiếp tục thể hiện vai trò của một thành viên tích cực chủ động và có trách nhiệm.

Bịt lỗ hổng pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng (28/10/2021)

Công tác phòng chống tiêu cực tham nhũng tiếp tục thu hút sự quan tâm của cử tri và dư luận xã hội, nhất là tham nhũng, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công. Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm nhất là số tài sản tham nhũng được thu hồi còn quá thấp so với kỳ vọng. Mà nguyên nhân, được cho là còn thiếu những qui định của pháp luật liên quan đến việc đăng ký, kê khai tài sản của những người giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.

Kỳ vọng Quốc hội hành động để đất nước lấy lại đà phát triển (21/10/2021)

Diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15 được cử tri kỳ vọng sẽ mang lại những quyết sách đúng, trúng để giải quyết hiệu quả hàng loạt vấn đề về kinh tế - xã hội, đưa đất nước trở lại quỹ đạo phát triển sau những hệ lụy của đợt bùng phát thứ tư dịch COVID-19. Bình luận:“Kỳ vọng ở Quốc hội hành động để đất nước lấy lại đà phát triển” của nhà báo Vân Thiêng.

Tư duy khoa học để “thích ứng an toàn, linh hoạt” (19/10/2021)

Hơn một tuần, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, hướng dẫn tạm thời về Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, quan sát thực tế cho thấy các địa phương “mỗi nơi mỗi kiểu”, còn gây nhiều phiền hà cho người dân và tiếp tục tạo ra những ách tắc không đáng có. Làm sao triển khai hiệu quả Nghị quyết 128, để thực hiện mục tiêu “Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021”? Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu.

Căng thẳng Mỹ - Nga: Làm khó người, khó cả ta (17/10/2021)

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Vitoria Nuland tuần này đã vượt qua rào cản trừng phạt để thực hiện chuyến công du tới Nga nhằm xoa dịu những bất đồng trong vấn đề thị thực ngoại giao và sứ quán giữa hai nước. Chuyến thăm của bà Nuland được xem là sự “xuống nước” của Mỹ đối với Nga, sau khi các biện pháp “ăn miếng trả miếng” trong ngoại giao đã khiến cho quan hệ hai nước ở mức rất xấu. Việc Mỹ và Nga gia tăng các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, đặc biệt là trong vấn đề ngoại giao được cho là đang làm “khó người, khó cả ta” trong việc cân bằng trong các mối quan hệ quốc tế và cạnh tranh chiến lược của cả hai cường quốc hàng đầu thế giới này.

Nghị quyết 128 và chuyện thay đổi tư duy chống dịch (14/10/2021)

Với việc ban hành Nghị quyết 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Chính phủ đã chính thức xác nhận sự chuyển đổi cơ bản mô hình chống dịch theo hướng phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Với phương châm áp dụng thống nhất trong toàn quốc, nghị quyết sẽ đặt dấu chấm hết đối với các văn bản chỉ đạo không còn phù hợp, nhằm đạt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân; khôi phục, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội.

Sứ mệnh doanh nhân Việt (12/10/2021)

Những ngày này, các cuộc hội ngộ, gặp gỡ của đội ngũ doanh nhân được nhiều cấp, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tổ chức - theo hình thức trực tiếp, hoặc trực tuyến - tùy theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19. Trong các cuộc gặp ấy, không chỉ ghi nhận, tri ân những hành động đẹp vì đất nước, còn là sự sẻ chia, đồng cảm với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đã và đang phải vượt qua để tồn tại trong bối cảnh dịch bệnh “chưa có tiền lệ”. Nhân kỷ niệm 17 năm - ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), BTV Đài TNVN có bài bình luận “Sứ mệnh doanh nhân Việt”.

Để không còn phải đau lòng khi kỷ luật cán bộ sai phạm (7/10/2021)

Trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, Đảng ta đều chọn Hội nghị Trung ương lần thứ 4 để bàn thảo về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kết thúc Hội Nghị TW 4 khóa 11, Nghị quyết về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã ra đời và tiếp đó, sau Hội nghị TW 4 khóa 12 là Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tại Hội nghị TW 4 khóa 13 lần này, một lần nữa, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được đưa ra bàn thảo để bổ sung những điểm mới, đã và đang được thực tiễn kiểm nghiệm và đặt ra yêu cầu mới, trong bối cảnh mới. Bình luận của BTV Nghiêm Hùng, qua sự thể hiện của PTV Hải Yến.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: