logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Học ngành du lịch có cơ hội việc làm ở thị trường quốc tế như thế nào?

Trước đà khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch trong nước và quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích công việc này. Lĩnh vực du lịch bao gồm nhiều công việc từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, đầu bếp, các dịch vụ du lịch khác nhau... tùy theo sở thích và khả năng của từng người để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Trước sự hội nhập toàn cầu sinh viên học về du lịch sẽ có cơ hội thực tế và làm việc tại các khách sạn, các hãng lữ hành, các tập đoàn nghỉ dưỡng lớn trong nước và quốc tế như thế nào?
- Khách mời: Bà Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Tư vấn luật bảo vệ môi trường năm 2020 liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề (10/07/2023)

Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 2000 làng nghề. Đa phần các làng nghề hiện nay phát triển đang theo hình thức tự phát, trang thiết bị thô sơ, chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề hiện nay như thế nào? Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và những văn bản pháp luật liên quan có quy định cụ thể như thế nào về vấn đề này? Đây là nội dung chúng tôi sẽ giải đáp và bàn luận trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường và Bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng.

Tư vấn chữa bệnh theo phương pháp đông y nhờ sử dụng máy cứu ngải Khánh Thiện (13/7/2023)

Phương pháp cứu ngải (hay còn gọi là xông hơi ngải cứu) là một trong những liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả của Đông y. Thuốc ngải cứu khi đốt nóng hơ ấm lên cơ thể, tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời nhờ luồng khí thổi từ máy cứu giúp tinh dầu ngải ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong phòng bệnh hay điều trị mọi chứng bệnh, đồng thời tỏa ra mùi thơm đặc trưng của ngải cứu. Lương y Trần Minh Thịnh ở Hội Đông y thành phố Hải Phòng sẽ tư vấn và hướng dẫn kỹ hơn cách dùng máy cứu ngải và thuốc ngải cứu chữa bệnh.

Lưu thông an toàn vào giờ tan tầm (12/7/2023)

Các bác tài thường truyền tai nhau câu nói: “Nhất chạng vạng, nhì rạng đông”, khung giờ tan tầm buổi chiều với rất nhiều xe cộ hối hả trên đường sẽ gây khó khăn thế nào với người lái xe? Rất mong lắng nghe kinh nghiệm từ các bác tài và quý vị thính giả

Quan điểm “Ăn ngon chứ đừng ăn no” – Và chia sẻ của Chuyên gia về việc sử dụng thực phẩm trong thời hiện đại. (11/07/2023)

Có rất nhiều quan điểm về ăn uống, có người cho rằng “Ăn ngon chứ đừng ăn no” lại có người quan niệm "những thực phẩm chúng ta ăn hay uống vào cơ thể hàng ngày chính là yếu tố quyết định cơ thể chúng ta... và nhiều người lại nghĩ: Ăn ít nhưng thực phẩm đa dạng, sẽ khác với ăn nhiều, ăn no nhưng thực phẩm thiếu đa dạng ..v.v... Và quan niệm dân gian“Ăn gì bổ ấy” liệu có đúng ở góc độ khoa học? việc bồi bổ sức khỏe chủ động quan trọng như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời quý vị và các bạn chúng ta cùng trò chuyện với Chuyên gia của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay đó là Đại tá, Bác sỹ Nguyễn Lê.

Có xe rồi mới đi học bằng lái hay cứ học bằng trước rồi mua xe sau? (10/7/2023)

Thực tế cũng có nhiều người học bằng lái rồi để bằng đó, lâu lâu mới có dịp chạy thì nhát chân. Vậy có nên thi bằng lái trước để dự phòng rồi mua xe tính sau?

Bệnh nhân COPD và chế độ điều trị không dùng thuốc (08/7/2023)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mức trung bình và nặng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 35. Cho đến nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách xử trí, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, giảm số đợt cấp cần nhập viện. Để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này, từ lâu người ta sử dụng thuốc nam trị phổi tắc nghẽn rất hiệu quả và an toàn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bệnh nhân mắc COPD cần làm gì để hạn chế nguy cơ biến chứng và có một chế độ điều trị không dùng thuốc. Đây là chủ đề mà chương trình “Tư vấn sức khỏe” muốn trao đổi cùng quý vị. Chuyên gia sức khỏe y học cổ truyền, rất nhiều kinh nghiệm chữa bệnh sử dụng thảo dược đã được chúng tôi mời tham gia tư vấn hôm nay là: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.

Học sinh thi vào 10 có những cơ hội học tập nào? (07/07/2023)

Sau khi Sở Giáo dục Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10, có khoảng 33.000 học sinh không đỗ nguyện vọng vào các trường công lập. Trong khi đó, không phải học sinh, gia đình nào cũng mong muốn hoặc có đủ điều kiện để con em theo học trường dân lập. Vậy với học sinh thi vào lớp 10 ngoài học tại các trường THPT công lập, dân lập, trường Quốc tế thì còn có những lựa chọn nào khác để có thể giảm áp lực cho học sinh và cả phụ huynh?
- Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.

Thử thách lái xe mùa mưa trên đường đất đỏ Tây Nguyên (06/7/2023)

Vào mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, các bác tài lái xe trên các cung đường sẽ ít nhiều phải đối mặt với thử thách đường trơn trượt hay lún lầy sau những cơn mua, đặc biệt là ở những vùng đất đặc thù như khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Kinh nghiệm của các bác tài lái xe mùa mưa ở những cung đường Tây Nguyên, xin mời kết nối cùng BHĐX.

Kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường bằng cách nào? (06/07/2023)

Hiện nay, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 46g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo (dưới 25g/ngày) của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy việc sử dụng quá nhiều đồ uống có đường có thể gây hại như thế nào cho sức khỏe, nhất là với trẻ em? Cần làm gì để kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị An- Tổ chức HealthBridge cùng bàn luận về vấn đề này.

Thực trạng thừa cân béo phì và tiêu dùng đồ uống có đường ở Việt Nam (05/07/2023)

Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), 20 năm qua, mức tiêu thụ đồ uống có đường trên đầu người tại Việt Nam tăng rất nhanh, từ 6 triệu lít (năm 2002) lên 55 triệu lít (năm 2021). Đây là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như: Rối loạn chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sâu răng, gãy xương, ung thư… Vậy làm thế nào để phòng chống những hệ lụy vừa nêu? Vị khách mời của chương trình là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Nghỉ hè nhiều trẻ em lưu thông trên đường, làm sao để lái xe an toàn? (05/7/2023)

Tuần này chương trình đề cập đến câu chuyện nguy cơ tai nạn với trẻ em, học sinh khi mùa hè đến. Các em không phải đến trường có thể sẽ ra đường nhiều hơn, ý thức tham gia giao thông lại chưa cao nên rất dễ dẫn đến tai nạn. Người lái xe cần chú ý đến trẻ con thế nào khi lưu thông trên đường? Rất mong lắng nghe kinh nghiệm từ các bác tài và quý vị thính giả.

Khắc phục một số ảnh hưởng của nắng nóng đến gia súc, gia cầm (04/07/2023)

# Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm nay thời tiết nắng nóng diễn biến phức tạp. Đây là một trong những yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để khắc phục những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng đến đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần phải làm gì? – đây là nội dung vị khách mời trong chương trình hôm nay sẽ tư vấn cho các bạn. # Khách mời: TS Nguyễn Thị Liên Hương – Phó trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi, thú y - Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia

ĐTHT và bài thuốc hiệu quả để ổn định đường huyết (1/7/2023)

GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y.

Trải nghiệm lái xe tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai 245 km (29/6/2023)

Đường cao tốc nối Hà Nội – Lào Cai dài 245 km, cho phép ôtô chạy tới 100km/h. Với quãng đường dài và tốc độ cao, có những lưu ý gì khi đi tuyến cao tốc này ? Kinh nghiệm chạy xe trên cao tốc của bác tài Đậu Đức Tâm, chuyên chạy hàng cửa khẩu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: