logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phòng chống tham nhũng - điểm nghẽn cần tháo gỡ (12/3/2016)

Với quyết tâm đẩy lùi tệ nạn và tội phạm tham nhũng, những năm qua Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết; hệ thống văn bản pháp luật từ Luật đến các nghị định, thông tư về phòng, chống tham nhũng cũng được Chính phủ, các Bộ, ngành xây dựng. Những Chỉ thị, Nghị quyết và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được vận dụng vào thực tiễn đã góp phần quan trọng xây dựng thể chế, phát triển đất nước. Nhưng, theo đánh giá của Trung ương và các ngành chức năng, thực trạng tham nhũng vẫn còn rất nghiêm trọng, làm suy giảm niềm tin trong nhân dân. Mà một trong những cái khó để cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt được yêu cầu như mong muốn lại chính từ cơ chế phát hiện, xử lý tham nhũng. Bình luận của biên tập viên Đàm Hoa.

Tăng tốc để hội nhập thành công (10/3/2016)

Nhiệt huyết hội nhập kinh tế thế giới đang trào dâng trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, với mong muốn tận dụng cơ hội của những hiệp định thương mại thế hệ mới mà nước ta đã ký kết trong năm qua để vươn lên gặt hái thành công, đem lại lợi ích cho đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ta có thành công trong cuộc hội nhập lớn này hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự đổi mới tư duy quản lý và điều hành đất nước. Chính vì thế, đặt ra yêu cầu phải tăng tốc cải cách thể chế, cải cách tác phong phục vụ của hệ thống hành chính, hệ thống pháp luật, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hội nhập thành công. Bình luận của biên tập viên Thu Liên.

Xử lý sai phạm vụ 8B Lê Trực: Luật pháp được thượng tôn! (09/3/2016)

Những ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm tới những diễn biến liên quan tới hai dự án sai phép nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội là dự án 8B Lê Trực và 2 công trình nghỉ dưỡng tại vườn quốc gia Ba Vì Hà Nội. Người dân đang trông đợi vào sự quyết liệt của các cấp chính quyền trong xử lý những cá nhân và tổ chức liên quan tới những sai phạm này. Trong dự án 8B Lê Trực: Kết quả xử lý vi phạm đối với công trình này có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng dư luận đánh giá cao về tinh thần thượng tôn pháp luật. Bình luận của BTV Vũ Hạnh

Chia sẻ gánh nặng cùng phụ nữ (8/3/2016)

Phụ nữ ngày nay ngày càng nỗ lực nhiều hơn và thành công nhiều hơn trong sự nghiệp. Mặc dù vậy, phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải chịu nhiều áp lực, chịu thiệt thòi và chưa thực sự nhận được sự tạo điều kiện của gia đình, xã hội, nhất là của nam giới. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3, biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận "Chia sẻ gánh nặng cùng phụ nữ"

Ứng cử viên chất lượng mới có Đại biểu đủ tâm. (07/3/2016)

Ngày 13/3 tới đây là thời hạn cuối cùng mà người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 phải hoàn tất nộp hồ sơ ứng cử, để thông qua đó, các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ lập một danh sách hiệp thương ứng cử viên đủ điều kiện tham gia. Việc giới thiệu ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và tự ứng cử để có cơ hội vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là một khâu hết sức quan trọng. Bởi muốn có một Quốc hội mạnh thì trước hết phải có những Đại biểu Quốc hội đủ tâm, đủ tầm trí tuệ để bàn việc nước, việc dân. Muốn có những đại biểu tâm huyết, vì dân thì đầu tiên phải có nhiều ứng cử viên chất lượng để cử tri lựa chọn. Nhà báo Trần Sông Thao có bài bình luận nhan đề "Ứng cử viên chất lượng mới có Đại biểu đủ tâm"

Những diễn biến xấu trên bán đảo Triều Tiên: Cần sự đối thoại và kiềm chế. (06/3/2016)

Cùng với những diễn biến bầu cử sôi động trên chính trường Mỹ, những diễn biến nóng trên bán đảo Triều Tiên đã và đang khiến dư luận đặc biệt lo ngại. Trước thềm cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc vào ngày mai, Triều Tiên đã đưa ra cảnh báo sẽ tấn công phủ đầu cả Mỹ và Hàn Quốc nếu có sự khiêu khích vũ trang, đồng thời tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân ở "bất cứ thời điểm nào" vì mục đích quốc phòng. Những động thái này khiến người ta nghĩ tới những kịch bản xấu nhất khi xung đột quân sự có thể xảy ra. Điều gì đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và hệ lụy của nó tới an ninh khu vực sẽ ra sao? Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.

Luật pháp không có chỗ cho sự "nể nang" (5/3/2016)

Một câu chuyện được dư luận quan tâm mấy ngày qua là Khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa gồm hàng chục biệt thự và bể bơi, tọa lạc ở độ cao 600m giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Lý giải cho sự tồn tại của công trình không phép này, ông Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì cho rằng do "quá nể nang nhà đầu tư"! Lời giải thích cho thấy kỷ luật công vụ đã bị lạm dụng để biện minh cho thái độ vô trách nhiệm, thậm chí là tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức. Bởi pháp luật không có điều nào dành cho sự "nể nang". Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Đừng để vô cảm thành "Bệnh nan y" (04/3/2016)

Vụ tai nạn mới đây tại Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội khiến 3 người tử vong không chỉ tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về tình hình trật tự, an toàn giao thông mà còn là sự cảnh báo đau lòng về sự vô cảm của con người trước mối an nguy của người khác. Làm gì để vô cảm không trở thành căn bệnh "vô phương cứu chữa" của cộng đồng? Biên tập viên Thu Thùy có bình luận "Đừng để vô cảm thành bệnh nan y".

Biên giới vững từ thế trận lòng dân (3/3/2016)

Xây dựng thế trận quốc phòng ở khu vực biên giới mang tính tổng hợp bao gồm: thế trận quân sự, an ninh, đối ngoại và thế trận lòng dân. Trong đó xây dựng thế trận lòng dân giữ vai trò nền tảng, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới. Nhân kỷ niệm 57 năm ngày truyền thống lực lượng Bộ đội Biên phòng và 27 năm ngày Biên phòng toàn dân, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam có bài bình luận nhan đề "Biên giới vững từ thế trận lòng dân"

Từ Dung Quất, nghĩ về ... hội nhập. (02/3/2016)

Sau khi công văn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi lên Chính phủ và các bộ, ngành về việc tiêu thụ sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gặp khó khăn, khó tiêu thụ do các mặt hàng này đang bị đánh thuế cao hơn các nước ASEAN và Hàn Quốc, với mức chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tới 10% thì đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra, từ cơ chế ưu đãi đầu tư đến công nghệ và khả năng cạnh tranh của hàng nội trên chính "sân nhà". Thực tế khó khăn của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho thấy những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết. Biên tập viên Nguyên Long có bài bình luận nhan đề "Từ Dung Quất, nghĩ về ... hội nhập"

Xâm nhập mặn không phải là dấu chấm hết cho đồng bằng sông Cửu Long (1/3/2016)

Tình trạng nước biển xâm nhập mặn nặng nhất 100 năm trở lại đây ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã khiến sản xuất và đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế lên đến cả nghìn tỷ đồng. 4 tỷ USD là số tiền cần thiết để chống xâm nhập mặn. Nhưng không thể lấy đâu ra 4 tỷ lúc này? Lãnh đạo các địa phương đang đổ xô chống mặn. Biết là năm nào mặn cũng xâm nhập, các giải pháp đã tính đến nhưng chưa đủ mạnh đã dẫn đến thiệt hại cả nghìn tỷ đồng. Nhưng vẫn luôn có những cơ hội và xâm mặn không phải là dấu chấm hết với đồng bằng sông Cửu Long. Bình luận của biên tập viên Vũ Dũng.

Để nền công vụ thực sự vì dân. (29/02/2016)

Tại phiên họp hôm 23/02 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi bàn về thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề theo dự thảo Luật Dược sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Thủ tục hành chính với dân bây giờ cay nghiệt lắm, độc ác lắm!". Câu nói được nhiều cơ quan báo chí đăng tải khiến dư luận rất quan tâm. Nhất là khi chủ trương cải cách hành chính để nền công vụ thực sự vì dân phục vụ đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo rất quyết liệt từ nhiều năm nay. Bình luận của biên tập viên Vân Thiêng.

Sẽ là quá muộn nếu không hành động. (28/02/2016)

Suốt tuần qua, kể từ khi Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cộng đồng quốc tế từ chính phủ các nước cho tới các chuyên gia, học giả liên tục có những tuyên bố phản đối hành động sai trái của Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc phớt lờ những tuyên bố phản đối này, ngang nhiên tiếp tục các hành động sai trái khác như là đưa máy bay ra đảo Phú Lâm hay lắp đặt radar tại một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Bình luận của biên tập viên Việt Nga.

Người bệnh là trung tâm (27/2/2016)

Năm qua, ngành y tế đã chọn việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân là bước đột phá. Việc làm này nhằm hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Người thầy thuốc và ngành y chỉ thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình khi quyền lợi của người bệnh được đặt lên trên hết. Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, biên tập viên Mai Hồng có bài bình luận "Người bệnh là trung tâm"

Tương tác để tạo nên sức mạnh. (26/02/2016)

Câu chuyện người dân tham gia xây dựng, thực hiện chính sách; vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; vào công tác tổ chức-cán bộ và các lĩnh vực của đất nước giờ đây không còn là hình thức. Sự kết nối, tương tác giữa dân với chính quyền giúp chính quyền hiểu dân để quản trị cho tốt; dân càng thêm tin khi thắc mắc, bức xúc được giải tỏa kịp thời. Đó là một trong những phương thức hành động được nêu trong các Nghị quyết của Đảng, và cũng là phương châm chỉ đạo, suy nghĩ, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thực hành dân chủ; làm sao để “cho dân mở miệng”; làm sao để giữa dân với chính quyền không còn khoảng cách, từ đó tạo nên sức mạnh thúc đẩy chuyển động của cả hệ thống. Nhưng để làm được điều đó, rất cần những con người hành động vì nhân dân. Biên tập viên Đàm Hoa có bài bình luận nhan đề “Tương tác để tạo nên sức mạnh”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: