logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc – thách thức lớn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (3/6/2020)

Căng thẳng kéo dài gần một tháng qua tại khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ tiếp tục leo thang, làm dấy lên mối lo ngại về một đợt xung đột kéo dài với những tình huống khó kiểm soát. Vào thời điểm ông Narendra Modii vừa kỷ niệm 1 năm cầm quyền nhiệm kỳ 2, việc xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc được xem là một thách thức rất lớn với ông Modii, làm sao vừa “không để niềm tự hào của Ấn Độ bị tổn thương”, vừa không ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác thương mại với Trung Quốc. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ sẽ phân tích chi tiết hơn vấn đề này:

Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động (3/6/2020)

Ngày 8/6, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được Quốc hội nước ta phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập công ước 105 của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, tiến tới việc tham gia đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, tiếng nói lạc lõng cố tình phủ nhận những thành quả trong vấn đề lao động việc làm, cụ thể là trong bảo vệ quyền lợi người lao động của Việt Nam ( theo tiêu chuẩn quốc tế).
Trong khi, trên thực tế “Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động”. Đây là chủ đề bàn luận với tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý cho Hà Nội nâng trần vay nợ, tăng mức thu một số loại phí

- Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý cho Hà Nội nâng trần vay nợ, tăng mức thu một số loại phí.
- Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất không siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
- Thị trường chứng khoán ghi nhận khối ngoại trở lại mua ròng, tập trung “gom” chứng chỉ quỹ

Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu (2/6/2020)

Những thách thức lớn đối với Đức - nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) đó là cú sốc hậu đại dịch Covid-19, vấn đề nhất thể hóa liên minh hay các chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới. Đặc biệt, viễn cảnh một tương lai hậu Brexit không thỏa thuận với Anh đang được cảnh báo sẽ là “cú sốc thứ 2” với EU sau Covid-19. Liệu khả năng xảy ra “cú sốc thứ 2” có trở trành sự thật đối với Liên minh châu Âu? Và nó sẽ tác động ra sao đến tương lai của khối cũng như mối quan hệ với Anh? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu sẽ tiếp tục phân tích cùng quý vị.

Tạm giữ gần 6.000 hũ yến không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc (2/6/2020)

- Quản lý thị trường Quảng Bình bắt giữ phương tiện vận chuyển gần 14.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu.
- Bình Định: Tạm giữ gần 6.000 hũ yến không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
- Hà Nội phát hiện lô hàng hiệu trị giá hàng tỷ đồng không có hóa đơn chứng từ.

Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ? (2/6/2020)

Chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch, chạy phiếu bầu, là câu chuyện thường thấy trước mỗi kỳ Đại hội. Nó được xem là mối nguy hiểm nhất, gây ra nhiều hậu họa nhất khi làm hư hỏng cán bộ; suy yếu hệ thống“rường cột” nước nhà; làm xói mòn lòng tin của nhân dân. Nó được gọi bằng cái tên là tham nhũng quyền lực, tham nhũng cán bộ. “Đã chạy là không dùng”. Nhưng để thấy rõ ai “chạy”; để sàng lọc được những cán bộ luồn lách bằng mọi cách lọt vào bộ máy, không phải là việc dễ dàng. Cần làm sao để nhận diện, chỉ rõ và loại bỏ ai không xứng đáng? Cần làm gì để chọn được người thực đức, thực tài lãnh đạo đất nước? Câu chuyện Thời sự hôm nay với sự tham gia của TS Nguyễn Minh Phong, Phó ban tuyên truyền lý luận – Báo Nhân dân bàn luận về nội dung này.

Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy (2/6/2020)

- Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy.
- Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?
- Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu.
- Bài 2 trong loạt bài “Đại dịch Covid 19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển.
- Tổ chức y tế thế giới WHO thành lập Quỹ WHO

Sửa đổi Thông tư 01: Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ (1/6/2020)

- Sửa đổi thông tư 01, NHNN mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.
- Công nghệ điện toán đám mây - tương lai của ngân hàng.
- BIC chi trả bảo hiểm gần 700 triệu đồng cho khách hàng vay vốn.

Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) với nhiều khó khăn chồng chất (1/6/2020)

Hôm nay (1/6), Nước Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu. Trươc thềm sự kiện này, trong tuần qua, Thủ tướng Đức Merkel đã có bài phát biểu nêu bật những khó khăn và cả những cơ hội đội với nước Đức khi lãnh đạo châu Âu trong nhiệm kỳ 6 tháng tới. Dư luận chờ đợi Đức có thể làm gì để thúc đẩy EU tiến về phía trước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như việc châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ đối nội cho đến đối ngoại. Trong khi đó, viễn cảnh một Brexit không thoả thuận đang “treo lơ lửng” khi các cuộc đàm phàn giữa Anh và EU lâm vào bế tắc. VĐQT hôm nay, mời quý vị và các bạn đến với những phân tích của phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em: Cần chung tay cả cộng đồng (1/6/2020)

Hôm nay (1/6) - Ngày Quốc tế thiếu nhi, toàn xã hội giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Tại Hà Nội, sáng nay (01/06), Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em” - với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể gia đình và toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt là công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo các quyền của trẻ em và hội nhập với quốc tế. Luật Trẻ em 2016 cũng đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các chính sách xã hội liên quan đến trẻ em. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 đã đưa ra khung chương trình, chính sách đầu tư cho trẻ em hướng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em. Tuy nhiên công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn không ít khó khăn, thách thức cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn của các cấp ngành chức năng. Câu chuyện thời sự chúng tôi bàn về chủ đề: Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng với sự tham gia bàn luận của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ (1/6/2020)

- Cần giải pháp tối ưu để quản lí cây xanh trong trường học.
- Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng.
- Hôm nay (1/6) Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) - Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất.
- Bài đầu tiên trong loạt bài "Đại dịch covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển" với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
- Sửa đổi thông tư 01 - Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.
- Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ.

Hoàng Nữ Ngọc Tim – một trái tim yêu thương (31/5/2020)

Hoàng Nữ Ngọc Tim sinh ra và lớn lên ở Thụy Sỹ. Khi tới Việt Nam, nhìn những người khuyết tật bị bỏ rơi, Tim đã quyết định ở lại xây nhà che chở cho hàng trăm số phận bất hạnh suốt 20 năm qua.

Những bộ sách mùa hè dành cho thiếu nhi: nuôi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên (31/5/2020)

- Những bộ sách mùa hè dành cho thiếu nhi: nuôi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên.
- Ca nhạc theo yêu cầu của thính giả.
- Hoàng Nữ Ngọc Tim – một trái tim yêu thương.

Những bộ sách mùa hè dành cho thiếu nhi: nuôi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên (31/5/2020)

- Những bộ sách mùa hè dành cho thiếu nhi: nuôi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên.
- Ca nhạc theo yêu cầu của thính giả.
- Hoàng Nữ Ngọc Tim – một trái tim yêu thương.

Văn hóa xin lỗi (30/5/2020)

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Có những sai lầm mới có những thành công. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi đúng lúc, kịp thời, chân thành và biết sửa sai là thực sự cần thiết. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng hơn trong môi trường công vụ, đối với mỗi cán bộ đảng viên, công chức.
Tuy vậy, rất đáng tiếc, trong khi có những lời xin lỗi của cán bộ công chức được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm, với một thái độ cầu thị, chân thành, thì cũng có không ít cán bộ ngại xin lỗi, lười xin lỗi mỗi khi mình làm sai; lại có những người rất chịu khó đưa ra lời xin lỗi nhưng với một thái độ hời hợt, thiếu thực tâm. Đây là nội dung BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: