logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cải cách thể chế kinh tế, cắt giảm điều kiện kinh doanh - Yếu tố then chốt phục hồi, đột phá kinh tế sau dịch Covid-19 (28/4/2020)

Trên “mặt trận” chống dịch Covid-19, nước ta đã có những thắng lợi ban đầu. Chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Yếu tố then chốt cho sự phục hồi, đột phá kinh tế sau dịch Covid-19, bên cạnh những gói hỗ trợ, “cấp cứu” kịp thời, thì chính là việc đẩy mạnh cải cách thể chế kinh doanh trong tình hình mới. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.

Đại dịch Covid 19: Cơ hội cấu trúc lại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (26/4/2020)

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã đẩy quan hệ quốc tế vào tình huống và tình trạng chưa từng thấy trước đó. Nó không chỉ đảo lộn nghị sự chính trường thế giới, mà còn báo hiệu những thay đổi không nhỏ trong các mối quan hệ quốc tế hậu dịch bệnh. Đặc biệt dịch Covid-19 còn là thách thức rất lớn đối với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy tái cấu trúc quá trình này vốn đang vấp phải sự phản đối từ trước khi dịch bệnh xuất hiện. Bình luận của Biên tập viên Đài TNVN.

Nhà công vụ: Không thể “Luật cho dân, lệ cho quan” (23/4/2020)

Sau nhiều lần “đòi” mà không được phản hồi, Bộ Xây dựng gửi thông báo, nêu đích danh 12 quan chức đã nghỉ hưu chưa trả nhà công vụ theo quy định. Một lần nữa vấn đề nhà công vụ bị chiếm giữ, bị sử dụng sai mục đích, lại khiến dư luận bàn luận sôi nổi; khiến những cán bộ, đảng viên liêm chính, gương mẫu bị tổn thương; khiến những người dân phải băn khoăn đặt câu hỏi: Phải chăng đang có chuyện “luật cho dân, lệ dành cho quan”. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng (18/4/2020)

Những ngày này, hàng trăm nghìn học sinh lớp 12 và phụ huynh của các em có tâm trạng như “ngồi trên đống lửa” bởi thời gian cứ trôi đi, mà dịch bệnh Covid-19 thì vẫn còn diễn biến phức tạp, học sinh chưa thể đến trường và phương án cuối cho việc tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm nay chưa được quyết. Điều mong mỏi lớn nhất của học sinh và phụ huynh học sinh là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chọn lựa việc tổ chức kỳ thi cẩn trọng, phù hợp với bối cảnh thực tế và đảm bảo sự công bằng. Bình luận của biên tập viên Mai Hồng.

Chuyển trạng thái của nền kinh tế - phát huy hiệu quả phòng chống dịch (17/4/2020)

Cuộc chiến chống dịch Covid 19 ở nước ta chuyển sang trạng thái mới, khi các địa phương đã được phân loại thành những nhóm nguy cơ dịch bệnh khác nhau. Ứng với mỗi cấp độ, sẽ là những quyết sách của địa phương về phòng chống dịch và các giải pháp tổ chức đời sống kinh tế xã hội. Không chủ quan, tiếp tục thực hiện các biệp pháp phòng dịch nghiêm ngặt, tranh thủ thành quả đạt được đến thời điểm này về phòng chống dịch bệnh, có chiến lược thích ứng với cuộc chiến chưa từng có tiền lệ, dự báo còn kéo dài – đó là cách thức đất nước vượt qua dịch bệnh và nền kinh tế có sức bật tốt sau dịch. BTV Ngọc Diệu bình luận về nội dung này.

Ai bảo vệ người tiêu dùng trong cơn “bão” giá thịt lợn? (16/4/2020)

Đã 3 tuần trôi qua sau chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giảm ngay giá thịt lợn”, 2 tuần sau cuộc họp giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn; giá thịt lợn vẫn “phi mã” cho dù một loạt biện pháp quyết liệt đã được đưa ra. Có vẻ như các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, đối tượng “dẫn đầu” trong cuộc đua giá thịt lợn đang vô cảm trước mâm cơm eo hẹp của hàng triệu người dân mùa dịch và trước nền kinh tế vốn đang phải oằn mình trước tác động của dịch bệnh chưa từng thấy. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

Thắp lên ngọn lửa đoàn kết, chia sẻ, hợp tác để chiến thắng Covid-19 (15/4/2020)

Quyết tâm, đoàn kết, chia sẻ, hợp tác để cùng nhau chiến thắng COVID-19, đó là thành công nổi bật mà Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó với dịch bệnh COVID-19 vừa đạt được. Hơn lúc nào hết, tinh thần đồng cam cộng khổ, “lá lành đùm lá rách” cùng chung tay ứng phó với đại dịch lại được ASEAN và các nước đối tác phát huy. Những kết quả nổi bật này cho thấy ngọn lửa đồng thuận của ASEAN chưa bao giờ tắt và tinh thần ấy chắc chắn sẽ giúp ASEAN vượt qua đại dịch hiện nay. Bình luận của biên tập viên Quỳnh Hoa.

Rất cần một tinh thần đoàn kết toàn cầu để chống đại dịch (12/4/20202)

Trong bối cảnh các quốc gia đang dồn sức chống dịch, tranh cãi và khẩu chiến về cách xử lý khủng hoảng COVID-19 lại xuất hiện với những thuyết âm mưu bị chính trị hóa. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà các quốc gia cần tỉnh táo để đẩy mạnh hợp tác toàn cầu chống đại dịch, chứ không nên bị chi phối bởi thuyết âm mưu. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của phát thanh viên Minh Nguyệt.

Tăng hiệu quả phòng, chống dịch bệnh từ việc sử dụng robot (11/4/2020)

Những thông tin liên tiếp về việc các bệnh viện đưa robot vào sử dụng, nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế, giảm nguy cơ lây nhiễm… cho thấy những tín hiệu vui trong công tác nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng nghiên cứu khoa học vào công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây là một hướng đi mang hiệu quả thiết thực của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, khẳng định trí tuệ Việt. Bình luận của BTV Mai Hồng:

Thay đổi để tồn tại và vượt lên (10/4/2020)

Đại dịch Covid-19 đang tàn phá cả thế giới. Với nước ta, kinh tế suy giảm, doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đời sống người dân gặp khó khăn, nhưng đại dịch cũng mở ra nhiều cơ hội quý giá để ai biết nắm lấy cơ hội sẽ chuyển nguy thành cơ, chuyển bại thành thắng. Bình luận của biên tập viên Vũ Dũng.

Hỗ trợ an sinh - Cần kịp thời, tránh trục lợi (9/4/2020)

An sinh xã hội là vấn đề cấp bách thời điểm này, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Việc Ủy ban thường vụ Quốc hội có phiên họp bất thường ngày 8/4 cho ý kiến về đề xuất của Chính phủ về “gói” hỗ trợ an sinh, nhất trí với việc cần ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch đem lại hi vọng cho hàng triệu người đang trong cơn bĩ cực. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hồng Huệ

Cao điểm dịch bệnh - Sao có thể chủ quan? (8/4/2020)

Sau một tuần thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, bên cạnh những nỗ lực, đồng thuận thực hiện nghiêm của đại bộ phận người dân, thì những ngày qua đã xuất hiện tình trạng người dân chủ quan, coi thường quy định của Chính phủ… Dịch bệnh đang trong lúc cao điểm và diễn biến hết sức phức tạp, vì vậy những hành động chủ quan, thiếu ý thức đó cho thấy thái độ coi thường kỷ cương phép nước và làm lây lan dịch bệnh gây nguy hiểm trong cộng đồng. Biên tập viên Hương Lan có bài bình luận.

Xử lý nghiêm và ngay để giữ kỷ cương, góp phần chống dịch (6/4/2020)

Công an quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một phụ nữ 43 tuổi về tội chống người thi hành công vụ. Người phụ nữ này cách đây ba hôm có hành vi phản đối yêu cầu đo thân nhiệt của lực lượng chức năng, hất tung máy đo thân nhiệt, giật khẩu trang và tát vào mặt một trung úy công an trước sự chứng kiến của nhiều người. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với trường hợp này thể hiện sự nghiêm minh, kịp thời và cần thiết trong bối cảnh toàn xã hội chung tay phòng chống dịch bệnh; đồng thời góp phần giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Năm:

Chỉ số tín nhiệm – Chỉ số niềm tin của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 (4/4/2020)

Theo một khảo sát quy mô lớn nhất toàn cầu, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó phòng chống dịch của Chính phủ cao nhất thế giới với tỷ lệ 62%. Không đơn thuần chỉ là con số, đó được xem là sự khẳng định, là chỉ số niềm tin của người dân Việt Nam dành cho những người lãnh đạo cao nhất của đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch này. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

Không quên trợ giúp người yếu thế (3/4/2020)

Trước ngày công bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp bàn về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, người lao động có hợp đồng lao động, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn phải dừng kinh doanh, người lao động tự do không có việc làm... “Không quên trợ giúp người yếu thế” là bình luận của Biên tập viên Thúy Ngà.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: