logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sau năm 2020 nên tổ chức như thế nào? (26/9/2020)

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 theo hướng giữ ổn định như năm 2020 và có điều chỉnh một số điểm mang tính kỹ thuật, chuẩn bị lộ trình thi trên máy tính. Đa số các ý kiến cho rằng, đây là định hướng đúng vì đến năm 2025, học sinh trung học phổ thông vẫn học theo chương trình phổ thông hiện hành, vì vậy cần giữ ổn định phương thức thi như năm 2020, tránh việc tạo áp lực thay đổi quá lớn đối với xã hội. Ghi nhận của PV Minh Hường:

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: kiểm điểm nghiêm túc các đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công (26/9/2020)

UBND tỉnh phê bình nghiêm khắc các chủ đầu tư thực hiện tổ chức triển khai thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự phối hợp, giải ngân chậm, có khả năng giải ngân không đạt yêu cầu của tỉnh và chính phủ. Đây là chỉ đạo của ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm 2020. Phản ánh của CTV Xuân Yến tại miền Trung.

Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Cấm hay quản đều khó (26/9/2020)

Trước việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định "Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên…”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập với sự giám sát của giáo viên. Nhưng làm thế nào để điều đó diễn ra đúng như vậy? Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập vấn đề này:

TP.HCM và các tỉnh, thành thành Đông -Tây Nam bộ hợp tác vươn ra “biển lớn” (26/9/2020)

Trong cung cầu hàng hóa có một nghịch lý là nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm bán giá thấp, khó tiêu thụ, trong khi người tiêu dùng ở TP.HCM phải mua hàng hóa với giá cao. Để đẩy mạnh kết nối cung cầu, thuận lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, Sở Công thương TP.HCM đã triển khai chương trình Hợp tác thương mại giai đoạn 2016 - 2020 giữa TPHCM và các tỉnh, thành thành Đông- Tây Nam bộ. Chương trình này đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho nông dân, doanh nghiệp, tạo nguồn cung hàng hóa ổn định cho thị trường thành phố và đẩy mạnh xuất. Mỗi năm, các doanh nghiệp ký hợp đồng với giá trị trên 4.500 tỷ đồng. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:

Người dân Hà Nội gửi nhiều kỳ vọng vào tân Chủ tịch UBND thành phố (25/9/2020)

Sáng nay (25/9), HĐND thành phố Hà Nội đã tiến hành bầu Chủ tịch thành phố Hà Nội mới. Nhiều người dân Hà Nội kỳ vọng, tân Chủ tịch thành phố sẽ có nhiều quyết sách cải thiện những vấn đề khó khăn mà thành phố đang gặp phải. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa:

Đắk Lắk: Khu xử lý nước thải hàng chục tỷ “đắp chiếu”, nước ô nhiễm xả thẳng ra môi trường (25/9/2020)

Dù Cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, đã hoạt động hơn 15 năm, nhưng Khu xử lý nước thải ở đây vẫn là hạng mục chưa hoàn thiện, khiến nước thải của hàng chục cơ sở sản xuất vẫn đổ thẳng ra môi trường. Hàng trăm hộ dân trong khu vực phải sống trong ô nhiễm. Bến nước truyền thống của buôn Sút M’grư với hàng trăm năm lịch sử cũng biến thành bến chết. Phóng sự của Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên:

Nhiều công trình ở Bình Dương xây xong không thể bàn giao gây lãng phí? (25/9/2020)

Nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội, Bình Dương đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm, trong đó có bệnh viện, đường giao thông… Tuy nhiên, hiện có nhiều công trình chậm bàn giao gây lãng phí, thậm chí có nơi bị bỏ hoang suốt thời gian dài nên đã xuống cấp. Thiên Lý, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết ghi nhận thực tế này tại địa phương:

THỜI SỰ 12H TRƯA 25/9/2020: Ông Chu Ngọc Anh, Phó bí thư Thành ủy được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội

- Phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao khóa 75 Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cam kết Việt Nam cùng Liên hiệp quốc thúc đẩy hợp tác, đối thoại, giải quyết bất đồng, xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.
- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội họp phiên bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao của thành phố. Tại phiên họp, ông Chu Ngọc Anh, Phó bí thư Thành ủy được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021.
- Chuyến bay thương mại quốc tế từ Hàn Quốc về Việt Nam đầu tiên kể từ khi ngành hàng không Việt Nam ngừng khai thác các đường bay quốc tế do dịch COVID-19 về tới sân bay quốc tế Nội Bài vào trưa nay.
- Chủ một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI bỏ trốn, khiến hơn 700 lao động phải nghỉ việc. Các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương đang khẩn trương giải quyết quyền lợi cho người lao động.
- Tổng thống Mỹ ký 2 sắc lệnh hành pháp về chăm sóc sức khỏe người dân nhằm gia tăng sự tín nhiệm của cử tri trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
- Trên 32 triệu người trên toàn thế giới đã mắc COVID-19, Tổng thư ký Liên hiệp quốc cảnh báo hậu quả từ việc thiếu hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch nguy hiểm này./.

Đang ở cấp độ 2 của thị trường điện nhưng nhiều nhà máy điện vẫn không muốn tham gia chào giá: vì sao?

Bộ Công Thương khẳng định thị trường điện cạnh tranh đang được triển khai theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Theo đó, thị trường phát điện cạnh tranh đã được chính thức vận hành từ tháng 7/2012 và đang ngày càng hoàn thiện. Từ đầu năm 2019, thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành. Theo dự kiến trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, khách hàng sử dụng điện được mua điện trên thị trường điện giao ngay và từ sau năm 2024 sẽ được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Thế nhưng, không chỉ các dự án chuẩn bị đầu tư và đang triển khai xây dựng muốn đàm phán các hợp đồng cam kết được bao tiêu sản lượng điện mua ở mức cao nhất mà không ít nhà máy điện đã bán điện lên lưới từ lâu nhưng vẫn không muốn tham gia chào giá trên thị trường cạnh tranh. Theo các chuyên gia, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở cho phát triển các dự án điện, cần thay đổi chính sách phù hợp để đưa thị trường điện vận hành theo đúng quy luật cung - cầu...

Cơ bản giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới (25/9/2020)

Giai đoạn 2021-2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ bản giữ ổn định, tổ chức tương tự năm 2020, cả về phương thức tổ chức thi, công tác đề thi, chấm thi và công bố kết quả thi… Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tính toán đến lộ trình tổ chức thi trên máy tính. Đó là khẳng định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cho những năm tới đây. Phóng viên Minh Hường thông tin:

Nga nới rộng khoảng cách trong cuộc đua vaccine Covid-19 (25/9/2020)

Sau khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 11/8, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang “tăng tốc” để cố gắng thu hẹp khoảng cách với Nga trong “cuộc đua vaccine”. Nhưng trong khi các loại vaccine Covid-19 mà Mỹ và Trung Quốc phát triển vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3, và sớm nhất phải đến tháng 11 mới có thể cấp phép, thì Nga mới đây lại vừa tuyên bố sẽ hoàn tất đăng ký cho loại vaccine Covid-19 thứ hai trước ngày 15/10 tới. Dù khả năng phát triển vaccine Covid-19 “thần tốc” của Nga vấp phải một số ý kiến lo ngại của các nhà khoa học, nhưng không thể phủ nhận việc dẫn đầu trong “cuộc đua vaccine” đang mang lại cho Nga rất nhiều lợi thế cả về kinh tế và chính trị. Mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi theo dõi những diễn biến đáng chú ý về việc “Nga nới rộng khoảng cách trong cuộc đua vaccine Covid-19” trong 10 phút Sự kiện Luận bàn hôm nay.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: Coi chừng lợi bất cập hại (25/9/2020)

Từ ngày 1/11 tới, học sinh các cấp THCS, THPT có thể sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nếu được giáo viên cho phép. Quy định mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang vấp phải những ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này cởi mở, phù hợp với xu thế hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh được truy cập internet, tiếp cận với nhiều tri thức hơn. Song cũng không ít người bày tỏ lo lắng về việc làm sao để quản lý, giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh một cách hiệu quả. Giáo viên liệu có thêm gánh nặng quản lý lớp học khi quy định này có hiệu lực. Mục tiêu điểm hôm nay, BTV Minh Châu đề cập vấn đề này:

THỜI SỰ 6H SÁNG 25/9/2020: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thông điệp tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thông điệp quan trọng gửi tới phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, khẳng định sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước về công tác phòng chống đại dịch COVID-19; thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng trong khu vực và quốc tế.
- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K, không chủ quan với dịch bệnh là yêu của của Thủ tướng Chính phủ trong công điện vừa ban hành.
- Dự kiến, hôm nay, chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên chở khách từ Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam hạ cánh, đánh dấu việc nối lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ được nối lại đầy đủ.
- Tổng thống Belarus Lukashenko bác bỏ cáo buộc nhậm chức trong “bí mật”. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin được đề cử giải Nobel hòa bình 2021.

Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết TW Đảng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh (25/9/2020)

Chiều ngày 25/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy. Tin của nhóm phón viên Việt Cường-Sơn Lâm:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bắc Ninh: Tiếp tục “điểm sáng” thu hút đầu tư FDI và ưu tiên giảm ô nhiễm làng nghề (25/9/2020)

Như Đài TNVN đưa tin sáng nay, Đại hội Đảng bộ đại biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025, đã chính thức khai mạc. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là “điểm sáng” cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời ưu tiên xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững trên 03 trụ cột cơ bản: Phát triển về kinh tế; Tiến bộ về xã hội; Đảm bảo về môi trường. Phản ánh của nhóm phóng viên Việt Cường và Sơn Lâm:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: