Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam lồng ghép nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để liên kết, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Khu vực miền núi và vùng đồng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam dần hình thành nhiều hợp tác xã, chuỗi liên kết sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Tỉnh Quảng Nam phấn đấu trở thành vùng dược liệu đại diện cho miền Trung và Tây Nguyên.
Với hơn 50 chương trình hoạt động, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024 sẽ được tổ chức kéo dài trong 1 tháng nhằm góp phần làm giảm mật độ cao điểm, tránh tình trạng quá tải du khách. Sự kiện được kỳ vọng sẽ đón 2 triệu khách du lịch, trong đó có khoảng 60.000 lượt khách quốc tế, với tổng doanh thu dự kiến 3.600 tỷ đồng.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, mặc dù chính phủ nước này đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực, nhưng thu nhập thực chất của người lao động lại tiếp tục giảm do vật giá tăng cao.
Với quan điểm “phát triển công nghiệp văn hoá đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá”, thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong cả nước đã có nhiều giải pháp và tổ chức triển khai. Tuy nhiên, kết quả còn lẻ tẻ do thiếu những sản phẩm đặc trưng, nổi trội của từng vùng miền.
Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột cũng là thành phố đậm bản sắc văn hoá của khu vực Tây Nguyên, có nhiều thương hiệu cà phê lớn và có lễ hội cà phê cấp quốc gia. Đây là những điều kiện ban đầu thuận lợi để tỉnh Đắk Lắk triển khai xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”.
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án giảm phát thải, mức đầu tư hơn 468 tỷ đồng, với hy vọng sẽ góp phần giảm thiểu phát thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Từ tháng 11 đến cuối năm là mùa thấp điểm du lịch ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhằm kích cầu tiêu dùng và thu hút khách, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có nhiều ưu đãi, giảm giá kèm nhiều dịch vụ, sản phẩm kéo dài thời gian lưu trú và tăng trải nghiệm cho du khách.
Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử đang được tỉnh Tuyên Quang tập trung đẩy mạnh. Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp và doanh nghiệp, người dân nơi đây đã dần thay đổi thói quen mua sắm, thanh toán không dùng tiền mặt.
Phát triển xanh bao hàm trong đó cả chuyển đổi xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh đã dần trở thành một xu hướng tất yếu, một yêu cầu bắt buộc đối với tác cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn xem đây là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn. Nhiều doanh nghiệp khác muốn thực hiện nhưng thiếu thông tin, thiếu nguồn lực, thiếu sự kết nối...Báo chí và truyền thông tạo ra các kênh để kết nối thông tin, thay đổi nhận thức của nhiều doanh nghiệp bằng chính hoạt động nghiệp vụ của mình. Trong thực tế, vai trò này của báo chí truyền thông đang cần được nâng cao.
Tiếp tục kỳ họp thứ 8, hôm nay 7/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu nhất trí nhiều nội dung sửa đổi của 1 luật sửa 7 luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn về lĩnh vực tài chính ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng thẩm quyền cho địa phương, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, ngân sách Nhà nước và các nguồn lực ngoài Nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
“Phát triển đại học bền vững: Cơ hội và thách thức” là chủ đề Hội thảo Khoa học Quốc tế do Đại học Đà Nẵng tổ chức sáng nay (7/11) tại thành phố Đà Nẵng. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994 - 2024).
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, đơn vị tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu Quốc gia” năm 2024 với 2 nhãn hiệu nổi tiếng là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tại Lễ Công bố sản phẩm đạt “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” lần thứ 9 năm 2024 diễn ra ngày 04/11/2024.
Đây cũng là lần thứ 6 liên tiếp PVFCCo có được vinh dự này kể từ lần tham gia đầu tiên năm 2014, tiếp tục khẳng định vị thế của mình là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nằm trong nhóm những thương hiệu có giá trị nhất tại Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế của mình không chỉ ở thị trường nội địa mà còn vươn tầm ra quốc tế.
Với Slogan “Cho mùa bội thu”, sau hai thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay PVFCCo đã có bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện gồm Đạm Phú Mỹ, các công thức đa dạng của NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ và các dòng sản phẩm chuyên dụng dành cho nông nghiệp đô thị. PVFCCo đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh chính trị của mình khi cung ứng cho ngành nông nghiệp gần 20 triệu tấn phân bón chất lượng cao với giá cả hợp lý, góp phần giữ ổn định thị trường trong nước và thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới.
Phá vỡ kỷ lục thành công trước đó, năm nay Nestlé Việt Nam có màn đánh dấu cột mốc thành công mới đầy ấn tượng tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024 với 12 giải thưởng xuất sắc ở các hạng mục chiến lược tiếp thị di động và truyền thông.
Tổng bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo các đại biểu Quốc hội đây cũng chính là tâm tư nguyện vọng của cử tri, kỳ vọng chủ trương của Đảng và sự quyết liệt của người đứng đầu trong thực hiện sẽ là giải pháp khắc phục những chồng chéo, lãng phí, tiêu cực hiện nay, để bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.