logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Người lao động Phú Yên phấn khởi khi nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Phú Yên là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Với hơn 3.000 ca mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng, Phú Yên phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16 của Chính phủ trong thời gian dài, khiến các doanh nghiệp, người lao động gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 116 của Chính phủ ngày 24/9/2021 và Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Phú Yên đã triển khai hỗ trợ cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống:

Loạt bài: Bản lĩnh trong đại dịch:
Bài 1: Vững vàng đối mặt với đại dịch (26/10/2021)

Thời điểm này, cả nước đã trải qua những tháng ngày đáng nhớ khi lần thứ 4 phải đương đầu với những thử thách cam go lịch sử, chiến đấu chống lại dịch Covid 19- kẻ thù hiểm ác mà vô hình có ở khắp mọi nơi, gây bao hệ luỵ nặng nề, cướp đi cả cuộc sống bình thường nhất. Nếu tính từ thời điểm dịch xuất hiện lần đầu tiên tại nước ta đến nay đã gần 2 năm, kẻ thù mang tên vi rút Cô-rô-na, Sars-CoV-2, rồi biến chủng Delta nguy hiểm, với tốc độ lây nhiễm nhanh chẳng khác nào cơn hồng thuỷ đã để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Vậy nhưng, chính trong những lúc “bão táp, mưa sa”, chính trong những tình huống cấp bách, lại càng trui rèn thêm bản lĩnh vững vàng của Đảng trước gian nguy. Trước một đại dịch rộng khắp, nguy hiểm, chưa từng có tiền lệ như dịch Covid-19, Đảng đã nhìn rõ nguy cơ, hệ luỵ có thể xảy ra và ngay từ đầu đã có những chủ trương, quyết sách thống nhất xuyên suốt, kiên quyết, linh hoạt để chỉ đạo toàn hệ thống chính trị sẵn sàng đương đầu và triển khai sáng tạo, hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Bắt đầu từ chương trình hôm nay 26/10, Đài TNVN phát sóng loạt bài của nhóm phóng viên Ban Thời sự với chủ đề: “Bản lĩnh trong đại dịch”. Bài 1 có nhan đề: “Vững vàng đối mặt với đại dịch”.

Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam bàn giải pháp vượt đại dịch

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kéo theo các thay đổi về thị trường lao động, đặt ra những thách thức lớn trong thực hiện an sinh xã hội của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 3 năm 2021 để đánh giá kết quả thời gian qua và định hướng nhiệm vụ thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh.

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để phù hợp với các cam kết quốc tế (25/10/2021)

Ngày 26/10, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. Trước phiên thảo luận, phóng viên Đài TNVN ghi nhận một số ý kiến của đại biểu bên hành lang Quốc hội. Theo các đại biểu: Đây là dự án chuyên sâu, đòi hỏi cần quy định phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan được Quốc hội ban hành thời gian qua.

Đưa chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào cuộc sống

Bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng các địa phương đã từng bước đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực.

Lão Nông tăng trong ngôi cổ tự (23/10/2021)

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viên tịch sau 105 năm trụ thế, 85 năm hạ lạp. Lấy tự học để trau mình, sống khiêm tốn, giản dị và ẩn mình, Ngài đã dành cả cuộc đời đem giáo lý nhà Phật, đức hạnh của bậc chân tu giáo hóa chúng sinh, thắp sáng ngọn đèn Tổ đạo, với quan niệm, “Người tu có nhiều con đường, nhưng cuối cùng vẫn tìm đến sự giác ngộ”. Mời quí vị đến với chùa Ráng, đến với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ qua ký sự chân dung “Lão Nông tăng trong ngôi cổ tự”, do Vân Thiêng, phóng viên Đài TNVN thực hiện.

Đề xuất mở lại các chuyến bay quốc tế: Việc tất yếu nhưng phải đảm bảo an toàn (23/10/2021)

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch mở lại đường bay quốc tế và nếu được phê duyệt thì sẽ triển khai ngay trong tháng tới. Bên hành lang cuộc họp Quốc hội, các đại biểu cũng nhận định, đây là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong điều kiện chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước phục hồi nền kinh tế của nước ta. Tất nhiên, việc triển khai phải đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Nghịch lý giá lợn hơi - lợn thịt: Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói gì? (23/10/2021)

Tình trạng giá lợn hơi giảm xuống mức kỷ lục nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao, quyền lợi của người nông dân bị ảnh hưởng đang là vấn đề nóng. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV về hành động và giải pháp của Bộ trong thời gian tới.

Cần có lộ trình hỗ trợ BHYT cho người dân thuộc các xã mới chuyển vùng ở Tây Bắc

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 22/10, sau khi nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020; Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68, Quốc hội khóa XIII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, đại biểu Quốc hội các tỉnh Tây Bắc đã tiến hành thảo luận tại tổ về các nội dung vừa nêu. Theo các đại biểu Cần có lộ trình hỗ trợ BHYT cho người dân thuộc các xã mới chuyển vùng ở Tây Bắc:

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi người tham gia (22-10)

Việc sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi người tham gia là điều mà cử tri đặc biệt quan tâm. Tại kỳ họp thứ 2, QH khóa 5 đang diễn ra tại Hà Nội, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận ở Tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68 năm 2013, Quốc hội khóa 13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020. Chuyên đề hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:

Cần nâng cao chất lượng BHXH và BHYT

Tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, các đại biểu cho rằng, cần nâng cao chất lượng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của quốc gia.

Gói hỗ trợ đợt 3 của TP.HCM: Bất cập trong việc xác định người “thật sự khó khăn”

Bắt đầu từ ngày 1/10, các quận-huyện tại TP.HCM đồng loạt chi tiền hỗ trợ đợt 3 cho những người khó khăn, bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh họ thuộc diện khó khăn nhưng không được nhận, trong khi có không ít trường hợp được đánh giá là không thực sự khó khăn nhưng lại được nhận tiền. Có những hoàn cảnh tương đồng nhau nhưng ở địa phương này thì được nhận, còn địa phương khác lại không, dẫn đến những thắc mắc, bức xúc. Cụm từ “thật sự khó khăn” được đề cập trong Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM khi đi vào thực tế lại đang không có một quy chuẩn nào làm căn cứ cho các địa phương trong việc xét duyệt và chi tiền hỗ trợ.

Đảm bảo bền vững tham gia giúp cân đối quỹ BHYT trong dài hạn(21/10/2021)

Nước ta hiện có hơn 88 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,3%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên việc phát triển đối tượng tham gia BHYT tại một số địa phương bị ảnh hưởng khiến tỷ lệ người tham gia giảm hơn so với năm 2020. Mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân gặp khó khăn hơn và cần có giải pháp đảm bảo người tham gia BHYT bền vững, giúp cân đối quỹ BHYT trong dài hạn.

Giải pháp thực hiện bao phủ BHYT toàn dân

Tính đến nay, cả nước đã có hơn 88 triệu người tham gia Bảo hiểm Y tế, đạt tỷ lệ 90,3%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế tại một số địa phương bị ảnh hưởng khiến tỷ lệ người tham gia giảm hơn so với năm ngoái. Mục tiêu bao phủ Bảo hiểm Y tế toàn dân gặp khó khăn hơn và cần có giải pháp đảm bảo người tham gia Bảo hiểm Y tế bền vững, giúp cân đối quỹ Bảo hiểm Y tế trong dài hạn.

Đề xuất nhập 37 toa tàu cũ từ Nhật: Lãnh đạo đường sắt nói gì? (21/10/2021)

Thông tin về việc Tổng công ty đường sắt Việt Nam đề xuất với Chính phủ nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Lo ngại đặt ra là liệu chúng ta có đang nhập khẩu rác công nghệ, thiết bị lạc hậu hay không? Phóng viên Hà Nho cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Minh- Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về vấn đề này:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: