logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhà thiết kế trẻ cùng hành trình sáng chế chất liệu bền vững từ tôm (18/11/2022)

Tốt nghiệp các trường thiết kế thời trang danh giá ở Mỹ, từng làm việc nhiều năm tại Ralph Lauren, Alexander Wang và Peter Do, nhà thiết kế trẻ Uyên Trần đã mạnh dạn nghiên cứu loại vải giúp bảo vệ môi trường. Sau 2 năm nghiên cứu. Uyên Trần cùng các cộng sự đã chế tạo thành công vật liệu Tômtex được làm từ vỏ tôm kết hợp bã café, có thể thay thế cho da thuộc. Công nghệ Tômtex đã nhận được các giải thưởng danh giá trong làng thời trang thế giới như LVMH Innovation Award, Techstyle for Social Good...

Cô gái trẻ người Tày - Bùi thị Hoài “bỏ phố về quê” với khát vọng quảng bá du lịch địa phương (27/09/2022)

Tốt nghiệp đại học ở Hà Nội, từng làm việc tại các trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với mức lương cao nhưng cô gái trẻ dân tộc Tày Bùi Thị Hoài (28 tuổi, ngụ tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) đã quyết định nghỉ việc, trở về quê hương với khát khao quảng bá hình ảnh văn hóa và phát triển nghề truyền thống của quê hương Cao Bằng với nhiều phương thức độc đáo.

Bác sĩ trẻ phát triển 'hệ sinh thái y khoa online' giữa dịch Covid-19 (08/10/2021)

Vượt qua hơn 40 dự án trên toàn quốc, mới đây, dự án “Hệ sinh thái y khoa online” của nhóm bác sĩ trẻ và sinh viên ngành y trường Đại học Duy Tân (khu vực miền Trung) đã giành Giải nhất cuộc thi “Thanh niên kiến tạo 2021”. Dự án này giúp các nhân viên y tế và sinh viên y khoa trên toàn quốc có một hệ thống thông tin, kiến thức y khoa online phong phú, giá trị chiều sâu, phục vụ nhu cầu học tập, tham khảo khi không có điều kiện được đi thực tế. Cùng nghe BS trẻ Huỳnh Lê Thái Bão, đại diện của nhóm chia sẻ về quá trình nghiên cứu và thực hiện dự án hết sức có ý nghĩa cho cộng đồng này.

Thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật về trí não (11/9/2020)

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi đó làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hơn 20 năm qua. Cùng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng về công việc đặc biệt này.

Khởi nghiệp thành công từ những thất bại (8/9/2020)

Là kỹ sư ngành bưu chính viễn thông, nhưng anh Lê Ngọc Anh có niềm đam mê đặc biệt với kinh doanh. Anh Ngọc Anh đã thực hiện rất nhiều ý tưởng kinh doanh, từ mở cửa hàng bán rau, bất động sản, bán đầu thu, thẻ học thông minh, cho đến lúc thua lỗ, trong túi chỉ còn 5 triệu đồng. Anh Lê Ngọc Anh đã làm gì với số tiền ít ỏi này, để giờ đây thành công với Thương hiệu Bảng gỗ Kabi - Chuyên thiết kế bảng gỗ định vị thương hiệu cho các cửa hàng? Cùng trò chuyện với anh Lê Ngọc Anh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Quốc tế Anh Tú - về bí quyết không ngừng khởi nghiệp dù đã gặp nhiều thất bại.

NSND Kim Đức với việc gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau nghệ thuật hát chèo và ca trù truyền thống (31/8/2020)

Trên làn sóng Đài TNVN, thính giả đã quen thuộc với giọng hát chèo mượt mà, ngọt ngào, đằm thắm của nghệ sĩ Kim Đức. Sau khi nghỉ hưu, bà lại tiếp tục con đường nghệ thuật với bộ môn ca trù – niềm đam mê mà bà đã nuôi dưỡng từ khi còn thơ ấu. Được coi là đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên (Hà Nội) xưa, hơn 20 năm qua, Nghệ sĩ nhân dân - nghệ nhân ưu tú ca trù Kim Đức đã dành thời gian để đúc kết, khuôn khổ các bài bản ca trù, với mong muốn gìn giữ nét đẹp của bộ môn nghệ thuật truyền thống này cho con cháu đời sau. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi trò chuyện với Nghệ sĩ nhân dân Kim Đức về quá trình cống hiến ở Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam trước đây (nay là Nhà hát Đài TNVN), về nỗi lòng đau đáu với việc gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau bộ môn nghệ thuật hát chèo và ca trù truyền thống của nước nhà khi đã ở tuổi gần 90.

Chị Nguyễn Việt Hà- Hành trình của người mẹ đưa con bị tự kỷ nặng trở lại cuộc sống (27/8/2020)

Vào khoảng tháng Tư vừa qua trên mạng xã hội sôi động chiến dịch "3 chữ A" kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng vì trẻ tự kỷ. Chiến dịch này được phát động bởi Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN). Mục đích của chiến dịch là gom đủ 100.000 chữ A để nhà tài trợ tặng 200 triệu đồng tổ chức các khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ. Chỉ trong một thời gian ngắn phát động, chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng và lan tỏa mạnh mẽ của người dùng mạng, tuy nhiên chiến dịch này cũng nhận được rất nhiều phản ánh trái chiều, bởi nhiều người cho rằng, chiến dịch được tạo ra để quảng cáo cho nhà tài trợ… Ngoài ra, trên mạng xã hội cũng xuất hiện một số bình luận với những từ ngữ mang tính miệt thị như "cha mẹ tự kỷ đang đang lấy lòng thương hại của xã hội bằng việc đăng ảnh con khi chia sẻ ủng hộ chương trình"…
Trước những thông tin trái chiều như vậy, chị Nguyễn Thị Việt Hà hiện đang là BTV Tạp chí văn nghệ Cà Mau cũng là mẹ của bé Susu năm nay lên 7 tuổi bị tự kỷ đã có một bài viết trải lòng về chiến dịch 3 chữ A này.

Thầy Tô Thế Long hết lòng vì sự nghiệp công đoàn giáo dục (18/8/2020)

Với tinh thần dám nghĩ dám làm, không ngại đổi mới và biết lắng nghe các đồng nghiệp, Thầy Tô Thế Long- giáo viên môn vật lý, Chủ tich Công đoàn cơ sở Trường THPT Nguyễn Viết Xuân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, luôn nêu cao trách nhiệm, gương mẫu tham gia các phong trào thi đua của nhà trường. Trong lĩnh vực chuyên môn , thầy tích cực đổi mới áp dụng phương pháp dạy học môn vật lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào từng tiết học. Sau đây là câu chuyện về thầy Tô Thế Long

Hành trình của bác sĩ trẻ tình nguyện về huyện nghèo công tác (17/07/2020)

Sau khi tốt nghiệp đại học y khoa loại khá giỏi, không khó để bác sĩ trẻ tìm được việc làm tại các thành phố lớn. Thế nhưng mấy năm qua vẫn có những thầy thuốc trẻ bỏ chốn thị thành về công tác tại vùng sâu, vùng xa, dấn thân để nhanh trưởng thành hơn. Bác sĩ Phùng Đức Sơn, quê Chương Mỹ (Hà Nội) đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là 1 trong những người như thế. Tham gia dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác luân phiên tại huyện nghèo của Bộ Y tế, 3 năm qua, bác sĩ Sơn đã có một hành trang đầy ắp những kinh nghiệm chuyên môn và sự trải nghiệm trong cuộc sống, để tới đây có thể vững vàng trở về làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Người thầy thuốc ưu tú với giấc mơ hồi sinh cây Cacao tại Đồng Nai (08/07/2020)

Ông Đặng Tường Khâm, năm nay đã gần 90 tuổi vốn là bác sĩ - thầy thuốc ưu tú với 57 năm tuổi Đảng. Từ khi còn công tác tại Đoàn 600 của Quân khu 7 ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, đơn vị của ông Đặng Tường Khâm có liên kết với Liên Xô để trồng ca cao. Trước những năm 90 của thế kỷ trước, diện tích ca cao tại Đồng Nai ước tính khoảng 800 ha, là nguồn thu nhập quan trọng của bà con nông dân do có thị trường tiêu thụ ổn định là các nước Đông Âu. Tuy vậy đến sau nửa cuối thập niên 90, cây ca cao mất dần chỗ đứng, không có thị trường tiêu thụ, nông dân bắt đầu chặt hạ, thay thế bằng cây trồng khác. Có những thời điểm, loại cây này gần như bị “xóa trắng”. Trước tình hình đó, khi về hưu, người thầy thuốc già Đặng Tường Khâm cùng các con của mình thực hiện ước mơ “hồi sinh cây cacao”. Cùng nghe về hành trình “khởi nghiệp” ở tuổi 73 của thầy thuốc ưu tú Đặng Tường Khâm.

Người kể chuyện về Trường Sa qua những bức ảnh (6/9/2018)

Trò chuyện cùng nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, hiện đang công tác tại Hệ phát thanh Đối ngoại - Đài Tiếng nói Việt Nam.

Học sử không nhàm chán (4/9/2018)

Trò chuyện với cô giáo Lê Thị Mười, tổ trưởng giáo viên dạy môn Lịch sử, trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Chàng trai 9x – say mê với những lớp luyện thi miễn phí cho học sinh (31/8/2018)

Trao đổi với Hoàng Đình Quang, Cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã mở những lớp học ôn thi miễn phí.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng và những sáng tạo cho sân khấu (30/8/2018)

Trò chuyện cùng Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng, người đã dành hết tình yêu, niềm đam mê cho nghệ thuật sân khấu.

Nghệ nhân đầu tiên phục hồi hoa sen giấy Thanh Tiên (29/8/2018)

Trò chuyện cùng họa sỹ, nghệ nhân Thân Văn Huy, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, thành phố Huế để tìm hiểu về hành trình phục hồi hoa sen giấy Thanh Tiên.

Câu chuyện về Đội Sơn ca - một thành viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (28/8/2018)

Trao đổi với cô giáo Trần Minh Thư, người truyền lửa yêu nghệ thuật, yêu âm nhạc đến những chú chim sơn ca bé bỏng tại Đội Sơn ca, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đam mê chưa bao giờ ngừng với sự nghiệp phát thanh (24/8/2018)

Trò chuyện cùng Phát thanh viên - Nghệ sĩ Ưu tú Kim Cúc, người đã gắn bó hơn 50 năm với sự nghiệp phát thanh.

Lãnh đạo doanh nghiệp đồng hành cùng người khuyết tật (23/8/2018)

Trò chuyện với anh Phạm Việt Hoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Kym Việt.

Người viết tản văn về Hà Nội (22/8/2018)

Trò chuyện với Nhà văn Nguyễn Trương Quý, với những tác phẩm viết về Hà Nội như: “Tự nhiên như người Hà Nội”, “Ăn phở rất khó thấy ngon”, “Hà Nội là Hà Nội”, “Còn ai hát về Hà Nội”, “Xe máy tiếu ngạo”, “Dưới cột đèn rót một ấm trà”....

Làng cổ Phước Tích, Thừa Thiên Huế: Nỗ lực níu giữ nghề làm gốm (21/8/2018)

Trò chuyện cùng nghệ nhân Lương Thanh Hiền, người luôn mong muốn khôi phục lại một làng gốm Phước Tích thịnh vượng thời xưa.

Sự tháo vát của phụ nữ Ninh Hiệp (20/8/2018)

Trò chuyện với bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn thương mại Tuấn Dung, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Nhà sáng chế không chuyên với chiếc máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa (17/8/2018)

Trò chuyện với anh Nguyễn Hoàng Phi ở ấp Hòa Thạnh, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Niềm đam mê và khát vọng đưa nông sản Việt vươn xa trên thị trường quốc tế (16/8/2018)

Trò chuyện với anh Nguyễn Đăng Cường về ước mơ và khát vọng đưa nông sản Việt vươn xa trên thị trường quốc tế.

Chàng trai trẻ khởi nghiệp từ chiếc xe thồ của cha (15/8/2018)

Trò chuyện với Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Hưng Gia Nguyễn ở xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Người mang hiện đại vào nghệ thuật truyền thống (14/8/2018)

Trò chuyện với Nghệ nhân ưu tú Lê Khang, nghệ nhân đúc đồng truyền thống.

Xóa bỏ rào cản bất bình đẳng giới ở miền núi (13/8/2018)

Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam trò chuyện với chị Hà Thị Thoa, dân tộc Tày ở xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn - Người phụ nữ làm thay đổi những quan niệm về bất bình đẳng giới ở miền núi.

Người cán bộ hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam (10/8/2018)

Trò chuyện với bà Trần Phương Dung - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.

Người phụ nữ với triết lý thay đổi nhận thức kinh doanh nhờ giáo dục (9/8/2018)

Trò chuyện cùng bà Phạm Thị Thơm, giảng viên Trường Đào tạo Bồi Dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác đầu tư và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: