Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với 1 số Bộ, Ngành Trung ương bàn giải pháp hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở tại các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên và miền núi phía Bắc.
Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở tỉnh miền núi Sơn La thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là trong số các đối tượng bị bắt giữ, nhiều người ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh. Đây thực sự là hồi chuông báo động, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của gia đình và toàn xã hội nhằm ngăn chặn, đẩy lùi.
Chiều nay, Quốc hội nghe các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sánh nhà nước 5 năm 2021-2025. Các báo cáo của Chính phủ đều thể hiện sự quyết tâm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Liên tiếp trong nhiều năm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nằm trong Top đầu về chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn. Điều này đã tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ thực thi công vụ sợ sai, né tránh trách nhiệm. Ở bài 1 loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên” của Phóng viên Thanh Hà, thường trú tại miền Trung, Làm thế nào để nhận diện và xử lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức này? Mời quý vị và các bạn nghe bài thứ hai với nhan đề “Nhận diện cán bộ sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”.
Tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang xảy ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển. Tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vì sự phát triển của thành phố. Từ thực tế ở Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên”. Bài 1 - “Cán bộ sợ sai: Người dân, doanh nghiệp khổ nhọc đủ đường”.
Tại huyện Krông Pắk, một kênh thuỷ lợi gần 15 tỷ đồng đã được UBND huyện “quyết tâm” đầu tư, mặc cho cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT khuyến cáo không nên vì không hiệu quả. Kết quả, công trình đã không thể sử dụng, bị bỏ hoang và hiện nay đang vùi trong bùn đất, nhiều vị trí sạt lở trầm trọng là cái bẫy nguy hiểm với người dân.
Thực hiện phong trào “Vì đàn em thân yêu”, Tỉnh đoàn Gia Lai đã trao tặng hơn 50 mô hình sinh kế cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Ngô Vĩ Nhân, nhà khoa học trưởng về thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc, hôm qua (22/10) đã công bố kế hoạch khám phá không gian sâu của nước này trong 15 năm tới.
Tăng cường năng lực nội sinh, củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế trong thời gian tới, đó là 1 trong 7 đề nghị trong Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 sáng nay.
Sau gần 1 tuần nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân gặp nạn trên 2 tàu QNa 90129 TS và QNa 90927 TS, đến nay lực lượng chức năng đã cứu nạn, đưa 78 ngư dân và 2 thi thể ngư dân về đất liền. Hiện, vẫn còn 13 ngư dân mất tích chưa được tìm thấy, đến cuối ngày 22/10, các lực lượng kết thúc tìm kiếm.
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024). Ngay khi nhận được kế hoạch, các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai và phát động người dân cùng hưởng ứng với nhiều hình thức. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực về vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị, chung tay giữ gìn bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong mỗi người.
Theo Báo cáo, tổng số điểm Chỉ số CCHC của Bộ Tư pháp năm 2022 là 90.63/100 điểm – xếp thứ 2/17 Bộ, ngành. Đây là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp duy trì nhóm 3 Bộ dẫn đầu về Chỉ số CCHC cấp Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như điểm đánh giá qua điều tra xã hội học. Trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2022, Bộ Tư pháp cũng đạt chỉ số điểm cao, xếp thứ 1/17 Bộ ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Kết quả đó đã tiếp tục phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ của Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực CCHC của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua rà soát số điểm trừ của Bộ Tư pháp cũng như qua phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc chấm điểm năm 2022, Văn phòng Bộ nhận thấy trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại Bộ còn một số hạn chế. Trong đó, có 2 lĩnh vực nằm ngoài top 3 vị trí xếp hạng theo lĩnh vực là Cải cách chế độ công vụ (xếp thứ 9/17 Bộ); Cải cách tài chính công (xếp thứ 5/17 Bộ) và Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số (xếp thứ 9/17 Bộ)… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC của Bộ, trọng tâm là các nội dung đánh giá Chỉ số CCHC, Văn phòng Bộ Tư pháp đề nghị các đơn vị rà soát các nội dung bị trừ điểm tại Chỉ số CCHC năm 2022 của Bộ Tư pháp, rút kinh nghiệm và chủ động hoặc tham mưu Lãnh đạo Bộ các giải pháp để khắc phục. Các đơn vị thuộc Bộ cần đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án, văn bản được giao chủ trì soạn thảo thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2023 và hoàn thành đúng hạn việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Nhiều năm qua, nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được cộng đồng người Việt tại Séc đặc biệt quan tâm, trong đó công tác dạy tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo được xác định là khâu đặc biệt quan trọng. Việc hiểu và sử dụng được tiếng Việt sẽ là sợi chỉ gắn kết những người con xa quê thêm yêu và lan tỏa các giá trị tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước cũng như nuôi dưỡng tâm hồn và cốt cách của người Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị tình cảm đoàn kết hợp tác giữa Cộng hòa Séc với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác.