logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang về Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam (1/5/2021)

Việt Nam vừa kết thúc Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với những sáng kiến, đề xuất được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, trên cơ sở thành công của Tháng Chủ tịch HĐBA trong tháng Tư này, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang về kết quả Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam.

Hải Phòng: Chăm lo đời sống công nhân lao động, không chỉ trong Tháng Công nhân (1/5/2021)

Thành phố Hải Phòng hiện có hơn 303.800 công nhân, viên chức, lao động, với gần 284.000 đoàn viên công đoàn. Chăm lo đời sống vật chất cho công nhân, tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa... nhằm nâng chất lượng cuộc sống người lao động không chỉ được các tổ chức công đoàn, các doanh nghiệp triển khai thực hiện trong Tháng Công nhân mà đã trở thành việc làm thường xuyên. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động càng được Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng chú trọng đẩy mạnh.

Anh hùng LĐ Nguyễn Trọng Thái và sự lan tỏa khát vọng vượt lên chính mình (1/5/2021)

Kỷ luật, đồng tâm và sáng tạo luôn là truyền thống, là niềm tự hào của mỗi công nhân vùng mỏ Quảng Ninh anh hùng. Được gọi là những người "Ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ", chính trong môi trường tối tăm, điều kiện khắc nghiệt của hầm lò, những tấm gương lao động tiên tiến như ánh đèn mỏ sáng rọi và lan tỏa nhiệt huyết cống hiến, tinh thần lao động đến những người thợ mỏ. Anh Nguyễn Trọng Thái là một tấm gương như vậy: luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với rất nhiều sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất đã được áp dụng... thợ lò Nguyễn Trọng Thái đã vinh dự nhận nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Học Bác phải thực chất và trách nhiệm mới thành công được (1/5/2021)

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Người khẳng định: đoàn kết là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng Đảng, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng, Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, là nền tảng cho mọi thành công. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước ngày nay, nhiều cá nhân, tập thể đã vận dụng, phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong học tập, lao động và sản xuất.

Loạt bài: Quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội? Bài một: "Rời rạc như không gian ngầm Hà Nội" (27/4/2021)

Hầm đường bộ bỏ hoang, các công trình ngầm tự phát, rời rạc, không thể kết nối... đó là 2 trong số nhiều bất cập liên quan đến việc phát triển không gian ngầm tại Hà Nội hiện nay. Đây cũng là vấn đề được dư luận quan tâm khi Hà Nội công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô mới đây. Vậy với một thành phố thủ đô như Hà Nội, quy hoạch, kết nối không gian ngầm cần phải được triển khai như thế nào?

Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2019, 2020 và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á- Thái Bình Dương (25/04/2021)

- Sáng 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2019, 2020 và Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương cho 116 doanh nghiệp.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng cao nhất trong hệ thống pháp luật về chất lượng, sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trao tặng hàng năm, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Giải thưởng được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) chủ trì triển khai. Dự và trao giải cho các doanh nghiệp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, lãnh đạo một số bộ, ngành và đông đảo các doanh nghiệp tham gia giải thưởng.
Kênh Thời sự VOV1- Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp Lễ trao Chất lượng Quốc gia 2019, 2020 và Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương.

Vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - "Chiếc lá đầu tiên" đã bay đi (23/4/2021)

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, sinh ngày 07 tháng 2 năm 1952, vừa qua đời vào hồi 16h30 phút ngày 19 tháng 4 năm 2021 tại Hà Nội sau một cơn tắc nghẽn phổi mãn tính. Suốt nhiều năm qua, anh là người bạn thân thiết với các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng, trong đó có những chương trình anh đóng vai trò là khách mời thường xuyên. Phóng viên Đỗ Anh Vũ, Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam viết về anh như một nén tâm nhang kính viếng người đã khuất.

QH bầu một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và Tổng kiểm toán Nhà nước (07/04/2021)

Tiếp tục quy trình nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, sáng nay, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đã bầu ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước; ông Bùi Văn Cường giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội và bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội.

Đại biểu kỳ vọng nhân sự mới của các cơ quan thuộc Quốc hội (06/04/2021)

Chiều ngày 6/04, UBTVQH trình danh sách đề cử để QH bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước và QH bầu các chức danh này bằng hình thức bỏ phiếu kín vào sáng 7/4. Bên lề Quốc hội, nhiều đại biểu kỳ vọng, các nhân sự mới được bầu của các cơ quan thuộc Quốc hội sẽ phát huy được thành quả, thành tích mà nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã đạt được và triển khai tốt các công việc đang thực hiện, đặc biệt là hoạt động giám sát thực hiện chính sách và bầu cử Quốc hội khóa XV sắp tới.

Loạt bài: "Thuốc lá điện tử - “cái chết trắng” bủa vây giới trẻ". Bài 2: "Hành động kịp thời trước hiểm họa của Thuốc lá điện tử" (06/04/2021)

Như phản ánh trong bài viết ngày 5/4, được quảng bá như một giải pháp hữu hiệu, thay thế thuốc lá truyền thống; không gây nghiện, không độc hại, hương thơm dễ chịu, không hôi miệng... thuốc lá điện tử nhanh chóng trở thành trào lưu "thời thượng" trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thuốc lá điện tử gây hại cho sức khỏe như thuốc lá điếu thông thường. Vậy, thuốc lá điện tử nguy hiểm như thế nào? Giải pháp nào khi thuốc lá điện tử đang ngày ngày len lỏi vào các trường học, với những hậu quả khó lường?

Loat bài: "Thuốc lá điện tử - “cái chết trắng” bủa vây giới trẻ". Bài 1: "Thuốc lá điện tử “tấn công” trường học". (05/04/2921)

Thuốc lá điện tử đã và đang xâm nhập vào giới trẻ như một trào lưu được cho là “thời thượng”, nhưng lại ẩn chứa không ít những nguy hại khôn lường. Với thiết kế bắt mắt, tiện dụng, và nhiều hương vị, thuốc lá điện tử được giới trẻ, trong đó có cả học sinh sử dụng rộng rãi. Hệ lụy là không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống thói quen, mà thậm chí còn gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên.

Ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ (05/04/2021)

Chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thực hiện nghi thức tuyên thệ dưới cờ Tổ Quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước. Trước đó, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát biểu nhậm chức sau lễ tuyên thệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các đồng chí Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng các thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tất cả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc.

Loạt bài: Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng. Phần 2: "Đề án giãn dân phố cố cần cơ chế đột phá" (3/4/2021)

Như đã nêu trong phần 1 của loạt bài viết Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng, hơn hai thập niên triển khai nhưng đến nay, lãnh đạo TP Hà Nội vẫn chưa trả lời được câu hỏi: di dân phố cổ đi đâu? ai là người đi, ai được ở lại và đảm bảo sinh kế cho người dân ở nơi mới ra sao?
Một tín hiệu đáng mừng mới đây, sau 10 năm, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử. Đây được coi là là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần giúp Hà Nội kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phổ cổ, phố cũ, cũng như thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án giãn dân phố cổ. Nhưng để làm được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới. Loạt bài: Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: dở dang và kỳ vọng. Phần 2 nhan đề: Đề án giãn dân phố cố cần cơ chế đột phá.

Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng (3/4/2021)

Chủ trương giãn dân phố cổ được Hà Nội đặt ra từ hơn 20 năm trước, với mốc ban đầu dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn đang dở dang mới triển khai giai đoạn 1. Hàng nghìn hộ dân phố cổ vẫn đang sống trong những căn nhà sập xệ, tăm tối, thậm chí rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do trong cấu trúc của đề án giãn dân, thành phố Hà Nội mới chỉ chú trọng tới việc tạo nhà ở mà chưa có chính sách đền bù một cách linh hoạt, thỏa đáng và chưa tính đến phương kế tổng thể chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân nơi ở mới.
Nhiều người dân thất vọng bởi hơn thập niên vẫn chưa thấy bóng dáng mẫu khu nhà tái định cư của Đề án giãn dân phố cổ với hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo cuộc sống. Khi nào thì cuộc cuộc sống của người dân phố cổ mới được an cư? Loạt bài: Đề án giãn dân phố cổ Hà Nội: Dở dang và kỳ vọng. Phần 1 nhan đề: Giãn dân phố cổ Hà Nội: Đi cũng dở mà ở không xong.

Nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp hơn 46 nghìn tỷ đồng (03/04/2021)

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) còn khá phổ biến. Tính đến nay, tổng số tiền nợ trong cả nước khoảng hơn 46 nghìn tỷ đồng. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Số người đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn có chiều hướng gia tăng.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: