logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Không đánh đổi môi trường lấy đầu tư bằng mọi giá. (27/4/2016)

Chưa hết băn khoăn vì lời khuyên yên tâm ăn cá tắm biển ở Vũng Áng của một vị Phó Chủ tịch Hà Tĩnh thì dư luận lại thêm một cú sốc khi ông Chu Xuân Phàm, Phó phòng đối ngoại Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trả lời báo chí đã nói rằng: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!" Lời phát biểu được cho là thách thức dư luận, coi thường pháp luật Việt Nam và vô cảm với những khó khăn của người dân trước tình trạng cá chết trắng bờ, nghi là do chất thải của nhà máy này gây ra. Câu chuyện đặt ra vấn đề, liệu có nên đánh đổi môi trường sống để lấy đầu tư. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Chuyện "Bé như móng tay" và nỗi lo tựa núi (26/4/2016)

Nếu như vụ cá chết trắng bờ ở Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung là cực kỳ nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến sinh kế của bao người thì vụ án quán Xin Chào ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đúng là chỉ "bé như cái móng tay". Thế nhưng, vì "cái móng tay" bé tí ấy mà đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải trực tiếp chỉ đạo xử lý, cho thấy đây là chuyện không hề nhỏ mà là "nỗi lo tựa núi" cho người dân và doanh nghiệp, là biểu hiện không bình thường của hoạt động tư pháp, nếu không được giải quyết rốt ráo. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Giá trị của niềm tin (25/4/2016)

Cách đây đúng 40 năm, ngày 25/4/1976, nhân dân ta nô nức thực hiện cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước. Đúng vào dịp kỷ niệm đầy ý nghĩa này, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, cả nước ta đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện chính trị quan trọng - ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Biên tập viên Ngọc Chi có bài bình luận.

Trung Quốc ngang nhiên hành động bất chấp luật pháp quốc tế (24/4/2016)

Những ngày qua, tình hình Biển Đông lại tăng nhiệt với một loạt diễn biến mới. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc Trung Quốc đưa máy bay quân sự tới đường băng xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và việc Trung Quốc tiến hành một vụ thử tên lửa đa đầu đạn trên Biển Đông. Các hành động bất chấp luật pháp quốc tế này là minh chứng rõ nét cho thấy âm mưu quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Bình luận của biên tập viên Thu Hà.

Liệu sẽ không còn nỗi bức xúc mang tên "sổ đỏ". (23/4/2016)

Theo quy định của pháp luật "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất" mà người dân thường gọi một cách nôm na, dễ hiểu là "sổ đỏ". Thế nhưng lâu nay, việc người dân bị "hành" khi đi làm thủ tục để được cấp "sổ đỏ", để được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được ví như câu chuyện dài không có hồi kết, là căn bệnh nặng không thuốc nào chữa được. Căn bệnh ấy gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân. Nhưng giờ đây đã có tín hiệu đáng mừng từ phía cơ quan chức năng, từ phía các cấp chính quyền địa phương, và người dân đã có quyền chờ đợi, hy vọng. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

Trái ngọt của niềm tin (22/4/2016)

Trong khi hàng loạt các vụ vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện và xử lý, người tiêu dùng hoang mang, loay hoay trước chất tạo nạc, vàng ô, thuốc kháng sinh ... và mối lo "an toàn thực phẩm" trở thành tâm điểm của cộng đồng và của toàn xã hội, thì có những nông dân lại biến cơn bão "thực phẩm bẩn" trở thành thời cơ cho mình. Khẳng định sản phẩm sạch bằng mô hình thực tế, tiếp thị và quảng bá sản phẩm bài bản, thành quả mà họ đã nhận được chính là sự ủng hộ nhiệt tình của thị trường, của người tiêu dùng và rất nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư. Thực tế cho thấy, khi đã khẳng định được chất lượng sản phẩm, có được niềm tin của cộng đồng, thì thành quả chắc chắn sẽ là những trái ngọt. Bình luận của biên tập viên Minh Khánh với nhan đề "Trái ngọt của niềm tin"

Đọc sách để làm giàu cho cuộc sống (21/4/2016)

Sách được xuất bản ngày càng nhiều, nội dung phong phú và hình thức đẹp hơn. Công chúng cũng nói tới việc đọc sách nhiều hơn. Nhưng liệu chúng ta đã đọc sách đúng cách và hiệu quả? Đã biết ứng dụng những gì có trong sách để làm giàu cho cuộc sống của chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần? Dường như nhiều người vẫn còn lúng túng khi trả lời những câu hỏi này. Nhân Ngày sách Việt Nam lần thứ 3, biên tập viên Mai Hồng có bình luận nhan đề "Đọc sách để làm giàu cho cuộc sống":

Bồi đắp giá trị - xây khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt. (20/4/2016)

Từ năm 2008, ngày 20/4 hàng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn là Ngày Thương hiệu Việt Nam, với mục đích cổ vũ tinh thần xây dựng thương hiệu, khát vọng tạo ra các thương hiệu tầm cỡ thế giới mang bản sắc Việt Nam trong hội nhập, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu song hành cùng phát triển bền vững thị trường trong nước. 9 năm, sau khi có Ngày thương hiệu Việt Nam, đã có hàng trăm cái tên Việt ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Và dù chưa nhiều, nhưng những cái tên Việt vươn xa khỏi biên giới quốc gia, được nhận diện trên trên bình diện quốc tế, cũng đã là một sự cổ vũ khích lệ khát vọng cho cộng đồng doanh nghiệp. Bình luận của biên tập viên Ngọc Diệu.

Lãng phí tiền tỷ vào đồng ruộng, đầu độc cả môi trường sinh thái (19/4/2016)

Cứ mỗi vụ sản xuất nông nghiệp là hàng loạt lít thuốc trừ sâu, hàng trăm tấn phân bón lại được đổ xuống đồng ruộng một cách vô tội vạ. Tính trên địa bàn cả nước, hàng năm, số tiền này lên tới hàng tỷ USD. Không chỉ có vậy, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người dân từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan là điều đáng bàn và cần giải quyết gấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi mà dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn tại trên các loại rau quả, nông sản vượt xa ngưỡng cho phép. Bình luận của biên tập viên Phương Hà.

Xin đừng để học sinh chết oan (18/4/2016)

Chỉ trong hai ngày cuối tuần, ba vụ đuối nước ở Quảng Ngãi đã cướp đi sinh mạng của 12 đứa trẻ, trong đó có 10 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Những cái chết oan uổng của các em là một sự thật quá đau lòng giữa mùa nắng khi những con sông ở miền Trung đang trơ đáy. Một nỗi đau mà lẽ ra chúng ta có thể phòng ngừa nếu câu chuyện dạy bơi học bơi được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Trung Quốc đổi trắng thay đen thông tin về Biển Đông (17/4/2016)

Một trong những tâm điểm của dòng thời sự quốc tế tuần qua đó là những tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông. Dư luận không còn lạ trước những tuyên bố ngang ngược, đặt lợi ích của mình lên trên cả thông lệ và luật pháp quốc tế. Không dừng lại ở đó, trong tuần qua, Trung Quốc còn bộc lộ rõ hơn ý định đổi trắng thay đen thông tin về Biển Đông hòng tìm kiếm sự hậu thuẫn cho quan điểm thiếu căn cứ và đuối lý của mình. Thế nhưng, Trung Quốc không dễ gì qua mắt được cộng đồng quốc tế. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.

Thời đại Hùng Vương: Thời của khởi nghiệp. (16/4/2016)

Tư tưởng khởi nghiệp, bách gia bách nghệ được thể hiện sáng rõ trong những truyền thuyết Trăm trứng, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh dầy ... thời đại Hùng Vương. Tư tưởng khởi nghiệp của cha ông từ thời dựng nước cổ vũ con cháu bền chí, tự tin, lập thân lập nghiệp, lợi nhà ích nước. Bình luận của Nhà báo Uông Ngọc Dậu với nhan đề "Thời đại Hùng Vương: Thời của khởi nghiệp"

Hội chứng "rau 2 luống, lợn 2 chuồng" - hay con đường đồng bào ta đầu độc đồng bào mình (15/4/2016)

Không biết từ bao giờ, một bộ phận người dân nước ta đã có thói quen "rau hai luống, lợn hai chuồng"... Cùng trên một thửa vườn, trồng một luống rau sạch, để ăn; một luống sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích, để bán. Nuôi lợn cũng thế. Có thứ lợn nuôi bằng rau cám. Có thứ nuôi bằng thức ăn tăng trọng, chất tạo nạc nguy hại... Làm thế, ai cũng nghĩ mình khôn, mình lừa được thiên hạ. Nhưng suy rộng ra, mình đang hại đồng bào mình, và chung cuộc, mình đang tự hại mình. Bình luận của Nhà báo Uông Ngọc Dậu.

Quyền được biết - biết chưa hết! (14/4/2016)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh là một trong những chỉ số hiếm hoi định lượng quyền được biết của người dân trước những thông tin từ các cấp chính quyền. Trong buổi công bố mới đây, một con số đã gây sự chú ý của dư luận, đó là chỉ số công khai, minh bạch bị sụt giảm hơn 7% so với năm 2014. Chúng ta đang có những hành động để hướng tới một nền hành chính công khai minh bạch, thế nhưng, với người dân, chỉ số này lại ngày một giảm. Quyền được biết các chính sách là một trong những điều cơ bản trong hệ thống luật pháp nước ta. Tuy nhiên, quyền được biết ấy, đôi khi người dân vẫn chưa được biết hết. Bình luận của biên tập viên Lê Tuyết.

Từ cam kết đến hành động. (12/4/2016)

Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13. Gần một tháng qua, cử tri cả nước được nghe những lời tâm huyết, trách nhiệm; được chứng kiến tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc của các đại biểu. Kỳ họp này Quốc hội đã thực hiện nhiều nội dung quan trọng của đất nước, cơ bản hoàn thiện các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy Nhà nước. Một trong những dấu ấn đáng nhớ nhất là những người được bầu vào các chức danh đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp tuyên thệ trước Quốc hội cùng đồng bào, cử tri. Lời tuyên thệ không chỉ là một nghi thức mà còn là cơ sở quan trọng cho nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với những người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: