Một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững thời gian qua là tập trung làm tốt công tác giải quyết việc làm. Trong đó, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách để phát triển kinh tế , mở rộng sản xuất kinh doanh không ngừng phát huy hiệu quả.
- Tăng lương cơ sở: làm sao để không dẫn đến hiệu ứng tăng giá.
- “Ra khỏi màn sương”- câu chuyện người phụ nữ Mông vượt qua tục “bắt vợ”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đối với một số trường đại học do vi phạm về tuyển sinh. Nguyên nhân là do các trường này từng tuyển vượt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh công bố hàng năm. Các trường sẽ bị tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời gian 5 năm tới. Bên cạnh việc tước quyền tự xác định chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho trường theo quy định.
Điều đáng nói đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng nhiều trường vi phạm, tuyển vượt chỉ tiêu. Cuối năm 2022, Thanh tra Bộ GD-ĐT có quyết định xử phạt hành chính 78 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu của mùa tuyển sinh 2021. Phải chăng mức xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu như hiện nay là quá nhẹ nên không có nhiều tác dụng răn đe. Thậm chí có trường sẵn sàng tuyển vượt và cũng sẵn sàng chịu phạt.
Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng này để siết lại kỷ cương trong tuyển sinh khi mùa tuyển sinh 2023 đang tới gần?
Nâng thời hạn thị thực điện tử: Cánh cửa mở rộng để thu hút khách quốc tế
- Du lịch Việt cần làm gì để thích nghi trong trạng thái bình thường mới
- Độc đáo lễ cúng sức khỏe cho voi ở Đắk Lắk
Hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Qua 2 ngày thi số thí sinh đến dự thi đạt tỷ lệ 98%. Cả nước có 2.272 điểm thi và 43.032 phòng thi.
Năm nay là năm đầu tiên áp dụng Thông tư số 06 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT chính thức có hiệu lực, trong đó có sự thay đổi về danh sách vật dụng được mang vào phòng thi. Tuy nhiên, vẫn còn một số sự cố đáng tiếc xảy ra như: Vụ lộ đề thi môn Văn và môn Toán hay vẫn còn thí sinh vi phạm quy chế như mang điện thoại vào phòng thi hoặc phòng chờ…
Ở bài 2 của loạt bài Người Hà Nội văn minh thanh lịch: “Chất” Hà Nội – Hun đúc tinh hoa, chúng tôi đã nói về việc cần xây dựng môi trường văn hoá cho Hà Nội. Cùng với những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Vậy với Thủ đô, cần làm thế nào để phát huy vai trò của các chủ thể văn hoá - xây dựng con người có nhân cách trong môi trường văn hóa lành mạnh? Mời quý vị và các bạn nghe bài cuối loạt bài Người Hà Nội văn minh thanh lịch: “Chất” Hà Nội – Hun đúc tinh hoa với tựa đề Xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp:
Đảm bảo quyền lợi của du khách mùa cao điểm du lịch hè 2023
- Tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh khai thác sản phẩm du lịch mới mùa du lịch hè 2023
- Yên Bái nâng cao "chỉ số hạnh phúc" trong mỗi gia đình
Ở bài đầu tiên trong loạt bài Người Hà Nội văn minh thanh lịch: “Chất” Hà Nội – Hun đúc tinh hoa, chúng tôi đã đề cập những thách thức đang đặt ra với văn hóa Hà Nội khi kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, chóng vánh, văn hóa ngoại lai ồ ạt tràn vào. Để góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Thủ đô, Hà Nội đã ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử, triển khai Luật Thủ đô và đặc biệt là Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 với 18 chỉ tiêu cụ thể. Mời quý vị và các bạn nghe bài 2 của loạt bài với nhan đề: Xây dựng môi trường văn hóa thủ đô để giữ nếp sống văn minh.
Hơn một nghìn năm lịch sử với bao biến cố, thăng trầm, Hà Nội vẫn luôn sầm uất, thu hút nhân tài khắp nơi cùng chung sức chung lòng xây dựng thành phố, kiến tạo đất nước. Và qua sàng lọc tự nhiên, “chất” Hà Nội, những tinh hoa văn hóa được tích lũy từ nghìn năm ấy vẫn luôn lắng đọng lại những gì tinh túy nhất, tiêu biểu nhất và làm nên hồn cốt của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thế giới ngày càng “phẳng” hơn, thì có rất nhiều thách thức đối với việc giữ gìn, phát triển và phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội. Xuất phát từ vấn đề này, phóng viên Bích Ngọc thực hiện loạt 3 bài với chủ đề: Người Hà Nội văn minh, thanh lịch: “Chất” Hà Nội– Hun đúc tinh hoa. Bài 1 có chủ đề: “Chất” Hà Nội giữa bộn bề thách thức. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng các địa phương đã phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng bán thuốc lá điện tử (TLĐT) chứa chất ma túy. Cùng sự mới lạ của TLĐT là những lời quảng cáo hấp dẫn đã đánh trúng tâm lý thích thể hiện “cái tôi” của tuổi mới lớn. Đây là hiện tượng nguy hại, gây ra nhiều hiểm họa cho xã hội, cần được ngăn chặn kịp thời. Nhân ngày Toàn dân phòng chống ma túy (26/6), chương trình đề cập nội dung: Ma tuý “núp bóng” thuốc lá điện tử: Hiểm hoạ trong giới trẻ.
Với những điều kiện đặc thù về khí hậu, cảnh quan cùng sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc và không gian sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là những tiềm năng và lợi thế rất lớn để các địa phương triển du lịch. Chỉ cần đầu tư một khoản tài chính vừa phải, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa khác biệt, các hộ gia đình, địa phương có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng, nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống một cách hiệu quả. Trong tương lai, đây sẽ là xu hướng du lịch hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng thay đổi tư duy làm ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
Việc nâng cao ý thức tiết kiệm thực phẩm, chống lãng phí không chỉ đặt ra những vấn đề trọng tâm tại Việt Nam mà còn nhận được sự hưởng ứng trên toàn cầu. Đã có nhiều mô hình hiệu quả nhằm giảm tối đa mức lãng phí lương thực thực phẩm và xây dựng chiến lược chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, phát triển bền vững. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị những mô hình này:
Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững - mạng lưới một hành tinh đã được tổ chức thành công, truyền tải thông điệp về thương hiệu nông nghiệp Việt Nam ra quốc tế là “nhà cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.