Từng là vùng đất nghèo khó, huyện Như Xuân đã bứt lên trở thành điểm sáng đầy tiềm năng trong chiến lược phát triển khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ thoát khỏi huyện nghèo 30A, Như Xuân giờ đây còn được ví như bàn đạp có vai trò trung chuyển, cầu nối giữa khu vực đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa. Phóng sự của phóng viên Sỹ Đức đề cập vấn đề này:
Sở dĩ có tình trạng nhiều DN phớt lờ việc khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho CN là do số tiền nộp phạt thấp hơn số tiền phải bỏ ra để khám sức khỏe cho NLĐ. Thế nên, khi cơ quan chức năng của tỉnh vào kiểm tra, giám sát, nhiều chủ DN cố tình né tránh.
MC2: Nghị định 28 năm 2020 do Chính phủ ban hành, chính thức áp dụng ngày 15/4/2020 đã quy định: Nếu DN không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân lao động, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng. Việc tăng mức phạt đạt hiệu quả như thế nào? Sau 6 tháng áp dụng, tình hình có tiến triển ra sao? Phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Đặng Văn Khánh, Trưởng phòng Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Thưa quý vị và các bạn! Nghị định 28 năm 2020 do Chính phủ ban hành, chính thức áp dụng ngày 15/4/2020 đã quy định: Nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân lao động, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng. Việc tăng mức phạt gấp 5 lần so với quy định cũ đã đạt hiệu quả như thế nào? Sau 6 tháng áp dụng, tình hình có tiến triển ra sao? Chúng tôi bàn về nội dung này trong Xã hội Chuyển động ngày 27/10/2020. Mời quý vị đón nghe:
-Tiếp cận, hỗ trợ kịp thời người dân, giáo viên và học sinh miền Trung.
-Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật vươn lên thoát nghèo.
-Duy Tiên, Hà Nam: Phát triển chăn nuôi bò sữa xoá đói, giảm nghèo.
Tuy là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Sơn La không chỉ được mở rộng về quy mô, mà chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng được nâng lên. Đây là kết quả từ việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ đó, thu nhập của các xã viên là bà con nông dân được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều. Bích Thủy, phóng viên Đài TNVN tại khu vực Tây Bắc có bài phản ánh:
- Tuyển sinh ĐH 2020: Nhiều trường đại học địa phương đào tạo khối ngành sư phạm khó tuyển sinh liệu có nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh?
- Một số ngôi trường ở Hà Nội áp dụng mô hình mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Thưa quý vị thính giả! Từ ngày 1 tháng 11 tới đây, trẻ em là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định, được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Các cơ sở mầm non dân lập, tư thục tại các khu công nghiệp có tối thiểu 30% trẻ là con em công nhân cũng được hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên để mua sắm đồ chơi, thiết bị dạy học cho trẻ. Điều đang được nhiều người quan tâm là cơ chế giám sát tại các địa phương thế nào để Nghị định đến đúng đối tượng, sớm đi vào cuộc sống. Chúng tôi bàn nội dung này trong Xã hội chuyển động ngày 22/10/2020.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, đối với tỉnh Hòa Bình, việc phát triển kinh tế gắn liền với nâng cao đời sống của người dân được coi là một trong những mục tiêu quan trọng. Nhằm hiện thực hóa nhiệm vụ này, nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, mở ra cơ hội mới để người dân làm kinh tế, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phóng sự của Quang Huy, phóng viên Đài TNVN:
- Chuyển đổi số giải pháp phát triển ngành du lịch
- Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trang trại
- Nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo
- Cả nước chung tay ủng hộ các tỉnh Miền Trung khắc phục mưa lũ.
- Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ cam kết thoát ngheo bền vững tại Thanh Hóa.
Công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đang được huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh. Qua phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, nhiều HTX, tổ sản xuất và các mô hình nông nghiệp hàng hóa phù hợp điều kiện thực tế đã hình thành góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thành Nam, CTV Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực Đông Bắc phản ánh:
- Giải pháp nào “vá” lỗ hổng trong Sách giáo khoa lớp 1
- Thăm lớp học tình thương giữa lòng Tây Đô
Thưa quý vị thính giả! Với rất nhiều quy định được bổ sung, sửa đổi, Dự thảo Luật Công đoàn đang bàn thảo được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý hoàn thiện, đồng thời tạo thuận lợi cho các đoàn viên công đoàn, người lao động. Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi là giữ nguyên kinh phí Công đoàn 2% như hiện hành. Vậy 2% kinh phí này đang được sử dụng như thế nào, vì sao cần tiếp tục duy trì? Người lao động được lợi gì từ phí này? Chúng tôi bàn câu chuyện này trong Xã hội chuyển động ngày 15/10/2020.
Xác định rõ vấn đề quan trọng nhất trong công tác giảm nghèo là ngoài việc phải thay đổi tư duy, xóa nghèo từ tư tưởng, để người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo thì cần sự chung tay đóng góp của toàn xã hộị, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước. Vì vậy, chiến dịch truyền thông về giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, luôn được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh Hưng Yên quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện. Cùng với đó, các mô hình giảm nghèo được triển khai đồng bộ với những chủ trương đúng đắn, được người dân nhiệt tình hưởng ứng đã góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Ghi nhận của phóng viên Huyền Trang: