logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Kiểm soát lây lan của COVID-19, yêu cầu đặt ra là thần tốc xét nghiệm và truy vết. (03/02/2021)

Dịch Covid-19 đang diễn ra tại nhiều địa phương và điều nguy hại là chủng mới lây lan nhanh hơn 70%; Trong khi đó, kết quả phân tích 240 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 cho thấy 80% trường hợp không có triệu chứng. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu các địa phương, nhất là cơ sở y tế để lọt người nhiễm SARS-CoV-2. Câu hỏi được người dân quan tâm nhất lúc này là chúng ta cần làm gì để cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh- chủng mới và công tác xét nghiệm, truy vết sẽ được tiến hành ra sao?

Giải pháp nào để ngăn chặn chủng mới của virus Sars Cov-2 ? (02/02/2021)

Kể từ khi đất nước ta xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh đã đặt ra cột mốc 10 ngày nhằm thần tốc khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, ngăn chặn virus Sars Cov 2, giúp bà con đón Tết an lành. Đến hôm nay, chúng ta còn 4 ngày để tiến tới mục tiêu kiểm soát cơ bản dịch bệnh. Trước tốc độ lây lan rất nhanh của chủng mới Sars Cov 2, liệu mốc 10 ngày có khả thi? Giải pháp nào đang được đưa ra để ngăn chặn chủng mới?

Chỉ 1% số F1 tự báo tin tới các cơ quan chức năng ở đợt dịch COVID-19 mới: Nguy cơ bùng phát dịch mạnh (1/2/2021)

Chỉ có 1% trong số F1 tự báo tin tới các cơ quan chức năng, và 20% các F0 là các bệnh nhân mắc COVID-19 không hợp tác trong quá trình phỏng vấn là con số do Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống COVID-19" thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia đưa ra mới đây. Con số này khiến chúng ta giật mình, bởi, như vậy cũng đồng nghĩa với việc, có đến 99% là do các cơ quan chức năng chủ động tìm kiếm. Liên quan đến nội dung này. Liên quan đến nội dung này, BTV Đài TNVN trao đổi cùng ông Nguyễn Thế Trung, Phó tổ trưởng, Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống COVID-19" thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia và Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh.

Tự giác nộp thuế thu nhập cá nhân: Câu chuyện của đạo đức kinh doanh (29/01/2021)

Những ngày qua mạng xã hội 'nóng' với thông tin cô gái 9X ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội tự giác đóng thuế 23 tỉ đồng từ việc làm phần mềm điện thoại. Trước đó tại Đà Nẵng, một người trẻ tuổi khác cũng chủ động khai nộp 23,5 tỉ đồng tiền thuế. Vì sao nộp thuế thu nhập cá nhân – một việc làm hiển nhiên, theo quy định của pháp luật, lại trở thành chủ đề “hot”? Dòng chảy sự kiện hôm nay sẽ phần nào giải đáp câu hỏi này.

Chúng ta cần làm gì cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh covid? (28/1/2021)

Lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận cùng một lúc nhiều ca mắc cộng đồng (82 ca) tại 2 ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, các địa phương cần nâng mức kiểm soát dịch lên cao nhất ở 4 cấp để phòng ngừa dịch bệnh.
Câu hỏi được người dân quan tâm nhất lúc này có lẽ là chúng ta cần làm gì để cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh - chủng mới và công tác xét nghiệm, truy vết sẽ được tiến hành ra sao? Để tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi trao đổi với TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. TS.BS Phạm Quang Thái cũng đang giữ vai trò chuyên gia của Tổ truy vết, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19.

Nhìn lại một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (27/01/2021)

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau.
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Để người lao động xa quê đón Tết đầm ấm (26/1/2021)

Với những người lao động xa nhà, mỗi khi Tết đến Xuân về đều mong mỏi được trở về đoàn tụ với gia đình đón một Xuân đấm ấm, an vui. Thế nhưng, có đến 70% công nhân đang làm việc tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp ở TP HCM không về quê ăn Tết là con số được ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP HCM thông tin trong những ngày gần đây. Con số này đã gây sự chú ý của dư luận.
Tăng hơn 20% con số công nhân ở lại nơi mình làm việc không về quê ăn Tết so với năm 2019 là con số không hề nhỏ. Vậy, lí do mà người lao động không về quê ăn tết là gì? Các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn có những hỗ trợ như thế nào cho người lao động? Đây là câu chuyện được bàn trong Dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của khách mời là bà Vũ Thị Loan, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - chính sách và thi đua khen thưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban chính sách - Pháp luật, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh.

Triển vọng và thách thức nào đang đợi chờ ngành du lịch trong năm 2021? (25/1/2021)

- Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch nước nhà. Phân khúc khách quốc tế chưa thể khai thác trở lại. Dù vậy, thị trường nội địa vẫn còn rất tiềm năng, nhất là trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới. Tin vui là rất tiềm năng, nhất là trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới. Rất nhiều khách sạn từ 3 sao trở lên tại Sapa (tỉnh Lào Cai) hay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã được đặt kín phòng cho dịp lễ. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Phải làm gì để kết quả kinh doanh khởi sắc của ngành du lịch trong dịp Tết sẽ được phát huy bền vững, lâu dài? Triển vọng và thách thức nào đang đợi chờ trong năm 2021? Phải làm gì để gia tăng sức đề kháng, phát triển bền vững, trên cơ sở cơ cấu lại thị trường du khách? Đây sẽ là nội dung được đề cập ngay sau đây với sự tham gia của 2 vị khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thuộc Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Kỳ, người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) - một trong những công ty lữ hành hàng đầu Châu Á.

Thu hồi xe cũ liệu có dễ thực thi? (22/01/2021)

Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn. Trước đó, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng có văn bản đề nghị Hà Nội, TPHCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Thế nhưng, thu hồi xe cũ không phải dễ, bởi xe cộ là tài sản công dân, đặc biệt xe máy còn là công cụ của hàng triệu người nghèo... Vậy cần xây dựng lộ trình và khung pháp lý như thế nào cho việc thu hồi này? Đặc biệt là với người nghèo đang dùng những chiếc xe cũ để mưu sinh, Chính phủ cần có phương thức hỗ trợ họ chuyển đổi như thế nào?

Học sinh tử vong khi đi trải nghiệm, trách nhiệm thuộc về ai (21/01/2021)

Trong mấy ngày qua, dư luận xã hội hết sức bàng hoàng trước các vụ tai nạn xảy ra trong quá trình đi ngoại khóa, trải nghiệm của học sinh do nhà trường tổ chức. Trong đó, 1 học sinh bị đuối nước ở Bình Dương, 1 học sinh thiệt mạng liên quan vụ tàu lượn siêu tốc gặp sự cố ở Phú Thọ.
Những năm gần đây, các nhà trường có xu hướng tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. Hiện nay là thời điểm các trường học đã sơ kết học kỳ 1 và tổ chức cho học sinh đi dã ngoại. Học sinh háo hức, nhưng phụ huynh lo lắng, bất an về sự an toàn của trẻ. Nhất là sắp tới, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động cho học sinh trải nghiệm thực tế càng được chú trọng.
Vậy làm sao để tổ chức các hoạt động trải nghiệm an toàn và hiệu quả? Dòng chảy sự kiện sẽ bàn nội dung “Học sinh tử vong khi đi trải nghiệm: Trách nhiệm thuộc về ai?” với sự tham gia của GS TS Nguyễn Ngọc Phú, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

Lễ nhậm chức khác biệt của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden (20/1/2021)

Chỉ còn vài tiếng nữa, lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của ông Joe Biden sẽ diễn ra. Khoảng 25.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia đã được triển khai tại Washington, chưa kể hàng nghìn nhân viên thực thi pháp luật thuộc Sở Cảnh sát Washington, Cơ quan Mật vụ…Trước đó, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Donald Trump đã cho phép ban bố tình trạng khẩn cấp tại Washington, có hiệu lực đến ngày 24/1 để đảm bảo an toàn cho lễ nhậm chức của ông Biden. Như vậy, với mật độ an ninh tăng cường dày đặc, đây sẽ là một lễ nhậm chức khác biệt nhất trong lịch sử. Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng đã có cuộc thảo luận tại Nhà Trắng với ông Biden, đề cập công tác chuẩn bị cho lễ nhậm chức cũng như những công việc và kết quả đã đạt được của chính quyền Mỹ thứ 45 trong 4 năm qua. Chúng ta cùng bàn luận về những diễn biến gay cấn trên chính trường Mỹ trước thời khắc quan trọng, cùng nhìn lại di sản của tổng thống Donald Trump trong 4 năm qua và những thách thức với Tổng thống đắc cử Joe Biden. Vị khách mời trực tiếp của chương trình hôm nay là TS. Trần Bách Hiếu, Phó Trưởng Bộ môn Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV).

Trung tâm xử lí tin giả VN vừa ra đời, được kỳ vọng sẽ đẩy lùi và tiến tới dẹp bỏ những thông tin sai sự thật (19/01/2021)

Sáng nay, trên một số trang tin và mạng xã hội đưa thông tin thất thiệt về sức khỏe của nghệ sỹ Trần Tiến, cho rằng ông đã qua đời vì ung thư vòm họng. Gia đình nhạc sỹ vô cùng bức xúc và có thể sẽ khởi kiện những kẻ tung tin sai sự thật. Gia đình nhạc sỹ Trần Tiến chỉ là nạn nhân mới nhất của nạn tung tin giả, từng gây không ít hệ lụy trong xã hội suốt thời gian dài vừa qua. Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn nhức nhối này, cách đây đúng 1 tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương Trung tâm xử lí tin giả VN và ra mắt được kỳ vọng sẽ đẩy lùi và tiến tới dẹp bỏ những thông tin sai sự thật gây nhiều hệ luỵ cho xã hội.

Cảnh báo làn sóng Covid-19 từ đường mòn lối mở biên giới (18/1/2021)

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 100 - 150 trường hợp nhập cảnh trái phép tuyến biên giới, là yếu tố rất khó khăn cho kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19. Càng giáp Tết, tình hình kiểm soát càng khó khăn hơn. Người dân có thể đồng hành cùng Chính phủ ngăn ngừa dịch bệnh này bằng cách nào? Những thông tin mới nhất về tình hình kiểm soát các chốt chặn, đường mòn lối mở dọc biên giới đất nước sẽ được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong Dòng chảy sự kiện, với sự tham gia trực tiếp của phóng viên Phạm Văn An, Ban Thời sự, Đài TNVN, người vừa trực tiếp công tác tại tỉnh Lào Cai và kết nối qua điện thoại với ông Lưu Đức Hùng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang.

Vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết: Làm gì để chấm dứt tình trạng đến hẹn lại lo (15/01/2021)

Khi Tết Âm lịch đang đến gần cũng là lúc nhu cầu mua bán và tiêu dùng thực phẩm bắt đầu tăng cao. Không chỉ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp nhập khẩu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh mà các tiểu thương cũng tranh thủ "cơ hội" lưu thông một lượng lớn thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ra thị trường. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài nỗ lực của các cơ quan quản lý, người tiêu dùng cũng cần tự trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm để tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa do thực phẩm không an toàn gây ra. “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết – làm gì để chấm dứt tình trạng đến hẹn lại lo” là câu chuyện chúng tôi đề cập trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay với khách mời trực tiếp: ông Đỗ Thanh Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh biên mậu Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương.

Thông tuyến khám chữa bệnh tuyến tỉnh: Lợi ích có đi kèm nguy cơ? (14/01/2021)

Theo đúng lộ trình đã đề ra, từ 1/1/2021, chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế nội trú tuyến tỉnh đối với người có thẻ bảo hiểm y tế đã được thực hiện trên toàn quốc. Lợi ích đã nhìn thấy rõ khi người dân được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo nhu cầu của mình, bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư trang thiết bị, nhân lực...Song ở chiều ngược lại, chính sách thông tuyến tỉnh còn đặt ra những nguy cơ về quá tải trầm trọng với những bệnh viện có thương hiệu, nguy cơ lạm dụng chỉ định và mất an toàn nguồn quỹ. Những vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao để chính sách thông tuyến tỉnh mang lại những lợi ích tối ưu cho người bệnh bảo hiểm y tế?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: