logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Làn sóng COVID-19 thứ 2 phải chăng đã trở lại? (22/06/2020)

Cùng với những diễn biến căng thẳng mới trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Mỹ-Trung, làn sóng COVID-19 thứ 2 trở lại đang đặt nhiều quốc gia trước những nguy cơ mới. Tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, hơn 200 ca nhiễm COVID-19 đã được phát hiện kể từ hôm 11/6. Ấn Độ đã báo cáo mức tăng kỷ lục COVID-19 lên tới 14.516 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên gần 400 nghìn ca với gần 13 nghìn trường hợp tử vong. Tại châu Mỹ, Brazil và Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục khó có thể kiểm soát. Đáng chú ý, có 6 thành viên nhóm vận động tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump dương tính với COVID-19. Tại Trung Đông, các ca lây nhiễm cũng tăng theo cấp số nhân tương tự. Một loạt các nước châu Âu chỉ vừa mới mở cửa lại biên giới, nay đã chuẩn bị phong toả trở lại. Và trong một diễn biến mới nhất, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra cảnh báo “Thế giới bước vào giai đoạn COVID-19 mới và nguy hiểm”. Chúng tôi kết nối với các phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc, Phan Tùng, Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ-theo dõi khu vực Nam Á và Ngọc Thạch, Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông để cập nhật những diễn biến mới nhất về làn sóng COVID-19 thứ 2.

Thận trọng với trái phiếu lãi suất cao (22/6/2020)

- Thận trọng với trái phiếu lãi suất cao.
- Cần có quỹ đất sạch để thu hút dòng vốn đầu tư vào BĐS công nghiệp.
- Vietnam Airlines và FPT hợp tác chiến lược.

Triệt phá kho chứa gần 7 tấn nguyên liệu sản xuất bim bim không rõ nguồn gốc (22/6/2020)

- Quản lý thị trường Quảng Ngãi tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm xử lý tịch thu với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng.
- Phú Yên: Tạm giữ 5.400 chiếc đồng hồ hiệu Casio và nhiều hàng hóa khác không có hóa đơn, chứng từ.
- Đột kích triệt phá kho chứa gần 7 tấn nguyên liệu sản xuất bim bim không rõ nguồn gốc.

Những nhà báo góp phần chống dịch Covid-19 (21/6/2020)

Sự lây lan của SARS-COV2 vẫn chưa dừng lại. Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát hiệu quả thành công dịch bệnh, cả nước không có ca tử vong. Số người được điều trị khỏi chiếm tỉ lệ rất cao. Để làm nên thành công đó, việc tuyên truyền kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, việc điều trị và cả công tác cách ly tập trung đóng vai trò quan trọng. Cùng với đội ngũ làm báo cả nước, các phóng viên Đài TNVN cũng đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành quả chung lớn lao đó bằng nhiều việc làm cụ thể, trong đó có việc cử phóng viên tác nghiệp tại những điểm nóng. Khách mời là nhà báo Lê Nam Trung – đang công tác tại Phòng Thể hiện kênh VTC14. Anh Trung là một thành viên trong Ê-kip gồm 4 người đã tác nghiệp tại BV Bạch Mai.

Mô hình khách sạn độc đáo, không có tường, không có mái nhà ở vùng núi hoang vu (21/6/2020)

- Ngành hàng không đang bắt đầu hướng tới tự động hóa các quy trình, thủ tục, nhằm giảm bớt tiếp xúc và hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh.
- Mô hình khách sạn độc đáo, không có tường, không có mái nhà và thường nằm ở những vùng núi hoang vu.
- Ca nhạc theo yêu cầu thính giả.

Dấn thân, say mê với nghề, với mục tiêu chung nhất của nhà báo để phục vụ công chúng (20/6/2020)

Biên tập viên Thanh Trường trò chuyện cùng hai vị khách mời là phóng viên Tam Điệp - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và nhà báo Anh Thơ, báo Nông thôn ngày nay, để quý vị biết thêm về những câu chuyện hậu trường, đằng sau các tác phẩm báo chí gửi tới quý vị là sự dấn thân, niềm say mê với nghề, với mục tiêu chung nhất là phục vụ bạn đọc, người nghe, xem truyền hình, phát thanh.

“Đi qua 2 mùa dịch“: Chọn yêu thương để đối xử với nhau tốt hơn 20/6/2020)

- Dấn thân, say mê với nghề với mục tiêu chung nhất của nhà báo để phục vụ bạn đọc, người nghe, xem truyền hình, phát thanh.
- Những câu chuyện cảm động từ Chương trình Tìm kiếm tài năng âm nhạc Mỹ với những người yếu thế đã vượt lên số phận, hoàn cảnh để tự tin tỏa sáng.
- Cuốn sách “Đi qua hai mùa dịch” gửi đi những thông điệp sống tích cực.
- Ngôi chùa Bà Đá (Linh Quang Tự) quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng thương mại dự báo tăng trưởng giảm trong mùa dịch (19/6/2020)

- Ngân hàng thương mại dự báo tăng trưởng giảm trong mùa dịch.
- ADB dự báo VN tăng trưởng 4,1% trong năm 2020.
- Hoạt động đáng chú ý của một số doanh nghiệp niêm yết.

Quản lý thị trường kiểm tra, bắt giữ lượng lớn hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không, nhưng khó xử lý (19/6/2020)

- Đồng Nai kiểm tra đột xuất, thu giữ hàng trăm sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo thương hiệu.
- Lào Cai phát hiện, tạm giữ hơn 200 đôi giày có dấu hiệu giả nhãn hiệu Adidas.
- Quản lý thị trường kiểm tra, bắt giữ lượng lớn hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không, nhưng khó xử lý.

Cách tính phí rác thải theo kg liệu có khả thi với thực tế nước ta? (19/6/2020)

Tuần qua, vấn đề thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng - kg, dù mới chỉ được nêu ra để bàn thảo trong Kỳ họp của Quốc hội về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, nhưng đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có người lo ngại tính khả thi của phương án này. Thậm chí, một số người lo lắng vì quy định có thể làm tăng thêm gánh nặng chi phí trong sinh hoạt. Vậy cách tính phí rác thải theo kg là như thế nào? Liệu có khả thi với tình hình thực tế tại nước ta? PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam bàn luận vấn đề này.

Căng thẳng Trung - Ấn tác động đến an ninh khu vực và các trục quan hệ lớn (19/6/2020)

Căng thẳng Trung - Ấn tại khu vực biên giới, dù đã có điện đàm nhất trí hạ nhiệt căng thẳng, nhưng theo giới quan sát, cuộc xung đột giữa hai bên vẫn chưa thể sớm giải quyết và sẽ còn âm ỉ kéo dài, chỉ chờ nguy cơ bùng phát. Không chỉ khiến quan hệ song phương tuột dốc, cuộc xung đột biên giới Trung - Ấn còn tác động không nhỏ đến an ninh khu vực; đồng thời là tấm gương phản chiếu trục quan hệ phức tạp giữa các nước lớn trong bối cảnh hiện nay. Để có những phân tích và dự báo cụ thể về quan hệ song phương cũng như tình hình an ninh khu vực, khách mời của chương trình là Đại sứ Tôn Sinh Thành - từng là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ thông tin cùng quí vị:

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số (19/6/2020)

- Ai đã “bật đèn xanh” cho Bến xe Nước Ngầm rào vỉa hè của người đi bộ?.
- Căng thẳng Trung - Ấn và tác động đến an ninh khu vực và các trục quan hệ lớn.
- Cây tiêu ở Bình Phước chết hàng loạt: Lỗi do ông trời hay lỗi của con người?
- Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhiều nước chuẩn bị phương án ứng phó làn sóng Covid-19 thứ hai”.

Hà Nội: Gần 11.000 sản phẩm có dấu hiệu là hàng lậu và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bán trên trang mạng xã hội (18/6/2020)

- Quản lý thị trường Hà Nội bóc gỡ gần 11.000 sản phẩm có dấu hiệu là hàng lậu và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bán trên trang mạng xã hội.
- Nghệ An: Kiểm tra lưu thông phát hiện 6 tấn da trâu đã bốc mùi hôi thối.
- Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Tổng cục Quản lý thị trường ký Quy chế phối hợp.

Diễn biến mới về xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (18/6/2020)

Tình hình tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang diễn biến hết sức căng thẳng, đặc biệt là cuộc đụng độ đêm 16/6 với báo cáo thương vong từ cả phía Ấn Độ và Trung Quốc lên tới hàng chục người. Đáng chú ý, cuộc đụng độ bạo lực này diễn ra chỉ hơn 10 ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đối thoại thông qua kênh ngoại giao và quân sự, trong đó cả hai bên thông báo đã đạt “đồng thuận tích cực” để giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Chính vì vậy, cuộc đụng độ gây thương vong cho cả hai phía được cho là một diễn biến bất ngờ và nguy hiểm. Nguyên nhân đằng sau những diễn biến nguy hiểm này cùng tác động của cuộc xung đột biên giới Ấn – Trung tới tình hình an ninh khu vực, tới trục quan hệ các nước lớn ở khu vực chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là gì? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ.

Những yêu cầu về cải cách thể chế khi thực hiện EVFTA (18/6/2020)

Ngày 8-6 vừa qua, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Lợi ích mang lại là thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may… Người dân được tiếp cận hàng hóa nguyên phụ liệu, trang thiết bị máy móc, đặc biệt là mỹ phẩm chất lượng cao. EVFTA cũng là cơ hội đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, cải cách thể chế.
Tuy nhiên, để thực thi Hiệp định, cần tiến hành nhiều công việc, trong đó có công tác xây dựng pháp luật, thể chế. Cần những yêu cầu cụ thể nào trong quá trình rà soát pháp luật để thực thi Hiệp định EVFTA? Bàn về chủ đề này, biên tập viên Đình Hiếu trao đổi với khách mời là Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: