logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Cập nhật : 11:11 26/5/2024
Phóng sụ ảnh: Thăm đền An Sinh nơi quê gốc nhà Trần ở Đông Triều Quảng Ninh

VOV1 - Đền An Sinh không chỉ là nơi thờ các vị vua và danh tướng nhà Trần mà còn ghi dấu những trầm tích lịch sử, văn hoá của Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh) - một phần cấu thành quan trọng trong Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Vùng đất Đông Triều (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) có tên cổ là An Sinh, được chính sử coi là quê gốc của nhà Trần – một trong những triều đại phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau khi Thái Tông Trần Cảnh lên ngôi, năm 1237, vua lấy vùng đất An Sinh và lân cận cấp cho anh trai Trần Liễu làm đất thang mộc, đời đời ở đất ấy để sinh sống và trông coi phần mộ, thờ cúng tổ tiên.

An Sinh Vương Trần Liễu cho xây dựng Phủ đệ, đền miếu thờ cúng tổ tiên. Trong đó, đền An Sinh (hay điện An Sinh) xây dựng năm 1381, ban đầu là nơi thờ 5 vị hoàng đế triều Trần. Hiện nay, đền thờ 8 vị hoàng đế, An Sinh Vương Trần Liễu, Thiện Đạo Quốc Mẫu Phu nhân và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 

Đền An Sinh (nay thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) ở vị thế trung tâm của cả quần thể gồm 14 di tích trong Khu di tích lịch sử nhà Trần, trong đó nổi bật có đền, Thái miếu, 7 lăng mộ vua Trần, các chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngoạ Vân (gắn với con đường tu tập của Tam tổ Trúc Lâm)... Năm 1962, đền được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2013, Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Nằm trên quả đồi thấp, Đền tựa lưng về vòng cung Yên Tử trập trùng phía xa, có ruộng đồng, làng xóm quây quần bao quanh. Xuyên qua con đường dưới những tán cây rợp mát, du khách có thể tham quan khuôn viên đền với tổng diện tích 2,5 ha.

Đền An Sinh ngày nay được trùng tu trong giai đoạn 1997-2000 trên nền những dấu tích tu bổ của nhiều triều đại. Đền có cấu trúc hình chữ công, trong sân có 14 cây hoa đại tượng trưng 14 đời vua Trần, 175 cây hoa sữa tượng trưng cho 175 năm trị vì của vương triều Trần,và 8 cây vạn tuế tượng trưng cho 8 vị vua thờ trong Đền.

Hành trình chiêm bái tại đền An Sinh cũng là hành trình tưởng nhớ các vị tiền nhân với những chiến công dựng nước và chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông với hào khí Đông A oanh liệt. Gian trung đường cũng có đôi câu thơ của vua Trần Nhân Tông: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông nghìn thuở vững âu vàng).

Đặc biệt, qua quá trình khảo sát khảo cổ học nhiều năm qua, đền An Sinh cũng là "bảo tàng" lưu giữ những hiện vật từ thời Trần, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nổi bật là các chân tảng đá kê cột, gạch ngói, cấu kiện tháp, bát đĩa…

Không gian trưng bày di sản văn hóa nhà Trần trong khuôn viên đền An Sinh có nhiều hiện vật quý, đa dạng các chất liệu, kích thước, màu sắc, khẳng định giá trị lịch sử văn hóa mĩ thuật to lớn của các di tích trong quần thể. 

Giai đoạn 1958 - 1975, khu vực đền An Sinh trở thành trường học của học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học tập trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và sau này là trường Sư phạm Quảng Ninh tiếp quản. (Trong ảnh: Tấm bia nặng 7,5 tấn do các cựu học sinh miền Nam dựng tại đền năm 2004)

Năm 2000, lễ hội đền An Sinh được khôi phục lại và ngày 20/8 Âm lịch hàng năm trở thành ngày lễ hội truyền thống. Đây là dịp để nhân dân và du khách thập phương đến tham dự, dâng hương tưởng niệm các vua Trần, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt văn hoá, thể thao gắn bó cộng đồng của người dân An Sinh nói riêng. 

Đền An Sinh cùng với các di tích khác trong Di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều liên tục được tôn tạo, trùng tu qua nhiều năm, không chỉ mang ý nghĩa tiếp nối, phát huy những giá trị lịch sử văn hoá truyền thống của cha ông mà còn phục vụ phát triển du lịch tại địa phương. Từ năm 2016 đến tháng 4/2024, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần đón trên 1,7 triệu lượt khách tới tham quan, chiêm bái. 

Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều cùng với 5 Khu di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đang đứng trước cơ hội trở thành Di sản thế giới. Dự kiến UNESCO sẽ xem xét việc công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới vào năm 2025./.

TRƯỜNG GIANG/VOV ĐÔNG BẮC 


Tải file

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: