Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, nguyên tắc này là quy luật phát triển của đảng, là biện pháp thiết thưc làm cho đảng luôn tiến bộ và ngày càng vững mạnh. Trong 91 năm qua nhờ sự nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình, từ đó đề ra các biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm mà uy tín của đảng trước Nhân dân ngày càng củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi công tác tự phê bình và phê bình không được các tổ chức đảng và người đứng đầu nghiêm túc thực hiện, thậm chí còn lạm dụng phê bình để tâng bốc nhau hoặc hạ bệ nhau.
Trước tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) về “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng: ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa 13)
vừa diễn ra, “căn bệnh tiêu cực” đã được Trung ương thảo luận kỹ để nhận diện, phê phán và đấu tranh
với các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái.
Với tinh thần đó, công cuộc “chống suy thoái, tiêu cực” chắc chắn sẽ còn được thực hiện mạnh mẽ hơn,
quyết liệt trong nhiệm kỳ 13 này. Như thông điệp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất nhiều lần khi nói về chỉnh đốn Đảng, đây là "công việc khó, phức tạp. Khó -nhưng không thể không làm
vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ,
Dư luận đã nhiều lần đặt câu hỏi: Đâu là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái? Làm sao để ngăn chặn được từ sớm, từ xa những cán bộ đảng viên suy thoái, tự diễn biến - tự chuyển hóa? Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) cùng bàn luận câu chuyện này.
Tham nhũng và tiêu cực đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do đó, công tác phòng chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…Vì vậy tại Hội nghị Trung ương 4, Ban Chấp hành Trung ương bổ sung nhiều điểm mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn đảng .... Chương trình Xây dựng đảng hôm nay dành phần lớn thời lượng đề cập những vấn đề mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn đảng từ Hội nghị Trung ương 4 Khoá XIII.
Một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo và quyết định tại Hội nghị Trung ương 4 Khoá XIII đang diễn ra tại Hà Nội đó là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung Quy định số 47 ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm…Chương trình Xây dựng đảng hôm nay xin dành toàn bộ thời lượng đề cập vấn đề Đảng với công tác tự chỉnh đốn, sàng lọc
, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đáng chú ý trong kết luận, Bộ Chính trị nhấn mạnh việc khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. Kết luận được ban hành như “liều thuốc” rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức.
- Kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân.
- Quyết tâm và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Hà Tĩnh đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng xác định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng bằng việc nêu gương và đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các cấp; cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kết hợp với phát huy vai trò giám sát của báo chí và nhân dân đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Điều này đặt ra những yêu cầu cao hơn về trách nhiệm tự giác nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng các cấp ủy Đảng.
Mới đây, phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh: Cán bộ, đảng viên mà trước hết là người lãnh đạo đừng bị cám dỗ bởi những lợi ích xấu xa, phải biết trọng liêm sỉ- giữ danh dự, bởi: "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.Danh dự, uy tín của cán bộ, đảng viên không thể đo đếm hay mua bằng tiền, vàng hoặc vật chất. Danh dự cũng không bỗng dưng có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện. Bởi vậy, trong nhiều bài viết, nhiều lần phát biểu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mong muốn: Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên: Hãy giữ liêm sỉ và danh dự - hãy khắc cốt ghi tâm: “Lời thề trước Đảng – Hãy giữ danh thơm tiếng tốt”. Đó là cách để bảo vệ uy tín, danh dự của Đảng một cách bền vững nhất
Trong bối cảnh cả nước đang tập trung nhân lực, vật lực để phòng chống dịch Covid 19, nhưng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn được Đảng ta tăng cường chỉ đạo và tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng ngay trong những tháng đầu của nhiệm kỳ Đại hội 13.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều khó khăn cho hệ thống chính trị và người dân. Trong bối cảnh này, vai trò của cấp ủy cơ sở được phát huy mạnh mẽ, tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên là điểm tựa cho phòng chống dịch có hiệu quả.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống chính trị và người dân thủ đô trong việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bênh... Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, vai trò của cấp ủy cơ sở được phát huy mạnh mẽ, trong đó, tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên là điểm tựa cho phòng chống dịch có hiệu quả.
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay. Tham nhũng làm tổn hại nghiêm trọng sức mạnh của chế độ, làm tổn thương xã hội và xâm hại lợi ích của nhân dân. Tham nhũng còn làm hoen ố thanh danh của Đảng, làm sụt giảm niềm tin của nhân dân. Để công cuộc phòng chống tham nhũng đạt kết quả cao thì trước hết các cấp ủy đảng và đảng viên phải thực sự vào cuộc mạnh mẽ hơn.
Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Không ngừng xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng cơ bản để phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây cũng là một trong ba khâu đột phá chiến được đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định và làm rõ.