Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Liên minh châu Âu (EU) đã trao Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ cho 9 doanh nghiệp nước ta dựa trên các cam kết và thành tích đạt được. Giải thưởng nhằm khích lệ, ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp đã vận dụng tốt các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới tại nơi làm việc và lan tỏa sáng kiến này tới công đồng doanh nghiệp Việt Nam. Mời quý vị cùng tìm hiểu những mô hình làm việc an toàn, bình đẳng, bảo vệ quyền phụ nữ trong chương trình XHCD ngày 07/12/2020:
Mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng có tiềm năng lớn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Minh chứng là năm nay, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã lấy chủ đề "Du lịch và phát triển nông thôn" cho ngày Du lịch thế giới 27/9 nhằm khẳng định vị thế và mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và nông nghiệp, nông thôn cũng như động lực phát triển trong thời gian tới. Và Đối với nước ta là một đất nước nông nghiệp với hơn 67% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn, tài nguyên cho phát triển du lịch từ khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Việc định hướng phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn với các sản phẩm du lịch cộng đồng, mô hình liên kết chuỗi du lịch - nông nghiệp; hình thành các trang trại nghỉ dưỡng nông thôn chất lượng cao… sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả hai ngành du lịch và nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững trong mối liên kết với khu vực đô thị. Để mô hình này phát triển bền vững, không mang tính tự phát, nhỏ lẻ và cần được đầu tư đúng mức, phóng viên Thu Hiền phỏng vấn ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng với diện tích đất tự nhiên và quĩ đất nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào, có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Trong những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế đã được người dân hưởng ứng tích cực và đạt được những kết quả khả quan. Nhiều hộ nông dân đã có cách làm hay, sáng tạo; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi và áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào mô hình chăn nuôi, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Thông qua phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hiện nay ở Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên vượt khó vươn lên làm giàu, làm gương cho quần chúng noi theo. Điển hình như tấm gương vượt khó trong lao động sản xuất của ông Dương Văn Thố- đảng viên ở ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho. Từ bàn tay trắng vươn lên làm giàu từ mô hình trồng bưởi da xanh thương phẩm. PV Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL có bài viết về tấm gương tiêu biểu này.
- Chính sách hỗ trợ tạo sinh kế cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay làm sao cho phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả.
- Mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch tại Đắk Lắk
- Nông nghiệp gắn kết du lịch với các trang trại, hợp tác xã
- An toàn thông tin, nhận thức và hành động
- Nông nghiệp gắn kết du lịch đang là mô hình mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các trang trại, hợp tác xã thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ và chưa được đầu tư đúng mức. Các ngành du lịch và nông nghiệp cần phối hợp và đưa ra những giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn này?
- Mã độc, lộ lọt thông tin cá nhân của các nhà mạng, các trang thương mại điện tử có lưu trữ thông tin cá nhân..
- Chấn chỉnh bạo lực học đường: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa”
Cần Thơ: Nữ sinh viên Đỗ Thị Hồng Bích 18 lần hiến máu nhân đạo
Những năm qua, nhận thấy địa phương có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu với các loại thuốc quý, có thể đem lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ chính sách được tiếp cận vốn vay chính sách. Từ nguồn vốn này, người dân đã mạnh dạn đầu tư trồng mới các loại cây dược liệu như thảo quả, sa nhân tím, sâm dây, sâm Ngọc Linh,… góp phần nâng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện, người dân nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Ghi nhận của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam:
- Người dân vẫn chủ quan, phớt lờ quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng
- Nguồn vốn vay giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.
Nếu ai đã đi trên những con đường đất gồ ghề, nhiều rác thải cách đây hơn chục năm trước thì mới thực sự cảm nhận được những đổi thay ngoạn mục tại vùng quê Nam Định ngày nay. Đi trên những con đường bê tông sạch sẽ ở các xã Hải Thanh, Hải Quang, Hải Lý… nhiều người ngỡ như mình đang bước vào một công viên sinh thái đẹp mắt, bởi không gian xanh chiếm tới 2/3 trong mỗi nếp nhà; hai bên đường là những hàng cây cảnh thẳng tắp, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ. Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, những làng quê thanh bình ở Nam Định đang ngày càng trở nên đáng sống hơn bao giờ hết, với cảnh quan “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, kinh tế trù phú. Nam Định cũng là 1 trong 2 địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN.
Đá lát vỉa hè Hà Nội được quảng cáo có độ bền 70 năm, nhưng chỉ sau 2 năm sử dụng, đá lát vỉa hè một số tuyến đường bắt đầu vỡ nát, xô lệch. Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm thuộc về ai?
Hải Dương sẽ lập "bản đồ nông sản" để đầu tư trọng điểm
Mô hình mỗi làng một sản phẩm- cần quan tâm tới yếu tố thị trường, ghi nhận thực tế tại tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp ở tỉnh Hà Nam chú trọng thực hiện tích cực, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, bảo đảm các nguồn lực cần thiết để gắn công tác giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với chăn nuôi lợn, bò thịt và gia cầm, chăn nuôi bò sữa được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những giải pháp quan trọng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng tại các khu chăn nuôi bò sữa tập trung được đầu tư xây dựng và nâng cấp; giá sữa bò tươi tương đối ổn định, tỉnh cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện cho các hộ nuôi bò học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận vốn vay…Đây là những động lực giúp người dân yên tâm hơn trong việc đầu tư chăn nuôi bò sữa, vươn lên làm giàu trên chính quê hương. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
- “Thay lời tri ân”: Chăm lo đời sống giáo viên và học sinh vùng lũ
- “ Gia Lai: Cô giáo miệt mài chăm lo cho học trò nghèo Jrai vùng khó”