logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thoả thuận ngừng bắn Israel-Hamas: Chưa thể sớm lạc quan! (26/11/2023)

Tâm điểm quốc tế tuần qua là lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời 4 ngày tại dải Gaza đạt được giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas. Dù bị trì hoãn và lùi lại 1 ngày, nhưng các bên liên quan đã khá thiện chí khi bắt đầu thực thi lệnh ngừng bắn từ 7h sáng ngày 24/11 (theo giờ địa phương, tức 12h trưa giờ Hà Nội). Đây là lần ngừng bắn đầu tiên sau gần 7 tuần xung đột giữa hai bên, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên, với những tuyên bố sẽ tiếp tục nối lại chiến sự sau khi lệnh ngừng bắn kết thúc, dư luận đang lo lắng về kịch bản những ngày tới, thậm chí không loại trừ khả năng thoả thuận bị sụp đổ khi thời hạn chưa kết thúc.

Mỹ với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Từ cam kết đến thực tế (Ngày 12/11/2023)

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tuần đã có chuyến thăm tới hàng loạt quốc gia ở Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực, gửi đi thông điệp Mỹ sẽ không vì những điểm nóng như xung đột Israel – Hamas, xung đột Ukraine… mà sao nhãng hợp tác với các đối tác và đồng minh trong khu vực.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông nỗ lực giải quyết xung đột Israel-Hamas (05/11/2023)

Trong tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực Trung Đông, trong đó có điểm dừng chân Israel. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm xung đột trên dải Gaza bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng mới. Lần thứ 3 quay trở lại khu vực kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát từ đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken được đánh giá mang theo trọng trách nặng nề - nhất là khi nội bộ nước Mỹ đang tiếp tục mâu thuẫn về gói viện trợ cho các đồng minh Israel và Ukraine.

Dấu hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ - Trung (29/10/2023)

Tuần này, một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý là chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 26-28/10. Ông Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc duy nhất đến Mỹ trong vòng 5 năm gần đây. Chuyến đi của ông Vương Nghị nằm trong nỗ lực thúc đẩy đối thoại, quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm được giới chức hai nước hướng đến thời gian gần đây. Sự kiện ngoại giao này cũng được cho là nhằm mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Trung -Mỹ tại San Fancisco vào tháng 11 tới. Dư luận chờ đợi gì vào cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng như việc hàn gắn mối quan hệ Mỹ- Trung?

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng! (22/10/2023)

Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Liệu nỗ lực này có khiến cho hai bờ Đại Tây Dương xích lại gần nhau, hâm nóng lại mối quan hệ trong bối cảnh mới? Thông tin cập nhật từ PV Phạm Huân - TT tại Mỹ và PV Anh Tuấn - TT tại Pháp.

Chính trường Mỹ hậu phế truất Chủ tịch Hạ viện (Ngày 8/10/2023)

Sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong tuần qua là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCathy đã bị phế truất trong một bỏ phiếu “có một không hai” tại Hạ viện. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ trong suốt lịch sử 234 năm của Quốc hội Mỹ, đưa ông McCarthy trở thành người giữ chức vụ này với thời gian ngắn thứ hai trong lịch sử. Khi cảm giác bất ngờ, khi những tranh cãi về “cuộc nổi dậy” trong nội bộ đảng Cộng hòa lắng xuống, điều mà dư luận quan tâm lúc này là ai sẽ thay thế ông Kevin McCathy, chính trường Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào và sự rối loạn nội bộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của chính đảng Cộng hòa.

Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng trong căng thẳng Nagorno-Karabakh (01/10/2023)

Đã gần 2 tuần kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào vùng ly khai Nagorny-Karabakh và giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Đại diện Azerbaijan và các lực lượng Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Chính quyền vùng Nagorny-Karabakh cũng đã chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan. Dù vậy, những diễn biến mới này được cho vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng, báo hiệu những thay đổi địa chính trị mới tại khu vực?

Đằng sau việc Ba Lan tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine (24/9/2023)

Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan khá đột ngột nhưng có thể dự đoán trước được bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ tranh cãi nông sản đến ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, động thái của Ba Lan chỉ là phản ứng nhất thời hay sẽ làm đảo lộn mối quan hệ chiến lược của châu Âu với Ukraine trong thời gian tới?

Tổng thống Pháp thăm Bangladesh thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (17/09/2023)

Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Bangladesh lần đầu tiên của một Tổng thống Pháp trong vòng hơn 3 thập kỷ qua. Chuyến thăm được đánh giá là lịch sử không chỉ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai nước mà còn thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Paris, trong bối cảnh vị thế và ảnh hưởng của Pháp đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Phi. Góc nhìn của PV Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp.

Hội nghị thượng đỉnh G20 nỗ lực tìm kiếm đồng thuận (Ngày 10/9/2023)

, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) tại New Delhi, Ấn Độ kết thúc sau hai ngày làm việc. Mặc dù sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến nhiều người hoài nghi về khả năng hội nghị đạt được đồng thuận trong những vấn đề lớn của chương trình nghị sự, nhưng bất ngờ là ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thưởng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung.

Thương mại Mỹ - Trung chưa nhiều đột phá! (03/09/2023)

Một trong những sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Raimondo tiếp nối loạt chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao của Mỹ thời gian qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Kết thúc chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả và “sự khởi đầu tuyệt vời”. Liệu tín hiệu tích cực này có trở thành những bước tiến thực sự để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt căng thẳng, mở ra giai đoạn hợp tác mới? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc.

Nhóm BRICS mở rộng: Ảnh hưởng toàn cầu gia tăng (27/8/2023)

Là cơ chế hợp tác của các nền kinh tế lớn ngoài phương Tây, sự phát triển của BRICS với việc mở rộng thêm thành viên là nội dung được quan tâm nhất tại hội nghị lần thứ 15 này. Theo đó BRICS nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên vào đầu năm sau. Sự mở rộng này có thể mang lại ảnh hưởng toàn cầu cho BRICS trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Hàn: những cam kết mạnh mẽ từ Trại David (Ngày 20/8/2023)

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật – Hàn đã diễn ra vào sáng sớm ngày 19/8 (theo giờ Việt Nam) tại Trại David, Mỹ. Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử khi lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức, cũng là lần đầu tiên nguyên thủ 3 nước Mỹ - Nhật – Hàn gặp nhau trực tiếp. Đúng như kỳ vọng của giới phân tích vào một sự kiện mang tính lịch sử, Hội nghị đã kết thúc với những cam kết mạnh mẽ nhằm tăng cường hợp tác giữa 3 quốc gia, hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Đông Nam Á thúc đẩy ngoại giao chiến lược (13/08/2023)

Sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du loạt 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Campuchia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 10-13/8. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Vương Nghị kể từ khi được tái bổ nhiệm vị trí Ngoại trưởng. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ phân tích tổng quan về chuyến công du chiến lược này cũng như chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.

Ấn Độ cùng một số nước cấm xuất khẩu gạo và những tác động! (06/08/2023)

Lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường của Ấn Độ mới đây - sau đó đến Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 đang khiến cho thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn. Động thái này được dự báo có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: