VOV1 - Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.