Du khách quốc tế sẽ bị xử phạt nếu đổi tiền tại các cơ sở thu đổi ngoại tệ ngoài hệ thống chính thức – đây là nội dung rất đáng chú ý trong thông báo mà Văn phòng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào vừa mới quan hành. Thông báo nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Lào về việc tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Vậy vì sao Lào lại đặc biệt quan tâm đến việc quản lý ngoại tệ trong lĩnh vực du lịch như vậy, và liệu bước đi này có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của thị trường du lịch Lào cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu quốc gia này đặt ra về thu hút khách quốc tế?
Ngày 22/5, tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Lễ khởi động Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cùng với chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, các nhà trường ở tỉnh miền núi Lai Châu đang nỗ lực chạy“nước rút” ôn tập cho học sinh, phấn đấu kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
- Hiện nay, cả nước có hơn 920 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu tỉnh cả khu vực hợp tác xã và hộ kinh doanh, số lượng doanh nhân của nước ta lên đến hàng triệu người. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, khẳng định vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số doanh nghiệp phát triển lên tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Để đội ngũ doanh nhân Việt Nam tự tin, vững bước, chung lòng, chung sức xây dựng đất nước hùng cường, phát triển trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41, ngày 10/10/2023. Nghị quyết thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với công tác xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam lớn mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Ngày 9/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết này. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ trong tình hình hiện nay.
Ngay từ đầu năm nay, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có nhiều hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn cần được tháo gỡ để các địa phương thực hiện đạt tiến độ được giao. Đó là quỹ đất tái định cư, công tác hỗ trợ người dân bị giải tỏa, bố trí đất ở cho hộ làm nhà trên đất khác.
- Thưa quý vị và các bạn! Nước ta đã thực hiện thành công Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới (WB) khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon với giá trị hơn 51,5 triệu đô-la Mỹ trong năm 2023. Số tiền này đang được các địa phương tiến hành phân bổ chi trả cho các chủ rừng, các chủ thể tham gia quản lý bảo vệ rừng. Từ đây đem lại những lợi ích thiết thực về nhiều mặt cho hoạt động quản trị và quản lý và phát triển rừng bền vững ở nước ta. Nhằm hiểu rõ hơn về tiềm năng, lợi thế, lợi ích cũng như những việc cần làm để khai thác tốt thị trường tín chỉ carbon, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Lượng, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Như VOV đã thông tin, khoảng 00h ngày 22/5, vụ sạt lở nghiêm trọng tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn làm vùi lấp 3 người trong một gia đình. Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn đến trưa nay, cả 3 nạn nhân đã được tìm thấy nhưng đã không có "phép màu" nào xảy ra.
Mới đây, tại làng Niolo-Mikhailovka, thuộc lãnh thổ Primorsky Krai, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH, với tổng vốn đầu tư hơn 5200 tỷ đồng. Đây là bước đi tiếp theo trên hành trình thực hiện dự án đầu tư của TH của Liên bang Nga, với kỳ vọng tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chi phí và giá thành hợp lý, dựa trên những tiềm năng sẵn có trên những cánh đồng rộng lớn tại Nga.
Tại ĐBSCL, nguyên liệu cho chế biến nông sản, thủy sản đều là động thực vật tươi, sống. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, sản phẩm rất dễ hư hỏng, nếu không được thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến kịp thời. Trong khi đó, trong dây chuyền sản xuất nông nghiệp, thủy sản, sản phẩm, đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác, tạo nên chuỗi liên kết khép kín từ khâu thu hoạch, thu gom nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xuất phát từ đặc điểm này mà bao đời nay ngành nông nghiệp và thủy sản ở khu vực này đều gắn liền với “thương lái, hàng xáo”. Đó là lực lượng đóng vai trò nhất định trong chuỗi sản xuất nông-lâm-thủy sản.
Quốc hội khóa 15 bầu Đại tướng Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu tại lễ nhậm chức, tân Chủ tịch nước cam kết phối hợp với các cơ quan hữu quan, kiến tạo nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả và tiên tiến.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản (Phật lịch 2.568 - Dương lịch 2024).
- Ngành đường sắt ngừng chạy một số đôi tàu tuyến Bắc-Nam, khắc phục sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, trên địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
- Các nước bất đồng quan điểm liên quan đến đề xuất Tòa án hình sự quốc tế ra lệnh bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng một số quan chức lực lượng Hamas.
- Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ toàn bộ chi phí để khuyến khích phụ nữ sinh con.
Mới đây, tại làng Niolo-Mikhailovka, thuộc lãnh thổ Primorsky Krai, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng. Đây là bước đi tiếp theo trên hành trình thực hiện dự án đầu tư của TH tại Liên bang Nga, kỳ vọng tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chi phí và giá thành hợp lý, dựa trên những tiềm năng sẵn có trên những cánh đồng rộng lớn tại Nga.
Từ ngày 1/7 tới đây, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, lương sẽ được trả theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo. Như vậy, để xây dựng được hệ thống thang, bảng lương mới, yêu cầu đầu tiên phải hoàn thành được vị trí việc làm. Vậy cho đến thời điểm này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã hoàn thiện vị trí việc làm đến đâu, còn những khó khăn, vướng mắc gì không?
Sáng nay, Quốc hội nghe Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Việc nới lỏng điều kiện kinh doanh cho ngành thực phẩm có thể là con dao hai lưỡi nếu khâu hậu kiểm không được tăng cường đồng bộ. Chính vì vậy, từ khi Nghị định 15 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã có sự thay đổi căn bản về quan niệm quản lý thực phẩm: chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp. Phóng viên Đài TNVN có bài đề cập cụ thể: