logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nguồn cơn bùng phát căng thẳng Israel - Palestine và tác động! (17/04/2022)

Những ngày qua, căng thẳng Israel - Palestine liên tục tăng nhiệt sau các vụ đụng độ, bạo lực giữa người Palestine và lực lượng Israel chiếm đóng ở Bờ Tây khiến hàng trăm người thương vong. Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang tại đây, trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cân nhắc chấm dứt thỏa thuận an ninh với Israel. Thực sự điều gì đang xảy ra tại khu vực vốn đã là “chảo lửa” của Trung Đông? Các diễn biến mới nhất sẽ tác động thế nào đến an ninh toàn khu vực? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc sẽ làm rõ những vấn đề này.

Tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine đến mối quan hệ Trung Quốc - EU (3/4/2022)

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đang phủ bóng lên nhiều mối quan hệ quốc tế và các diễn đàn song phương cũng như đa phương. Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên sau 2 năm cũng không phải ngoại lệ. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 01/04 bàn đến nhiều khía cạnh của mối quan hệ Trung Quốc – EU vốn nhiều sóng gió, nay lại có phần phức tạp hơn do lập trường của hai bên liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Mặc dù mối quan hệ với Nga hay cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là vấn đề cần phải và có thể giải quyết trong khuôn khổ quan hệ Trung Quốc-EU nhưng đây được coi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai bên.

Mỹ nỗ lực đoàn kết đồng minh xử lý khủng hoảng Ukraine (27/03/2022)

Trong tuần, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden với lịch trình dày đặc gồm tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, gặp gỡ các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và nhóm các nước G7 tại Brussels (Bỉ), cuối cùng là điểm dừng chân Ba Lan. Trong bối cảnh phương Tây vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp ứng phó với các diễn biến xung đột tại Ukraine, chuyến thăm của Tổng thống Biden cũng như các cuộc họp thượng đỉnh tiếp tục thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, đoàn kết giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc trừng phạt Nga cũng như cung cấp các nguồn hỗ trợ thiết yếu cho Ukraine.

Xung đột Nga – Ukraine vẽ lại bức tranh năng lượng toàn cầu? (20/3/2022)

Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và khí đốt hàng đầu thế giới đứng trước các lệnh trừng phạt chưa từng có. Châu Âu tính đến chuyện thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, còn Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Moscow. Tất cả các bên đều buộc phải tìm phương án thay thế cho nhập dầu và bán dầu…Cũng từ đây, bức tranh năng lượng toàn cầu có sự thay đổi, có thể là trong dài hạn.

Châu Âu tìm kiếm mô hình phát triển mới (13/3/2022)

Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành phiên họp thượng đỉnh đặc biệt trong 2 ngày tại lâu đài Versailles, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp. Với mục tiêu tìm kiếm mô hình phát triển mới, hướng tới sự tự chủ chiến lược trong 3 trụ cột an ninh – quốc phòng, năng lượng và kinh tế, dư luận cho rằng khó khăn lớn nhất của châu Âu là sự phụ thuộc quá lớn vào Nga về năng lượng, nhất là trong bối cảnh quan hệ kinh tế - chính trị với Nga đổ vỡ toàn diện vì xung đột tại Ucraina.

Chiến sự Nga -Ukraine leo thang: Căng thẳng trên mọi mặt trận (27/2/2022)

Câu chuyện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần là tình hình chiến sự leo thang ở Ukraine khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ ngày 24/2. Cùng với những diễn biến khó lường trên thực địa khi giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố lớn của Ukraine, trong đó có các tuyến đường dẫn đến thủ đô Kiev, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây cũng trở nên xấu đi với các lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ, Liên minh châu Âu và đồng minh lên các công ty và các cá nhân Nga liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay. Câu chuyện quốc tế tuần này sẽ đề cập toàn cảnh cuộc đối đầu hiện nay giữa Nga và Ucraina cũng như những tác động lên kinh tế và chính trị toàn cầu.

Nga - phương Tây nỗ lực tìm lời giải cho vấn đề Ucraina (13/02/2022)

Trong tuần, các diễn biến căng thẳng trong quan hệ Nga - phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ucraina là tâm điểm của dư luận quốc tế. Các chuyến thăm con thoi của lãnh đạo các nước hay các cuộc đàm phán, điện đàm song phương đều không ghi nhận kết quả nào nổi bật. Trong khi đó, cuộc khẩu chiến lẫn nhau giữa các bên càng lúc càng tăng nhiệt khi Mỹ và các đồng minh cảnh báo nguy cơ Nga tấn công Ucraina, còn Nga bác bỏ và cáo buộc phương Tây làm chệch hướng dư luận.

Thiết lập quan hệ Nga - Trung thời kỳ mới (6/2/2022)

Sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Cuộc gặp thượng đỉnh này có ý nghĩa đặc biệt với cả Nga và Trung Quốc khi cả hai nước đều đang có mối quan hệ rất căng thẳng với Mỹ và phương Tây. Tuyên bố chung sau cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo đã cho thấy định hướng quan hệ Nga - Trung trong thời kỳ mới – một mối quan hệ “không có biên giới, không có vùng cấm” và có thể khiến phương Tây phải có những điều chỉnh trong cách xử lý mối quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Đối thoại Nga - phương Tây: Không đột phá! (16/01/2022)

Sự kiện hâm nóng các diễn đàn toàn cầu trong tuần là các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các quan chức Nga và Mỹ cũng như các nước NATO với hàng loạt chủ đề nóng bỏng vốn gây căng thẳng giữa các bên thời gian qua, như triển khai binh sĩ gần biên giới Ucraina, các cuộc tập trận, mối đe dọa chiến tranh, xung đột.... Nếu như mở màn các cuộc đối thoại là các tuyên bố cảnh báo, không nhượng bộ lẫn nhau thì các kết quả ít ỏi sau nhiều ngày đàm phán là điều đã được dự báo trước!

Ký thỏa thuận quốc phòng lịch sử: Nhật Bản – Australia chủ động hơn trong hợp tác an ninh khu vực (9/1/2022)

Nhật Bản và Australia vừa ký một hiệp ước quốc phòng mới được coi là lịch sử, lần đầu tiên đặt ra khuôn khổ để lực lượng quốc phòng hai nước phối hợp với nhau. Thỏa thuận này ngoài ý nghĩa chiến lược đối với cả hai còn cho thấy các nước tầm trung đã sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong một khu vực có nhiều chuyển động như Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Nhìn lại cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung năm 2021 (2/1/2022)

Trong năm 2021 vừa qua, cặp quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, tác động mạnh mẽ nhất tới cục diện địa chính trị toàn cầu. Xoay quanh cặp quan hệ này là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020. Hồi đầu năm 2021, khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, nhiều người từng dự đoán rằng ông Joe Biden sẽ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc theo cách khác với người tiền nhiệm Donald Trump. Trên thực tế, ông Joe Biden đã có cách triển khai chính sách rất khác, đó là tăng cường tham vấn với đồng minh, mở ra những cơ hội đối thoại với Trung Quốc. Nhưng về tổng thể, quan hệ Mỹ - Trung vẫn không hề hạ nhiệt, thậm chí còn mở rộng thêm nhiều mặt trận khác.

Triển vọng tháo gỡ căng thẳng Nga - phương Tây! (26/12/2021)

Tuần qua, một trong những chủ đề nóng được quan tâm hàng đầu trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin là quan hệ Nga - phương Tây. Theo đó, dù tuyên bố sẵn sàng đối thoại nhưng ông Putin đã khẳng định Nga không chấp nhận NATO mở rộng về phía Đông đồng thời chỉ trích chính quyền Ucraina không thực hiện các thỏa thuận Minsk để giải quyết căng thẳng. Nhìn lại năm qua, giới quan sát cho rằng, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Vậy những yếu tố nào đã chi phối bầu không khí nóng bỏng Nga - phương Tây trong năm qua? Liệu những mâu thuẫn và nghi kỵ giữa các bên có triển vọng tháo gỡ trong một thế giới đa cực như hiện nay?

Mỹ, Anh tăng cường kết nối với ASEAN: Thuận lợi và thách thức? (19/12/2021)

Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.

Đối thoại Nga - Mỹ: Không đột phá nhưng cần thiết (12/12/2021)

Một trong các hoạt động ngoại giao quốc tế nổi bật trong tuần là cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ được mô tả là “căng thẳng một đối một” đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy vậy cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cao nhất của hai cường quốc cũng mang nhiều ý nghĩa và cả những thông điệp mà hai bên muốn chuyển đến đối phương trong bối cảnh những quan điểm khác biệt giữa Washington và Moscow dường như ngày một nhiều hơn.

Nhìn lại chuyến thăm Đông Nam Á của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á (05/12/2021)

Từ ngày 27/11-4/12, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink có chuyến thăm loạt 4 nước Đông Nam Á gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chuyến công du nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ cùng các nước trong khu vực hợp tác giải quyết những thách thức nghiêm trọng của khu vực và toàn cầu; đồng thời nhấn mạnh quan điểm ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: