logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chia sẻ vaccine và nguồn lực ngừa Covid 19: Đạo đức và trách nhiệm xã hội (6/6/2021)

Gần 2,5 tỷ đôla và 54 triệu liều vaccine ngừa Covid 19 được các nhà lãnh đạo thế giới cam kết chia sẻ cho các nước đang phát triển tại Hội nghị Thượng đỉnh về Cam kết Thị trường Tiến bộ COVAX do Nhật Bản và liên minh vaccine GAVI - đơn vị điều phối COVAX, đồng tổ chức diễn ra giữa tuần này. Đây là những cam kết mới nhất và lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng quốc tế giành cho các nước có thu nhập thất. Tuy nhiên, để thực hiện được những cam kết trong lúc này, sẽ không chỉ đơn giản là sự hỗ trợ, xin cho có mục đích lợi ích của các nước giàu giành cho các nước nghèo mà nên xuất phát từ phạm trù đạo đức, trách nhiệm với sự sống chết của con người trên toàn cầu.

Sứ mệnh giảm nhiệt căng thẳng Trung Đông của ngoại trưởng Mỹ (30/5/2021)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa kết thúc chuyến công du đầu tiên tới khu vực Trung Đông. Diễn ra ngay sau khi Ixraen và phong trào Hồi giáo vũ trang Ha-mát của Palestine đạt được thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt 11 ngày chiến sự ở Dải Ga-da, chuyến thăm với các hoạt động ngoại giao con thoi cùng những cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Blinken với các nhà lãnh đạo của Israel, Palestine, Ai Cập và Giooc-đa- ni, đã cho thấy nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc đưa nước này trở lại vị trí trung tâm trong vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình Trung Đông.

Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai (20/5/2021)

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai thất thường và có mức độ tàn phá tăng cao. Mùa mưa bão đang đến gần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp để chủ động phòng ngừa. “Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai”- là chủ đề của tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (từ ngày 15 - 22/5) nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam (22/5/1945 - 22/5/2021).

“Giọt nước tràn ly” và nguy cơ một cuộc chiến toàn diện đang hiện hữu? (16/05/2021)

Hôm nay (16/5) là ngày thứ 7 xung đột Israel-Palestine tiếp diễn. Theo dự kiến, HĐBA LHQ sẽ họp khẩn lần thứ 3 liên tiếp trong tuần bàn cách tháo gỡ xung đột Israel-Palestine. Đáng lo ngại, đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy xung đột Israel-Palestine có nguy cơ trở thành một cuộc chiến toàn diện và có thể lan rộng ở khu vực. Điều gì đang xảy ra ở Trung Đông và đâu là giải pháp để hạ nhiệt căng thẳng hiện nay?

Chống dịch không thể chủ quan, lơ là (11/5/2021)

Hôm qua (10/05), lần đầu tiên chúng ta ghi dấu một kỷ lục buồn: số ca mắc Covid-19 trong ngày ở mức 3 con số, điều trước đây được dự kiến trong kịch bản giờ đã thành hiện thực. Dịch ào ạt quay trở lại khiến nhiều địa phương có tâm lý “xả hơi”, vừa hân hoan với kỳ nghỉ lễ và lơi lỏng trong khu cách ly đã phải nhận “trái đắng” khi tốc độ lây lan quá nhanh, cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương phải gồng mình đối phó chống dịch. “Không thể chủ quan, lơ là”, bình luận của BTV Mỹ Hà, qua phần trình bày của PTV Hoàng Sang.

Thực hiện mục tiêu kép: Chống dịch phải là hàng đầu! (6/5/2021)

Đối diện với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, Việt Nam đang nỗ lực các giải pháp- đã được định hình, và chứng minh hết sức hiệu quả trong cả hành trình ứng phó với đại dịch vừa qua. Từ thực tế nước ta, và qua diễn biến dịch bệnh phức tạp trên thế giới, càng nhận thức rõ hơn, muốn đạt “mục tiêu kép”- Chống dịch thành công và bảo đảm phát triển kinh tế, thì việc phòng chống dịch hiệu quả phải là yếu tố tiên quyết, mới có thể thực hiện được những mục tiêu về phát triển kinh tế. Bình luận của BTV Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hoàng Sang.

Quan hệ Nga - EU: Tạm thời đứt gẫy nhưng khó cùng đường (02/05/2021)

Trong tuần này, Bulgaria là quốc gia mới nhất trong Liên minh Châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga và Nga cũng tiến hành đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Hơn thế, hôm 30/4, Nga đưa 8 quan chức hàng đầu EU vào danh sách đen, cấm nhập cảnh. Một làn sóng trừng phạt và và trả đũa ngoại giao lớn chưa từng có kể từ đầu năm đến nay giữa Nga và các nước Liên minh Châu Âu đang khiến cho quan hệ hai bên lao dốc không phanh. Thế nhưng, rất khó có thể nói rằng, quan hệ sẽ đi đến bước đường cùng khi mà cả hai bên đều có những lợi ích cốt lõi phụ thuộc.

Quan hệ Nga - EU: Tạm thời đứt gẫy nhưng khó cùng đường (02/05/2021)

Trong tuần này, Bulgaria là quốc gia mới nhất trong Liên minh Châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga và Nga cũng tiến hành đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Hơn thế, hôm 30/4, Nga đưa 8 quan chức hàng đầu EU vào danh sách đen, cấm nhập cảnh. Một làn sóng trừng phạt và và trả đũa ngoại giao lớn chưa từng có kể từ đầu năm đến nay giữa Nga và các nước Liên minh Châu Âu đang khiến cho quan hệ hai bên lao dốc không phanh. Thế nhưng, rất khó có thể nói rằng, quan hệ sẽ đi đến bước đường cùng khi mà cả hai bên đều có những lợi ích cốt lõi phụ thuộc.

Quan hệ Nga - EU: Tạm thời đứt gẫy nhưng khó cùng đường (02/05/2021)

Trong tuần này, Bulgaria là quốc gia mới nhất trong Liên minh Châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga và Nga cũng tiến hành đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Hơn thế, hôm 30/4, Nga đưa 8 quan chức hàng đầu EU vào danh sách đen, cấm nhập cảnh. Một làn sóng trừng phạt và và trả đũa ngoại giao lớn chưa từng có kể từ đầu năm đến nay giữa Nga và các nước Liên minh Châu Âu đang khiến cho quan hệ hai bên lao dốc không phanh. Thế nhưng, rất khó có thể nói rằng, quan hệ sẽ đi đến bước đường cùng khi mà cả hai bên đều có những lợi ích cốt lõi phụ thuộc.

Đừng để “sóng ngầm” thành “sóng thần” (29/04/2021)

Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và ở một số nước Châu Á nó đang tạo nên những “cơn bão”, có thể trở thành đợt “sóng thần”, gây nên những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Điều này cảnh báo chúng ta không được phép chủ quan, lơi là trước mối nguy hại vẫn đang tiềm ẩn của dịch bệnh. Bình luận của BTV Mai Hồng nhan đề: “Đừng để sóng ngầm thành sóng thần”.

Tự kiểm tra nội bộ: Đừng "có cũng như không" (27/4/2021)

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội, một thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là, trong 12 năm, từ 1/6/2009 đến 1/6/2020, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thành phố Hà Nội chưa phát hiện được trường hợp tham nhũng nào. Kết quả này liệu có đáng mừng, có phản ánh được đúng thực chất của tình trạng tham nhũng hiện nay? Bình luận của Biên tập viên Nghiêm Hùng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.

Kích cầu du lịch: Tận dụng cơ hội nhưng phải coi trọng an toàn (22/4/2021)

Những ngày này các địa phương đang đẩy mạnh hoạt động kích cầu du lịch, đặc biệt là để đón lượng khách lớn trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới. Việc giảm giá được coi là giải pháp số một. Tuy nhiên, hai chữ “an toàn” vẫn cần được hết sức chú trọng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Chuyến thăm thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ và Nhật Bản (18/4/2021)

Cuộc gặp hôm qua giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, tại Nhà Trắng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo Mỹ- Nhật và là lần tiếp lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Biden kể từ khi ông nhậm chức. Với những khẳng định về việc củng cố quan hệ đồng minh, tăng cường hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Nhật-Mỹ sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Đồng hành cùng doanh nghiệp - Đúng tinh thần Nghị quyết 02 (6/4/2021)

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 03 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01 ban hành cách đây 1 năm, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/05 tới, giải tỏa nỗi lo của cả doanh nghiệp – khách hàng vay vốn- và cả các ngân hàng thương mại.

Chống kỳ thị người gốc Á trên thế giới: Cần thêm ý chí chính trị (4/4/2021)

Chưa bao giờ, người gốc Á trên khắp thế giới lại là nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt đổi xử nghiêm trọng như hiện nay. Đặc biệt, sự kỳ thị này xuất hiện thường thấy ở chính các nước được cho là văn minh và phát triển nhất thế giới như Mỹ, Châu Âu, Australia… Đại dịch Covid 19 đã làm trầm trọng hơn sự nghi kỵ sắc tộc, vốn không phải là điều mới mẻ này. Những người gốc Á đang là nạn nhân trong việc chính trị hóa dịch bệnh của các nước lớn. Do đó, để “Chống kỳ thị người gốc Á trên thế giới - Cần có thêm ý chí chính trị”

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: