Trò chuyện cùng Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện xã hội học, về vấn đề này.
Việc sống chung với bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ đang là những lựa chọn hoặc do hoàn cảnh bắt buộc của nhiều gia đình trẻ hiện nay. Tuy nhiên, do sự khác biệt về tuổi tác của thế hệ, nên đôi khi không thể tránh khỏi những mâu thuẫn nhất định trong quan niệm nuôi dạy con cháu. Vậy làm thế nào để tránh xung đột giữa cách dạy con của các bậc phụ huynh với ông bà? Đây chắc hẳn luôn là câu hỏi của mọi bậc cha mẹ khi lựa chọn cách dạy cho con mình, bởi sự bất đồng quan điểm dạy của ông bà luôn khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu và ngược lại.
Chuyện vợ chồng có một khoản thu nhập hoặc dành dụm riêng với mục đích tiết kiệm là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay, chuyện quỹ riêng trong hôn nhân hầu như không còn “lành tính” nữa. Cũng vì mục đích lập quỹ riêng không “trong sáng” nên nó được đặt cho một cái tên rất “tối tăm” là “Quỹ đen”. Vợ chồng không nên có quỹ “đen” nhưng nên có quỹ riêng phòng khi cần thiết. Vậy quỹ “đen” và quỹ riêng khác nhau ở chỗ nào? Làm sao để gia đình vẫn êm ấm hạnh phúc khi mỗi người đều có quỹ riêng?
Khác với mối quan hệ giữa “mẹ chồng – nàng dâu”, mối quan hệ của con rể với nhà vợ, đặc biệt là những chàng rể cơ nhà vợ cũng có những cái khó riêng. Vậy phải ứng xử ra sao để tạo mối quan hệ hài hòa giữa con rể và nhà vợ, tạo cuộc sống thoải mái. Chuyên gia tâm lý Nguyễn Văn Công cùng chia sẻ về vấn đề này.