logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tính toán chiến lược của Mỹ khi muốn mở rộng G7 (7/6/2020)

Theo dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) do Mỹ đăng cai tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Dù thời gian cụ thể chưa được xác định do tình hình dịch bệnh Covid-19, dù chương trình nghị sự cũng chưa được Mỹ công bố, nhưng hội nghị đã “làm nóng” dư luận thế giới bởi sự chia rẽ giữa các thành viên về danh sách các quốc gia được mời tham dự hội nghị.

Quan hệ Mỹ - Trung lún sâu hơn vào khủng hoảng (31/5/2020)

Một trong những tâm điểm chú ý của ngoại giao quốc tế trong tuần là mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, chỉ trích, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo một loạt chính sách mới trong quan hệ với Trung Quốc như việc Mỹ sẽ tước quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu Hong Kong, xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc...Những động thái này dự báo mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng lún sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - Viễn cảnh nguy hiểm (24/5/2020)

Trong tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thông báo ý định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - một động thái quốc tế đặc biệt lo ngại vì có khả năng tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu mới với những hậu quả khó kiểm soát. Nếu không có tiến triển trong đàm phán giữa các bên liên quan, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trở mở sau 6 tháng nữa.

Đàm phán hậu Brexit - Bế tắc hoàn bế tắc! (17/5/2020)

Vòng đàm phán mới nhất giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit một lần nữa đã thất bại. Theo đó, hai bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung và không đạt được bất cứ tiến triển nào trong loạt vấn đề then chốt. Đại diện cả Anh và EU đều đã bày tỏ thất vọng với kết quả vòng đàm phán thứ 3 này. Thậm chí, Trưởng đoàn đàm phán phía EU còn cảnh báo, hai bên có nguy cơ kết thúc đàm phán trong năm nay mà không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được.
Thân tích sâu về những bế tắc vẫn tồn tại giữa Anh và EU cũng như dự báo về lộ trình hậu Brexit sắp tới, Phóng viên Đài TNVN trao đổi với bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.

Nấc thang mới trong căng thẳng Mỹ - Trung (10/5/2020)

Quan hệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục gia tăng căng thẳng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc virus Sars-CoV-2 hay dọa áp thuế... Đáp lại, Trung Quốc cũng chỉ trích nặng nề các cáo buộc của Mỹ nhằm vào nước này. Trước loạt diễn biến mới của hai bên, giới quan sát cảnh báo, một giai đoạn mới của cuộc xung đột Mỹ - Trung đang dần rõ nét trên mọi lĩnh vực.

Quan hệ Australia - Trung Quốc đứng trước ngã rẽ mới (3/5/2020)

Có thể nói, một trong những mối quan hệ quốc tế phức tạp được chú ý nhiều nhất trong tuần là quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Mối quan hệ này đã xấu đi khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên vào tuần này đã xuống mức thấp bởi Australia kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 cũng như về các công tác xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc. Đáp trả, Trung Quốc phản đối kịch liệt các động thái từ phía Australia, thậm chí một nhà ngoại giao Trung Quốc còn công khai cảnh báo kinh tế Australia sẽ thiệt hại nặng chừng nào nước này còn tiếp tục theo đuổi việc điều tra. Vậy quan hệ giữa Australia và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau động thái này và Australia nhìn nhận ra sao về tương lai của mối quan hệ với Trung Quốc?

Châu Âu vẫn bất đồng về cứu trợ kinh tế (26/4/2020)

Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế các nước châu Âu với khả năng suy thoái trong năm 2020 gần như không thể tránh khỏi. Theo dự báo mới nhất của Cao ủy Phụ trách Công nghiệp Liên minh châu Âu Thierry Breton, nền kinh tế của khối có thể suy giảm từ 5-10%, tương đương 7,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, các nước châu Âu đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp hơn 500 tỷ Euro và đang cố gắng thành lập quỹ phục hồi kinh tế dự kiến hơn 1.000 tỷ Euro. Dù vậy, các nước châu Âu vẫn bất đồng sâu sắc về việc sử dụng các quỹ cứu trợ này như thế nào.

Nhiều nước đặt dấu hỏi về cách xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc (19/4/2020)

Thời gian vừa qua, không ít lần chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích và cáo buộc cho rằng, Trung Quốc đã không minh bạch thông tin, che giấu diễn biến dịch Covid-19 từ những ngày đầu khiến cho toàn cầu hiện nay phải vất vả ứng phó và ngăn chặn. Đến tuần qua, sau khi Trung Quốc có thông báo đính chính về các số liệu về Covid-19 tại nơi khởi phát dịch bệnh là Vũ Hán với con số tử vong tăng thêm tới 1.290 ca; hàng loạt nước đã đồng loạt đặt câu hỏi nghi vấn về tình hình dịch bệnh thực tế tại Trung Quốc cũng như cách thức ứng phó của chính quyền nước này thời gian qua.
Các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Australia và cả Mỹ đều đã có những phát ngôn và tuyên bố bày tỏ hoài nghi, cho rằng, rất có thể đã có “những vùng tối trong cách xử lý của Trung Quốc” như tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

“Chính trị hóa” đại dịch COVID-19 và những hệ lụy (12/4/2020)

Đại dịch Covid-19 tiếp tục “phủ bóng đen” lên mọi mặt của đời sống xã hội thế giới. Trong tuần nổi lên câu chuyện tranh cãi và khẩu chiến giữa Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) liên quan đến cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh Covid- 19 và ẩn ý đằng sau đó là những chỉ trích mang thông điệp chính trị. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ “ngừng viện trợ” cho WHO – một động thái đáng lo ngại khi Mỹ đang là nhà tài trợ chính với 10% ngân sách cho tổ chức y tế này. Trong bối cảnh thế giới đang rất cần sự đoàn kết, hợp tác thì những tranh cãi như vậy dù nhằm mục đích gì cũng là điều đáng ngại, có nguy cơ cản trở những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 và kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu (29/3/2020)

So với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008-2009, sự suy thoái thời điểm hiện nay của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra có những điểm gì giống và khác? Liệu những bài học đã có, cùng với nỗ lực của từng nước cũng như toàn cầu có thể phát huy tác dụng cho tình huống mới hay không?

Châu Âu hoảng loạn trong “cơn bão Covid-19” (15/3/2020)

Tuần qua, cả thế giới tiếp tục quay cuồng trong vòng xoáy của dịch bệnh Covid-19. Diễn biến đáng chú ý nhất là sự chuyển hướng trung tâm của dịch bệnh từ Trung Quốc sang châu Âu. Đến thứ sáu vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức nhận định châu Âu giờ đây là tâm dịch Covid-19 mới trên toàn thế giới, đồng thời cảnh báo việc xác định đỉnh dịch là bất khả thi. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm và tử vong ở châu Âu vì Covid-19 cao hơn tất cả những nơi khác cộng lại, trừ Trung Quốc đại lục.

Bầu cử ‘Siêu thứ Ba’: Sàng lọc ứng viên cho đường đua cuối! (8/3/2020)

Ngày bầu cử “Siêu thứ Ba” của đảng Dân chủ tại Mỹ trong tuần đã khép lại với chiến thắng áp đảo thuộc về cựu Phó Tổng thống Joe Biden tại 10 bang. Có thể nói, sự kiện này là một bước sàng lọc ứng viên hiệu quả cũng như định hình cuộc đua song mã giữa ông Joe Biden và ứng viên về nhì là Thượng nghị sỹ Bernie Sanders. Liệu đâu sẽ là ứng viên tiềm năng cho nhân vật duy nhất được lựa chọn cuối cùng, đại diện cho đảng Dân chủ đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào cuối năm nay? Đâu là thế mạnh và điểm yếu của các ứng viên; những yếu tố nào sẽ quyết định chặng đua cam go sắp tới?

Thỏa thuận lịch sử Mỹ - Taliban: Cơ hội kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ (1/3/2020)

Sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần là lễ ký thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Taliban tại thủ đô Doha, Qatar. Đây được coi là một thỏa thuận lịch sử, mở đường cho việc chấm dứt một trong những cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài, đồng thời mang lại hòa bình lâu dài cho đất nước Afganistan.

Tổng tuyển cử Iran: Phép thử cho Tổng thống Rouhani (23/2/2020)

Cuộc bầu cử của quốc hội Iran được đánh giá là một phép thử mang tính quyết định về thế đa số của những người theo đường lối bảo thủ cứng rắn tại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế.

Thách thức từ hội nghị an ninh Munich (16/2/2020)

Hội nghị được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng” trên thế giới, các thách thức toàn cầu cấp bách, như vấn đề biến đổi khí hậu hay sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19...Dù Hội nghị không phải là nơi để ra chính sách, chiến lược, không giải quyết được tất cả các vấn đề an ninh đang đặt ra, nhưng là diễn đàn vô cùng quan trọng để các bên đối thoại tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; bàn thảo biện pháp giảm đối đầu, căng thẳng; đối phó với các thách thức, nguy cơ; bảo vệ môi trường an ninh quốc tế.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: