Trong hai bài đầu tiên của loạt bài “Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng!”, phóng viên Đài TNVN đã phân tích những vướng mắc của quá trình tự chủ của ngành y tế cùng những rào cản, bất cập về chính sách pháp luật khiến tự chủ thực hiện một cách nửa vời, người bệnh trở thành đối tượng phải gánh chịu những tác động này. Đây là vấn đề cần phải khẩn trương tháo gỡ để mở đường cho tự chủ - một cơ chế giúp đổi mới toàn diện những lĩnh vực dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là nội dung bài 3 cũng là phần cuối của loạt bài: “Cơ chế phải khẩn trương hơn để mở đường cho tự chủ phát huy chất lượng”.
Trong bài 1 của loạt bài với nhan đề Bệnh viện tự chủ: Quá tải, thiếu thốn bủa vây!, chúng tôi đã đề cập đến những khó khăn đang hiện hữu tại các đơn vị tự chủ. Những bất cập trong cơ chế tự chủ, loay hoay từng nguồn thu để tự chủ dẫn tới chuyển dịch nhân sự tại đơn vị sự nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế luôn làm nóng nghị trường mỗi kỳ họp Quốc hội. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, đại diện Bộ Tài chính cho biết, đến năm 2025 sẽ thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ cho các bệnh viện công lập Song, đến nay mới chỉ có số ít đơn vị tự chủ chi thường xuyên thì mục tiêu này còn rất xa. Vì sao có nhiều bất cập này? Đây cũng là nội dung của bài thứ 2 với chủ đề: Cơ chế tự chủ: “Cởi trói” hay “bó chân” các bệnh viện
Sau nhiều năm triển khai tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và nhiều đơn vị tiến hành thí điểm, bước đầu có những kết quả tích cực. Thế nhưng, dù rất nỗ lực thì đến nay cũng chỉ có số ít các đơn vị y tế công lập đảm bảo chi thường xuyên trở lên. 2 bệnh viện lớn tuyến Trung xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện, nhiều bệnh viện lớn khác cũng không thể thực hiện do vướng cơ chế. Khó khăn do tự chủ mà không được tự quyết về nguồn thu, nguồn nhân lực, thiếu thốn về thuốc men, vật tư, trang thiết bị kéo dài.. đang bủa vậy người bệnh và bệnh viện
Đây thực sự là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm và tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Quốc hội đã phải giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng kế hoạch giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”. Bộ Y tế cũng đang triển khai các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến trình tự chủ tại các đơn vị. Điều đó cho thấy tính cấp bách của việc hoàn thiện chính sách trong vấn đề này.
Vậy vì sao một chủ trương đúng đắn vẫn chưa đi vào cuộc sống và cần tháo gỡ các nút thắt nào cho vấn đề quan trọng và chắc chắn phải thực hiện này. Trong bài 1 của loạt bài: “Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng”, mời quý vị và các bạn ghi nhận thực tế tại một số cơ sở y tế qua bài 1: Bệnh viện tự chủ: Quá tải, thiếu thốn bủa vây!
Nông sản vượt thách thức, đạt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD năm 2024
- Cơ chế tự chủ: “Cởi trói” hay “bó chân” các bệnh viện
- Loạt bài "Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng", bài 1 "Bệnh viện tự chủ: quá tải, thiếu thốn bủa vây"
- Giải pháp đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% trong điều kiện bị tác động bởi bão lũ
Phòng bệnh sau mưa lũ
- Vụ bệnh nhân tử vong nghi do sốc thuốc: Phòng khám tư từng bị tước chứng chỉ hành nghề
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (gọi là Sổ sức khỏe điện tử VNeID).
- Thông tin từ Bệnh viện TW Quân đội 108, Khoa Cấp cứu bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 44 tuổi, vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi nhiều, tức ngực, khó thở, tình trạng bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc tê (Lidocain) để tiêm filler mũi tại một cơ sở thẩm mỹ "chui".
- Phòng, chống dịch bệnh mùa mưa, bão
- Gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 700 loại thuốc và nguyên liệu
- Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga
- Chưa thể kiểm soát dịch đậu mùa khỉ ở châu Phi
WHO cảnh báo về tình trạng thiếu hụt thuốc giải độc rắn cắn
- Hơn 3.600 hóa chất đóng gói thực phẩm trong cơ thể con người
- Hơn 39 triệu ca tử vong liên quan đến kháng thuốc trong vòng 25 năm tới
Bộ Y tế đã có văn bản gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có chỉ đạo điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, trong đó đề nghị Sở Y tế Hà Giang khẩn trương tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ...
- Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, đơn vị vừa cứu sống một bé trai mắc cúm A/H1 bội nhiễm diễn tiến sốc nhiễm trùng kèm hội chứng suy hô hấp cấp, trên cơ địa béo phì có nguy cơ tử vong.
- Bệnh Whitmore biến chứng nguy hiểm: tuyệt đối không chủ quan
- Căn bệnh ảnh hưởng gần 60% số người cao tuổi ở Việt Nam
- 55 học sinh ở tỉnh Hà Giang nhập viện sau bữa tiệc Trung thu
- Dịch đậu mùa khỉ tiếp tục diễn biến phức tạp tại Châu Phi
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi
- Hai loại bánh Trung thu nổi tiếng bị thu hồi ở Singapore
- Sức khỏe của bé gái 11 tuổi nạn nhân vụ lũ quét ở Làng Nủ giờ ra sao?
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm...
- Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão tại các quận, huyện.
- WHO hỗ trợ 1 triệu viên khử trùng nước cho người dân vùng lũ
- Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- TP HCM hỗ trợ 30.000 túi thuốc gia đình đến người dân vùng lũ
- Tiêm vắc-xin uốn ván miễn phí cho bà con vùng lũ, lụt
- WHO sơ duyệt vaccine bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên