logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để không phải nghe về tai nạn giao thông như nghe thời tiết (28/2/2020)

Trong cuộc chiến với dịch bệnh, chưa ai phải bỏ mạng, nhưng 2 tháng đầu năm nay, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đã có hơn 1.100 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Làm sao để giảm thiểu nỗi đau thương mất mát này? Biên tập viên Ngọc Diệu bình luận về vấn đề này, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Phương Hằng.

“Chiến sĩ áo trắng” trong lòng dân (27/2/2020)

Trong thư gửi cán bộ y tế toàn quốc năm 1955, Bác Hồ có viết: Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô chú... Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Suốt 65 năm qua, các y, bác sĩ đã luôn khắc cốt, ghi tâm lời dạy của Người, luôn là những “chiến sĩ áo trắng” đi đầu trong các mặt trận, cả thời chiến, thời bình, thời bệnh dịch. Họ không chỉ gác lại lợi ích riêng tư mà hy sinh cả sức khỏe, tính mạng để chăm sóc, bảo vệ người bệnh như “anh em ruột thịt”. Bình luận của Biên tập viên Vũ Dũng:

Để không còn đảng viên đứng trên tổ chức Đảng (26/2/2020)

"Đại hội Đảng là dịp “chỉnh đốn đội ngũ, sàng lọc cán bộ”, “không để những con lươn, con chạch chui vào bộ máy của Đảng, Nhà nước”-. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh như vậy để thấy ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ trong mỗi kỳ đại hội. Và cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trước “việc gốc của Đảng, gốc của cách mạng” để không còn đảng viên đứng trên tổ chức Đảng như nhiều năm qua. Bình luận của Biên tập viên Đàm Hoa, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hùng Sơn.

Không thể chủ quan khi đỉnh điểm dịch lây lan toàn cầu (25/2/2020)

Dịch Covid-19 ngày càng có diễn biến phức tạp với tốc độ lây lan theo từng giờ, nhanh chóng lan ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc, khi lần lượt các nước như Nhật Bản, Singapore, Italia, Iran, Pháp…, đặc biệt là Hàn Quốc, quốc gia có số người nhiễm tăng cao thứ 2 sau Trung Quốc, lại có sự giao lưu, tiếp xúc rất thường xuyên với người dân Việt Nam. Ở nước ta, khi 16 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 được công bố đã khỏi bệnh khiến nhiều người dân gần đây có tâm lý chủ quan, trong khi các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo đỉnh điểm dịch đang lây lan nhanh trên quy mô toàn cầu. Về nội dung này, biên tập viên Hương Lan có bài bình luận.

Du lịch Việt: Dù sóng cả không ngã tay chèo (24/2/2020)

Du lịch là một trong những ngành đang chịu thiệt hại lớn nhất từ dịch Covid-19 đang hoành hành khắp toàn cầu, nhưng trong cái khó ló cái khôn. Cũng chính ngành này đang nỗ lực chủ động đưa ra hàng loạt giải pháp, các sáng kiến để vượt khó. Bình luận của biên tập viên Thanh Trường.

Thổ Nhĩ Kỳ mở hai mặt trận, đẩy quan hệ Nga - Thổ trước lằn ranh đỏ (23/2/2020)

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ lại đứng trước những thử thách mới, khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp tấn công 2 mặt trận chiến lược là tỉnh Idlid của Syria và trước đó, hồi tháng giữa tháng 1 năm nay là Libi. Các cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh đàm phán giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về giảm căng thẳng ở Idlid đã đổ vỡ khiến dư luận lo ngại, những xung đột mới có thể đẩy quan hệ Nga -Thổ tới “lằn ranh đỏ”.

Tử tế với động vật hoang dã (22/2/2020)

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Các nhà khoa học nghi ngờ tê tê là vật chủ trung gian truyền virus Corona chủng mới trong đại dịch lần này. Các dịch bệnh trong 20 năm qua cho thấy, ngày càng có nhiều những loài virus lạ vượt qua hàng rào chủng loài, để truyền bệnh từ động vật hoang dã sang người. Kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, mua bán, ăn thịt thú hoang…, chính là một giải pháp hữu hiệu để chặn từ gốc cơ hội virus lạ lây truyền bệnh, hạn chế việc phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm. Đây cũng là cách chúng ta bảo vệ thiên nhiên, xây dựng một hệ sinh thái hài hòa và lành mạnh. Bình luận của Biên tập viên Mai Hồng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.

Dịch bệnh Covid-19: Sau tất cả là tinh thần nhân văn! (21/2/2020)

Từ ngày 13/2, nước ta không ghi nhận trường hợp mới nào mắc bệnh covid-19, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Trong quá trình chống dịch còn nhiều ồn ào, lo lắng và những hành vi không tốt, nhưng vượt lên tất cả là tinh thần nhân văn, nhân ái của cả một dân tộc đồng lòng chống dịch. Bình luận của biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam:

Kê khai tài sản: Bao giờ hết hình thức? (20/2/2020)

Kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức được coi là biện pháp hữu hiệu để phát hiện những dấu hiệu của tham nhũng, ngăn chặn dịch chuyển của dòng tiền và tài sản bất hợp pháp, góp phần nâng cao hiệu quả, thu hồi tài sản tham nhũng. Mục đích là vậy, nhưng nhiều năm qua, việc làm này chưa thực sự phát huy được tác dụng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, nguyên nhân được chỉ ra bởi, nó mang nặng tính hình thức. Bình luận của biên tập viên Nghiêm Hùng.

Phải xác định thị trường để phát triển nông sản bền vững (19/2/2020)

Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã liên tục cập nhật thông tin về tình hình tiêu thụ nông sản, trái cây đang vào mùa vụ, đặc biệt là những cảnh báo về khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - nơi dịch bệnh COVID 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp cả trước mắt và lâu dài trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng này… Nhân sự kiện ngày 18/02 Bộ Công Thương gửi công văn “hỏa tốc” tới các địa phương đề nghị rà soát công tác sản xuất để điều hành hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây qua biên giới đất liền phía Bắc, Biên tập viên Đài TNVN có bài bình luận về vấn đề này.

Tránh những "giấc mơ con" trong xuất khẩu nông sản (18/2/2020)

Giải cứu nông sản thanh long, dưa hấu... là điệp khúc diễn ra nhiều năm nay. Đây cũng không phải lần đầu tiên người nông dân khóc ròng khi được mùa cây trái, nhưng trong cơn bĩ cực mang tên Covid-19, khi thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất tạm thời đóng lại, giọt nước mắt may rủi ấy lại rõ ràng hơn bao giờ hết. Biên tập viên Mỹ Hà bình luận:

Làm sao để không cần "giải cứu nông sản"? (17/2/2020)

Sau vài ngày tiến hành giải cứu nông sản ủng hộ bà con nông dân do không thể xuất khẩu sang Trung Quốc vì dịch bệnh Covid-19, đã xuất hiện nghịch lý cần khắc phục. Bài bình luận: “Giải cứu nông sản trong phòng chống dịch – Hành động đẹp, nhưng chỉ là trước mắt".

Lời cảnh tỉnh trước nguy cơ “quyền lực nước lớn” (16/2/2020)

Hội nghị an ninh Munich lần thứ 56 bàn về nhiều thách thức toàn cầu, trong đó có sự suy giảm vị thế của phương Tây, do cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn diễn ra gay gắt. Nhìn lại tình hình thế giới tuần qua, biên tập viên Hồ Điệp bình luận:

Quyết định sáng suốt (15/2/2020)

"Đã đi học trở lại thì trường lớp phải thực sự an toàn”, đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch sáng hôm qua (14/2). Việc quyết định đi học trở lại hay tiếp tục nghỉ với học sinh, sinh viên cần phải phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, hợp lòng dân và trên hết là đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho học sinh, sinh viên. Biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận.

Sống cùng hạn mặn (14/2/2020)

Thời điểm này là cao điểm diễn ra hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, năm nay khốc liệt hơn năm 2016 và sẽ càng ngày bất thường nghiêm trọng hơn. Thay bằng né tránh, lo ngại, các nhà quản lý và người dân vùng ĐBSCL cần nghiêm túc và khẩn trương tính toán phương án thích nghi, sống cùng với hạn mặn. Bình luận của Biên tập viên Hương Lan, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: