logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Cập nhật : 15:5 17/10/2024
Bảo hiểm – Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (17/10/2024)

Phát triển thị trường bảo hiểm mạnh mẽ không chỉ giúp bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi những tổn thất không mong muốn, mà còn tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế. Đây là nhận định chung của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm và các Đại biểu Quốc hội tại buổi Tọa đàm về ngành bảo hiểm do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức sáng nay tại Hà Nội:

Tấm lá chắn bảo vệ người dân, doanh nghiệp khỏi tổn thất trước thiên tai

Các đại biểu cho rằng, các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm sức khỏe, và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển… đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân vượt qua khó khăn khi xảy ra sự cố. Nhờ cơ chế bảo hiểm, giúp giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước, cho ngân hàng và cho toàn xã hội. Đơn cử như bão số 3 vừa qua gây thiệt hại cho nền kinh tế hơn 80 nghìn tỷ đồng. Trong số này gần 13 nghìn tỷ đồng là có tham gia bảo hiểm, được các công ty bảo hiểm chi trả, bồi thường, qua đó giúp tổ chức, cá nhân có nguồn vốn phục hồi sản xuất, ngân hàng giảm nợ xấu. Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm ABIC cho biết: ngay trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ, hàng trăm nhân viên, cán bộ của công ty cùng với các cán bộ của ngân hàng mẹ là Agribank đã trực tiếp gặp gỡ khách hàng vùng dự báo bị ảnh hưởng để tuyên truyền hướng dẫn phòng tránh, góp phần giảm thiểu rủi ro. Sau khi bão đổ bộ, đơn vị huy động 15 đoàn tỏa đi xuống hiện trường các vùng bị thiên tai cùng với khách hàng thống kê thiệt hại, tạm ứng khoản tiền bồi thường trong thời gian chờ hoàn thiện thủ tục. “Những lúc như thế này khách hàng cần mình nhất, mình phải thể hiện rõ vai trò đồng hành và sẻ chia gánh nặng, khách hàng sớm nhận được tiền bồi thường khi nào thì sớm có dòng vốn quay vòng tái sản xuất khi đó” – ông Phong chia sẻ và cho biết, qua cơn bão số 3 này, chúng tôi tiếp tục rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục để ngày càng hoàn thiện quy trình bồi thường cho khách hàng một cách nhanh nhất và kịp thời nhất.

Bà Đoàn Thị Thu Huyền Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) thì cho biết, tổng số tiền mà BIC bồi thường cho khách hàng trong đợt bão lũ số 3 vừa rồi là khoảng 700 tỷ đồng. Thiên tai địch họa xảy ra là điều không mong muốn và ngày càng khó dự báo. Khi tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, xảy ra rủi ro sẽ được bảo hiểm bồi hoàn đầy đủ và kịp thời, giúp hạn chế tổn thất thấp nhất cho khách hàng. “Đơn vị cũng đã tích lập dự phòng rủi ro hàng năm theo đúng quy định nên khoản tiền bồi thường mặc dù lớn nhưng không ảnh hưởng đến an toàn vốn và hoạt động của công ty bảo hiểm” – bà Huyền khẳng định.

 

Còn theo bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Vietinbank (VBI), số tiền đơn vị dự kiến bồi thường cho khách hàng bị thiệt hại sau bão lũ số 3 vừa qua là gần 1 nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung 4 loại hình chính là: tổn thất thiệt hại tài sản, nhà xưởng, hàng hóa, máy móc; tàu hàng; tổn hại về xe cơ giới. “Khi bão xảy ra, công ty huy động toàn bộ nhân viên tư vấn cho khách hàng cùng chung tay giảm thiểu tổn thất”.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua càng cho thấy vai trò thiết yếu của bảo hiểm. Không chỉ là bồi thường thiệt hại, giúp khách hàng có nguồn tiền khôi phục sản xuất, mà quan trọng hơn nữa khi các công ty bảo hiểm chủ động tư vấn hướng dẫn giúp khách hàng phòng ngừa khi thiên tai xảy ra. “Như chúng ta đã biết, hoạt động sản xuất kinh doanh liền mạch là yếu tố quan trọng, khi công ty bảo hiểm tư vấn cho khách hàng giảm tổn thất, thì đồng nghĩa với việc sản xuất sẽ khôi phục nhanh hơn – đây cũng là một giá trị của bảo hiểm mà ít được truyền thông và xã hội nhắc tới”, ông Phan Đức Hiếu khẳng định.

Một khía cạnh quan trọng khác mà nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhắc tới là vai trò của bảo hiểm trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Trong các thời kỳ khủng hoảng tài chính hoặc thiên tai, bảo hiểm có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho các chính phủ và doanh nghiệp, giúp duy trì sự ổn định của nền kinh tế và ngăn chặn những cú sốc tiêu cực lan rộng. Bảo hiểm không chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi bảo hiểm hoạt động hiệu quả, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ sự ổn định tài chính và các nguồn vốn dài hạn từ các quỹ bảo hiểm. Đặc biệt, trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, vai trò của bảo hiểm càng trở nên quan trọng.

Vai trò lớn nhưng còn nhiều rào cản

Vai trò của bảo hiểm lớn và đa diện như vậy nhưng thực tế thị trường lại phát triển rất chậm chạp. Ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính phát biểu tại tọa đàm dẫn chứng, trong hơn 80 nghìn tỷ đồng thiệt hại sau bão số 3 vừa qua, chỉ có gần 13 nghìn tỷ đồng được bảo hiểm, tức chiếm chỉ chưa đầy 17%. Trong khi ở Mỹ, số tài sản được bảo hiểm lên tới 71%. Nguyên nhân được các đại biểu chỉ ra nhiều, song tựu chung là do nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt, khủng hoảng niềm tin liên quan đến việc bán bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng thời gian qua ở một số đơn vị đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm phi nhân thọ. Từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm kiến nghị: cơ quan chức năng cần có cơ chế xử lý nghiêm minh và kịp thời những đơn vị, những tư vấn viên kinh doanh bảo hiểm thiếu chuẩn mực, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch. Công ty bảo hiểm làm ăn đoàng hoàng, đúng pháp luật được bảo vệ, khuyến khích phát triển, công ty làm ăn gian dối, mập mờ, tư vấn viên yếu kém thì cần xử lý thích đáng.

Với vai trò quan trọng của bảo hiểm trong việc hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, các đại biểu cho rằng, cần có những giải pháp đột phá nhằm mở rộng phạm vi bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường niềm tin của khách hàng. Đặc biệt, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhất là liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng, nhằm góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng nhanh hơn và bền vững hơn.

Đồng tình quan điểm này, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng, dưới góc độ của doanh nghiệp bảo hiểm cần nâng cao chất lượng và sự chuyên nghiệp của tư vấn viên – những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Về phía xã hội và các cơ quan quản lý có ý thức chính trị để đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, thực sự là lá chắn vững chắc cho các tổ chức, cá nhân và rộng ra là nền kinh tế.

Thanh Trường

Chủ đề : Baohiemlachanthep

Tải file

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: