Khách mời là Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ).
Trao đổi với ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc 700 Hiệu trưởng không ai phát biểu ý kiến trong một buổi họp trực tuyến của ngành giáo dục Hà Nội liên quan đến việc đánh giá học sinh tiểu học
Trao đổi cùng Luật sư Đỗ Trọng Hải, Giám đốc công ty luật Bizlink về những giải pháp cần triển khai để giải quyết tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính
Trao đổi với PGS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tật cho người dân, trong đó có căn bệnh ung thư
Khách mời là ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trao đổi cùng Tiến sỹ Đào Thế Anh- giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông nghiệp về những giải pháp để hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tương xứng cho người nông dân trực tiếp sản xuất
Trao đổi với ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ về vấn đề thương mại hóa tâm linh hiện nay cũng như những giải pháp để khắc phục
Khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Khách mời là ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Tính đến ngày hôm nay, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực được gần một tháng, với nhiều điểm mới so với trước đây. Tuy nhiên, những điểm mới này có giúp tăng quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh hay vẫn là những khúc mắc chưa thể giải quyết khi cơ sở y tế còn lúng túng vì thiếu hướng dẫn cụ thể. Biên tập viên Thúy Ngà có cuộc trao đổi với ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về nội dung này
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, có 3 kịch bản giá dầu được đưa ra, tương ứng với đó là các phương án ứng phó và giải pháp điều hành vĩ mô khi giá dầu giảm ở các mức 60 USD/thùng, 50 USD/thùng và thậm chí ở mức 40 USD/thùng. Riêng tác động của giá dầu đối với khai thác dầu thô cũng đã được hoạch định khá chi tiết theo hướng giảm sản lượng khai thác. Cụ thể, nếu giá dầu giảm ở mức 60 USD/thùng thì mức giảm sản lượng là không đáng kể, chỉ xem xét ở một số mỏ có giá thành sản xuất cao hơn giá bán (lỗ) để điều tiết như dừng hoặc giảm sản lượng. Nếu giá giảm còn 50 USD/thùng, sẽ giảm khai thác nhiều hơn. Trường hợp giảm xuống 40 USD, thì giảm từ 1,8-2 triệu tấn. Việc giảm khai thác dầu thô trong bối cảnh giá dầu giảm có tác động cụ thể tới ngành năng lượng như thế nào? Cần tăng cường chế biến sâu để nâng cao giá trị và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng không thể tái tạo này ra sao? Biên tập viên Nguyên Long cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Duệ - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng quốc gia bàn luận về chủ đề “Kịch bản giá dầu thế giới và những tác động tới ngành năng lượng Việt Nam”.
Tình hình giá dầu thế giới đang tiếp tục có những diễn biến khó lường. Theo dự báo, giá dầu trong năm 2015 vẫn ở đà giảm, thậm chí giảm sâu. Chiều qua, 22/01/2015, tại trụ sở Bộ Công thương đã diễn ra cuộc Họp liên Bộ (gồm 4 bộ, ngành là Tái chính, Ngân hàng, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư) về triển khai Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô... Ngay sau cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn báo chí về những vấn đề trọng tâm được Nhóm phối hợp liên Bộ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô tập trung tại kỳ họp này. Đó là vấn đề tác động của giá dầu giảm đến kinh tế của Việt Nam. Cùng với đó là những tác động của giá dầu đối với giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường nội địa; giá cước vận tải và các loại hàng hóa có yếu tố cấu thành giá thành do sử dụng nhiều nhiên liệu xăng dầu; cũng như những tác động đối với nền kinh tế khi dự kiến có sự điều chỉnh giá điện trong thời gian tới. Cụ thể về những vấn đề này, và đặc biệt, với diễn biến giá dầu khó lường, Chính phủ đã đưa ra kịch bản nào cho nền kinh tế trong năm 2015? Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dành cho phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khách mời là Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Chiều qua, 13 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã cùng nhau ký cam kết giảm tải bệnh viện, không để bệnh nhân nằm ghép sau 24h nhập viện. Vấn đề đặt ra là liệu sau khi các bệnh viện này ký cam kết, người bệnh có tránh được cảnh nằm ghép đôi, ghép ba trong điều trị không? Liệu cơ sở vật chất đã đủ để các bệnh viện thoát cảnh “lực bất tòng tâm” hay chưa? Ngành y tế sẽ có cơ chế giám sát, xử lý ra sao với các bệnh viện đã ký cam kết nhưng để xảy ra tình trạng nằm ghép? Biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế về những nội dung này