logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nên bắt đầu từ bao giờ và nói như thế nào với con về câu chuyện giới tính (19/11/2020)

Có bao giờ quý vị cảm thấy lo lắng khi trò chuyện với con mình về những chủ đề nhạy cảm không? Nhiều người tìm cách nói lảng, nói tránh, nào là những chú chim, cô bướm nhưng thực ra nội dung thì không chút gì liên quan đến các con vật cả. Vâng, chủ đề mà chúng ta muốn nói đến ở đây là câu chuyện về giới tính, câu chuyện về tình dục. Trò chuyện với con về giới tính và tình dục khiến bố mẹ cảm thấy bối rối và không ít phụ huynh đã lựa chọn lảng tránh vấn đề hoặc nói dối mỗi khi con đặt vấn đề. Tuy nhiên, trong thực tế, suy nghĩ của bố mẹ thường có ảnh hưởng lớn nhất trong các quyết định của thanh thiếu niên về tình dục. Thế nên bố mẹ có thể giúp con tiếp cận những vấn đề này ngay từ khi con nhỏ và trong suốt cuộc đời của trẻ. Đừng lo lắng rằng, chúng ta đang vẽ đường cho hươu chạy mà hãy để con hiểu rằng, chúng ta luôn sẵn sàng hướng dẫn con "chạy đúng đường".

Vẳng điệu then - đàn tính giữa thành phố Hồ Chí Minh (17/11/2020)

- Hiệu quả của dự án chỉnh trang đô thị tại Hà Nội và sự lãng phí của việc lát đá vỉa hè một cách vô tội vạ.
- Vẳng điệu then - đàn tính giữa thành phố Hồ Chí Minh.
- Cô giáo Đinh Thị Kem, người dân tộc H're, giáo viên Trường Tiểu học Hành Dũng, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là 1 trong 63 giáo viên tiêu biểu vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương năm 2020.

Anh Nguyễn Văn Vinh - tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của ngành xăng dầu (13/11/2020)

Anh Nguyễn Văn Vinh, công nhân Cảng dầu B12 trực thuộc Công ty Xăng dầu B12, một tấm gương lao động, không quản khó khăn, gian khổ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. PV Thành Trung trao đổi với anh Nguyễn Văn Vinh, một tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của ngành xăng dầu giai đoạn 2015-2020.

Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu (12/11/2020)

Cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ vừa vinh dự lọt top 10 giáo viên toàn cầu do Varkey Foundation bình chọn.

Nhìn lại sau 1 tháng lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII (12/11/2020)

- Nhìn lại sau 1 tháng lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII.
- Chuyện giữ nếp nhà ở những gia đình “Tứ đại đồng đường”.
- Cô giáo dân tộc Mường lọt "bảng vàng" 10 giáo viên toàn cầu.

Bác sĩ Đỗ Thúy Nga, Trung tâm Hy Vọng, thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật (11/11/2020)

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hàng chục năm qua. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quí vị gặp gỡ một người thầy đặc biệt - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật.

Cuốn sách hay “Tuyên Bố Về Quyền“ do Nhà Xuất bản Kim đồng ấn hành. (11/11/2020)

Gia đình thời hiện đại có những thay đổi như thế nào với gia đình truyền thống và quyền của mỗi thành viên? Đây không chỉ là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về gia đình, mà còn là câu hỏi, nỗi băn khoăn của nhiều người đã và đang có những suy tư về sự chuyển đổi của thời đại, của những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình và phong cách, xu hướng sống của lớp trẻ trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống gia đình, với thế hệ trẻ và ông bà, cha mẹ vốn quen với lễ, nghĩa, nền nếp truyền thống. Trong một trừng mực nào đó người lớn có thể có cái nhìn yêu thương độ lượng với người trẻ, nhưng người trẻ không vì thế mà không biết để chia sẻ và có cách đối xử phù hớp với người lớn. Trang sách của bạn đêm nay giới thiệu tới quý vị và các bạn bộ sách “Tuyên Bố Về Quyền“ do Nhà Xuất bản Kim đồng ấn hành.

Hoa hậu Ngọc Hân và những hoạt động thiện nguyện chia sẻ yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn (11/11/2020)

- Hoa hậu Ngọc Hân và những hoạt động thiện nguyện để chia sẻ yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn.
- Dự án từ thiện tóc giả cho các em nhỏ mắc chứng rụng tóc vĩnh viễn.
- Bác sĩ Đỗ Thúy Nga, Trung tâm Hy Vọng, thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật.

Ký ức của người thầy đi B một thời (10/11/2020)

“Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đâu của riêng ai !” là suy nghĩ giản dị và thiêng liêng của biết bao thế hệ. Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm biệt mái trường thân yêu, xa học sinh, xa gia đình, cầm súng lên đường đi chiến đấu. Từ nhà trường tới chiến trường, những nhà giáo trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong,... Họ đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên, Nam bộ… vượt qua mọi khó khăn gian khổ khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đã thực sự đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có gần 1.500 nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số đó, 206 Nhà giáo – Chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở những chiến trường ác liệt và được công nhận Liệt sĩ. Hướng tới kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020), chuyện đêm hôm nay, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ ông Nguyễn Tử Y nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng tham gia chiến trường B từ năm 1965 để nghe về một thời ký ức hào hùng mà ông cùng đồng đội trải qua.

Cô giáo Lường Thị Thu Trang chia sẻ về nhân vật trong tác phẩm “Thầy ơi” - giải Nhất cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” (9/11/2020)

Tác phẩm “Thầy ơi” của cô Lường Thị Thu Trang, giáo viên Trường THPT số 1 Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải nhất. Tác phẩm “Thầy ơi” kể lại câu chuyện về thầy giáo Dương Văn Phẩm, nguyên giáo viên chủ nhiệm lớp 4B – Trường Cấp I Duyên Hải – Thị xã Lào Cai những năm học 1969 - 1970. Đến nay đã gần 40 năm, thầy cũng đã mất nhưng kỉ niệm về thầy Dương Văn Phẩm mãi không phai mờ trong ký ức của học trò một thủa. Tình nghĩa thầy trò thời gian khó, chiến tranh loạn lạc ấy còn gây ấn tượng mạnh khiến cô Lường Thị Thu Trang –chắp bút thành tác phẩm và là tấm gương để học hỏi và noi theo. Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Thu Hiền trò chuyện gặp gỡ cô Lường Thị Thu Trang để nghe những chia sẻ của cô về nhân vật tác phẩm “Thầy ơi”:

Hướng đi mới khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch giữa đại dịch COVID-19 (9/11/2020)

- Những bất cập xung quanh việc cắt xén bữa ăn học đường của học sinh.
- Cô giáo Lường Thị Thu Trang chia sẻ về nhân vật trong tác phẩm “Thầy ơi”, giải Nhất cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu”.
- Hướng đi mới khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch giữa đại dịch COVID-19.
- Dự án từ thiện tóc giả cho các em nhỏ mắc chứng rụng tóc vĩnh viễn.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng, đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn (6/11/2020)

Có đến những nơi khó khăn nhất của dải đất hình chữ S, mới thấy tại các bản làng vùng cao, vùng sâu vùng xa hiện vẫn đang còn hàng nghìn điểm trường tạm, nhà tranh vách nứa xập xệ, tiềm ẩn nguy cơ sập trường mỗi khi mưa to bão lớn.…Ở những nơi đó, khi chính quyền địa phương chưa có điều kiện để quan tâm hết thì đã xuất hiện những con người nguyện toàn tâm toàn ý cho những việc làm thiện nguyện, đem tình yêu thương của mình tới xây những ngôi trường, những cây cầu giúp người dân và trẻ em ở những nơi đó có thêm nhiều niềm vui và vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng nghe nhà báo Hoàng Anh Sướng, đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa này.

Món canh bột lá Giao - một nét văn hóa ẩm thực của người Ê – Đê (6/11/2020)

- Tín dụng đen không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người dân rơi vào cảnh túng quẫn - giải pháp nào hạn chế?
- Tạp chí âm nhạc Quốc tế.
- Món canh bột lá Giao - một nét văn hóa ẩm thực của người Ê – Đê.
- Nhà báo Hoàng Anh Sướng, đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Người phụ nữ hiện đại cần ghen như thế nào cho văn minh (5/11/2020)

Phụ nữ nào chẳng ghen khi cảm thấy có đối thủ đe dọa vị trí độc tôn của mình trong lòng chàng? Tuy nhiên, có người ghen thì giữ được chồng và có người ghen lại hóa mất chồng. Vậy thế nào là ghen có văn hóa?

MC khiếm thị Lê Hương Giang và nghị lực phi thường (5/11/2020)

Sinh ra khi đôi mắt chỉ thấy chút ánh sáng mờ ảo, và mất hẳn thị lực khi lên cấp 2, cô gái sinh năm 1995 Lê Hương Giang đã chọn cho mình một hướng đi khác hẳn, đó là làm quen với bóng tối vĩnh cửu và biến thế giới đó trở nên một thế giới đầy sắc màu và tươi vui. Cô gái ấy mong muốn làm cầu nối giữa cộng đồng người khuyết tật với những người bình thường và truyền đi những cảm hứng tích cực từ chính nghị lực trong suốt quá trình vượt qua bóng tối của mình.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: