logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tăng trưởng kinh tế 2 tháng đầu năm - Những khuyến nghị chính sách (3/3/2023)

Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.

Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong năm 2023 (02/3/2023)

Tổ chức định hạng quốc tế S&P ghi nhận sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam được cải thiện sau thời kỳ suy giảm kéo dài 3 tháng trước đó
- Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong năm 2023
- Các thông tin hoạt động đầu tư tài chính đáng chú ý

Hội nghị Ngoại trưởng G20- Tiếp tục chia rẽ, bất đồng liên quan tới xung đột Ukraine (02/3/2023)

Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ kết thúc sau hai ngày làm việc. Với cương vị Chủ tịch G20 trong năm 2023, nước chủ nhà Ấn Độ đã đưa ra chương trình nghị sự với nhiều vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa đa phương và sự cần thiết phải cải tổ, an ninh năng lượng, lương thực và hợp tác phát triển, chống khủng bố và các mối đe dọa mới… Dù vậy, sự chia rẽ giữa các nước thành viên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ucraina đã gây nhiều khó khăn trong các cuộc thảo luận, thử thách mục tiêu mà Ấn Độ đưa ra ngay từ khi tiếp quản vị trí Chủ tịch G20 là tăng cường đoàn kết để giải quyết các thách thức toàn cầu. Với sự chia rẽ này, nhiều người lo ngại Hội nghị Ngoại trưởng G20 có thể không đạt được tuyên bố chung giống như cuộc họp của các quan chức kinh tế, tài chính G-20 cuối tuần trước.

Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng (02/3/2023)

Đã có hơn 2200 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái- lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, phát hiện và xử lý trong khoảng 1 tháng, từ ngày 15/01 đến 14/02, thu nộp ngân sách nhà nước gần 45 tỷ đồng. Con số này cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, không chỉ gây thiệt hại lớn đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quản lý Quy hoạch đô thị: Ngăn ngừa tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, tạo “đất” cho tham nhũng, tiêu cực (02/3/2023)

Thực tế những năm qua, việc thực thi quy hoạch đô thị bộc lộ bất cập, khi tình trạng “quy hoạch treo” tại nhiều địa phương gây ra những hệ lụy, thiệt hại, khó khăn cho người dân; hoặc điều chỉnh quy hoạch cục bộ tùy tiện, phá vỡ quy hoạch chung. Tại hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tổ chức mới đây ở Hà Nội, nhiều ý kiến tập trung vào chương 5 về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của dự thảo luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, làm sao để đồng bộ các quy định pháp luật về quy hoạch, khắc phục tình trạng tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch. TS KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam sẽ cùng bàn luận về chủ đề này.

Góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi: Làm rõ vai trò, chức năng của Tổ chức phát triển quỹ đất (02/3/2023)

Quản lý Quy hoạch đô thị: Ngăn ngừa tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, tạo “đất” cho tham nhũng, tiêu cực”
- Góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi: Làm rõ vai trò, chức năng của Tổ chức phát triển quỹ đất
- Lan toả Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: Chung tay "Tiết kiệm điện - Thành thói quen"
- Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng.
- Hội nghị Ngoại trưởng G20- Tiếp tục chia rẽ, bất đồng liên quan tới xung đột Ukraine

Tổng thống Emmanuel Macron thăm 4 nước châu Phi để khôi phục ảnh hưởng của Pháp (1/3/2023)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu chuyến công du tới 4 nước châu Phi, trong nỗ lực nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này. Trong chuyến thăm, Tổng thống Pháp sẽ tập trung vào vấn đề môi trường, dự một hội nghị thượng đỉnh về rừng tại Gabon, gặp gỡ các nghệ sĩ châu Phi.
Chuyến thăm các nước châu Phi diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Pháp Macron luôn khẳng định châu Phi là ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình và Pháp đang chứng kiến sự suy giảm tầm ảnh hưởng đối với các nước thuộc địa cũ tại châu Phi, sau khi Pháp rút quân khỏi một số nước trong khu vực. Trong bối cảnh châu Phi đang trở thành “điểm nóng” cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, Tổng thống Pháp Macron tính toán điều gì khi thực hiện chuyến công du tới lục địa này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 3, 1 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm 2023 (1/3/2023)

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 3,1 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm 2023.
- Xu hướng mua bán sáp nhập M&A trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng mạnh năm nay.
- Thị trường chứng khoán phiên hôm qua giữ được sắc xanh.

Đắk Lắk sẵn sàng cho ngày khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột(1/3/2023)

Đảng viên phải luôn là người đi trước để làng nước theo sau.
- Kho bạc Nhà nước tăng cường chuyển đổi số gắn chặt với kiểm soát rủi ro.
- Chuyến thăm 4 nước châu Phi của Tổng thống Emmanuel Macron bắt đầu từ hôm nay có những trọng tâm nào nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này?
- Đắk Lắk sẵn sàng cho ngày khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Thị trường CK phiên ngày 27/02: Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần (28/2/2023)

Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu
- Khánh Hòa: Hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư vào Vân Phong
- Diễn biến thị trường chứng khoán phiên ngày 27/02: Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần

Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược của châu Âu (28/2/2023)

Ngay sau chuyến công du của Thủ tướng Đức Ô-láp Xôn, tuần này Thủ tướng Italia Giooc-gia Mê-lô-ni cũng tới thăm Ấn Độ 2 ngày. Điều này cho thấy các nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang đặc biệt quan tâm đến quốc gia Nam Á, trong lúc các quốc gia đang đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm tìm kiếm những cơ hội hợp tác kinh tế và an ninh mới. Trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới với việc các nước lớn đang hướng tới các lợi ích và xây dựng chiến lược của mình tại đây. Bởi vậy, vai trò “cầu nối” từ Tây sang Đông của Ấn Độ ngày càng nổi bật...

Cảnh báo gia tăng đối tượng sử dụng chung cư cao cấp để chứa, trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái (28/2/2023)

Để tránh sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng, thời gian qua xuất hiện tình trạng đối tượng thuê căn hộ chung cư cao cấp để kinh doanh hàng giả, hàng nhái”. Vi phạm tại căn hộ chung cư cao cấp thời gian qua diễn biến phức tạp, đây là hành vi vi phạm mới, lực lượng quản lý thị trường gặp khó khăn trong kiểm tra, phát hiện và xử lý. Chính vì vậy, thời gian tới, lực lượng QLTT tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương để phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm này.

Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa (28/2/2023)

Từ ngày 25 đến 28-2-1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp để quyết định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời được xem như là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng. Chỉ có 1500 chữ ngắn gọn, xúc tích, đề cương về văn hóa Việt Nam đưa ra đường lối khai mở nền văn hóa độc lập- tiến bộ, đập tan đường lối văn hóa nô dịch. Sau 80 năm, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Thời chiến tranh, văn hóa thành vũ khí đấu tranh giành độc lập thì nay văn hóa trở thành nguồn lực, tài sản, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của đất nước. Phát huy vai trò sức mạnh của văn hóa không chỉ là trách nhiệm của quá khứ mà còn là trách nhiệm với tương lai, bởi “văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung - cầu (28/2/2023)

Đề cương về văn hóa Việt Nam - con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa
- Cảnh báo gia tăng đối tượng sử dụng chung cư cao cấp chứa trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái
- Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược của châu Âu
- Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu
- Nghệ An: Mòn mỏi vì dự án “treo” nghìn tỷ

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã sẵn sàng! (27/2/2023)

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã sẵn sàng!
- Lãi suất ngân hàng đã hạ nhiệt.
- VN-Index giảm hơn 14 điểm ở phiên cuối tuần trước.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: