logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác xây dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy vậy, trong xây dựng pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: tính ổn định thấp, tần suất sửa đổi, bổ sung cao, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, chưa phù hợp thực tiễn; chế tài xử lý vi phạm chưa phù hợp…Do đó, cần thực hiện các giải pháp đột phá để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm nay liệu có khả thi? (23/09/2021)

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương: tiếp tục triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm nay. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 5, cả nước có 3 bộ, ngành là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng 2 tỉnh Bến Tre, Tây Ninh hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4. Vậy, liệu rằng, mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4 ở các địa phương, ban ngành khác trong năm nay có khả thi? Cần những giải pháp gì để người dân, doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ công trực tuyến?

Bảo đảm nguồn nước- chìa khóa để phát triển bền vững (22/09/2021)

Thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập. Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 cần đi liền với các giải pháp căn cơ, khả thi. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid 19 (20/09/21)

Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Việc xem xét, đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2021 là cần thiết, bởi lẽ “sức chịu đựng” của doanh nghiệp thực sự đã giảm mạnh từ đợt , dịch đầu năm 2020, đặc biệt là từ đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 4 năm nay. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng- Những vấn đề đặt ra

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức.

Nghị quyết số 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 (21/09/2021)

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề nay lại càng khó khăn hơn. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.

Những bất cạp của Luật Đất Đai (20/09/2021)

- Bất cập những quy định trong Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng - Tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân miền núi - Phá rừng phòng hộ ở Bình Định.

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (17/09/2021)

Một trong bốn chuyên đề giám sát được Quốc hội khóa 15 lựa chọn là giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2012 đến ngày 1/7/2021. Đây là nội dung thiết thực bởi mặc dù Luật tiếp công dân và Luật khiếu nại, Luật tố cáo đã được hoàn thiện song trong thực hiện còn nhiều vấn đề đặt ra. Ở nhiều nơi, công tác này chưa được quan tâm chú trọng dẫn đến nhiều vụ việc bức xúc vẫn xảy ra. Chuyên đề giám sát được Quốc hội lựa chọn sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc điều trị Covid-19 có thể đối diện mức án tử hình. (17/9/2021)

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều đối tượng đã sản xuất, buôn bán, nhập lậu các loại thuốc điều trị loại bệnh này khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép, kiểm định. Việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của người sử dụng. Lợi dụng tình hình dịch bệnh để sản xuất, buôn bán hàng giả là các loại thuốc điều trị Covid- 19 là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần bị xử lý nghiêm.

Đẩy mạnh Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 (16/09/2021)

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 23 về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Trước đó, tháng 7 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, với mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân (14/9/2021)

- Kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân.
- Quyết tâm và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Hà Tĩnh đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.

Thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh (14/9/2021)

Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song công tác an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19. Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là một trong những chính sách an sinh được Chính phủ ban hành kỳ vọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.

Chuyến thăm, làm việc tại châu Âu của Chủ tịch Quốc hội: Thành công ngoài mong đợi (13/9/2021)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan từ ngày 05-11/9/2021. Có thể khẳng định, chuyến chuyến thăm làm việc tại 3 nước châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công tốt đẹp, vượt dự kiến, đạt được nhiều kết quả thiết thực có ý nghĩa, đóng góp cho việc tăng cường đối ngoại đa phương, cũng như trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước.

Xây dựng Tòa án điện tử và tổ chức xét xử trực tuyến (13/9/2021)

- Triển khai tòa án điện tử để hướng tới sự công khai minh bạch trong hoạt động của ngành tòa án.
- Xét xử trực tuyến: Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0.
- Cảnh báo tình trạng lợi dụng dịch Covid19 để lừa đảo qua mạng.

Nghệ sĩ phải minh bạch khi làm từ thiện, không trục lợi cá nhân. (10/9/2021)

Những vụ việc liên quan tới hoạt động kêu gọi tiền từ thiện với số tiền rất lớn từ một số nghệ sĩ hay việc chậm giải ngân tiền từ thiện thời gian qua đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều câu hỏi về tính minh bạch trong hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: