Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 15:59 | 21/12/2022 Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, có đến 96,9% trẻ em ở các thành phố lớn có sử dụng mạng internet. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet. Các con số này cho thấy, số lượng thanh thiếu niên sử dụng mạng internet ở Việt Nam khá cao với nhiều mục đích. Bên cạnh đó, Báo cáo của Tổ chức Giám sát mạng Internet cho thấy, trong năm 2021 Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều phản ánh nhất về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong Khu vực Đông Nam Á. Vậy trẻ cần được trang bị những gì để bảo đảm an toàn khi đang có rất nhiều rủi ro rình rập trên mạng? Những giải pháp nào từ phía các ngành chức năng, đơn vị để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng? Có những giải pháp nào về công nghệ để bảo vệ các em? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, Giám đốc Điều hành Công ty An ninh mạng thông minh SCS (Smart Cyber Security).
|
Ngày phát hành 16:36 | 15/12/2022 Cùng với sự tiến bộ của xã hội, không thể phủ nhận những ích lợi to lớn mà Internet và mạng xã hội đã mang đến cho con người. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, nội dung phong phú, đa dạng, chia sẻ rộng, cung cấp nhiều thông tin, nội dung tư vấn, hướng dẫn con người nói chung và người trẻ nói riêng dễ dàng tiếp cận các nguồn, kênh thông tin cần thiết trong cuộc sống, phục vụ cho việc rèn luyện, vui chơi, giải trí. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho tốt cho việc học tập những kiến thức theo chương trình đào tạo của các nhà trường. Vậy nhưng, cùng với những ích lợi to lớn, Internet và mạng xã hội cũng mang lại nhiều tác hại, không chỉ đối với trẻ em mà còn với tất cả những ai không biết cách kiểm soát.
|
Ngày phát hành 14:14 | 1/9/2021 Giới chức Trung Quốc dường như đang tìm cách chấn chỉnh hoạt động giải trí vốn chạy theo thị hiếu số đông, đồng thời định hướng lại thẩm mỹ cho giới trẻ nước này. Chỉ trong 1 tuần, hàng loạt ngôi sao và những cái tên đình đám trong làng giải trí Trung Quốc xuất hiện trên mặt báo với những cuộc “phong sát” – một cụm từ có nghĩa là không được tiếp tục tham gia hoạt động nghệ thuật hay xuất hiện trước công chúng. Cùng với đó là một loạt biện pháp mạnh tay của giới chức Trung Quốc nhằm kiểm soát văn hóa hâm mộ người nổi tiếng, thứ mà các nhà quản lý cho rằng đã trở nên “hỗn loạn.” Giới chức nước này gọi đây là các biện pháp siết chặt “an ninh chính trị” không gian mạng. Vì sao Trung Quốc đưa ra những giải pháp kiểm soát này?
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019 - Phát hiện hàng nghìn sản phẩm tân dược nhập lậu trị giá hơn 2 tỷ đồng. - Lạng Sơn: Thu giữ trên 1.600 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu. - Mỹ phẩm giả bày bán tràn lan trên không gian mạng.
|
Ngày phát hành 16:25 | 9/11/2023 Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo thông qua mạng xã hội và viễn thông... có xu hướng gia tăng. Đối tượng thường giả danh người của Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thoại lừa đảo hoặc đánh cắp tài khoản facebook, zalo để lừa tiền. Cùng với sự vào cuộc ngăn chặn từ ngành chức năng, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và an toàn.
|
Ngày phát hành 21:26 | 3/9/2022 Bảo đảm an toàn thông tin, góp phần bảo vệ chủ quyền số quốc gia - Giải pháp cung cấp điện năng từ các tấm pin mặt trời kết hợp hệ thống kênh đào ở Mỹ
|
Ngày phát hành 10:20 | 20/3/2022 Chuyện một người mẹ đập nát điện thoại khi kiểm tra facebook của con trai và phát hiện con bị lôi kéo vào nhiều hội nhóm xấu rồi đưa câu chuyện này lên mạng xã hội mới đây, đã trở thành tâm điểm tranh cãi trên các diễn đàn mạng. Câu chuyện không mới nhưng lại có nhiều điều đáng bàn về cách quản lý con cái tuổi mới lớn trên không gian mạng cũng như việc chia sẻ những chuyện có tính “riêng tư” lên mạng xã hội. Để có góc nhìn tổng quát cũng như phân tích sâu hơn về tâm lý phụ huynh và con trẻ trong tình huống này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội sẽ bàn luận cụ thể vấn đề này.
|
Ngày phát hành 20:31 | 17/8/2024 Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan.
Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP.
Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
|
Ngày phát hành 8:54 | 25/11/2022 Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tích cực cho vay sản xuất kinh doanh - Việt Nam tiếp tục là điểm thu hút nhà đầu tư về hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được cấp phép
|
Ngày phát hành 16:48 | 4/10/2022 Từ đầu năm đến nay tại Bắc Kạn đã xảy ra hàng chục vụ lừa đảo bằng nhiều thủ đoạn qua mạng internet với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Trước tình hình tội phạm trên không gian mạng có dấu hiệu ngày càng tinh vi, phức tạp, Công an tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân, đặc biệt là người dân các bản làng vùng cao giúp bà con biết cách tránh xa các chiêu trò lửa đảo.
|
Ngày phát hành 17:50 | 25/3/2024 Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20 – 25%/năm, theo dự báo của Bộ Công thương đến năm 2025, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử sẽ đạt trên 32 tỷ USD và trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
|
Ngày phát hành 16:11 | 4/5/2023 - Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. - “Ngôi nhà trí tuệ”- nơi phát triển con người theo hướng hiện đại.
|
Ngày phát hành 17:19 | 30/1/2024 - Cảnh giác với các hành vi lừa đảo qua không gian mạng dịp Tết Nguyên Đán. - Lưu giữ và phát huy văn hoá diều.
|
Ngày phát hành 8:14 | 25/10/2022 “Giá cả phải chăng, Mẫu mã đa dạng và đặc biệt là tiết kiệm thời gian, có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi… là lý do khiến người tiêu dùng đã thích ứng và hào hứng với các kênh mua sắm online và mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Nhưng tặc lưỡi bỏ qua, không lựa chọn kênh mua hàng đó lần sau, chấp nhận chịu rủi ro thay vì khiếu nại, không biết hoặc e ngại tìm các kênh bảo vệ quyền lợi của mình khi mua phải hàng không đúng sản phẩm cũng là tâm lý thông thường của người tiêu dùng khi mua hàng trên không gian mạng. Theo thống kê, Việt Nam hiện đang là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á. Nhiều thuận lợi song cũng đồng nghĩa gia tăng của các rủi ro trong giao dịch cho cả người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, thương mại điện tử, nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới ra đời và phát triển. Vì vậy, cách tiếp cận đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng cần thay đổi phù hợp. Các cơ chế để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng cũng cần được thiết kế như thế nào để thích ứng và hiệu quả? Đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến nhất là khi dự thảo Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
|
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020 Càng gần đến Đại hội Đảng XIII, các thông tin xấu độc ngày càng xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội. Các thế lực thù địch liên tục tung tin thất thiệt hòng chia rẽ lòng tin, bôi nhọ uy tín và xuyên tạc tình hình Việt Nam. Trong đó nổi lên là thủ đoạn xuyên tạc công tác nhân sự của Đại hội XIII; “sắp ghế” theo kiểu “thông tin vỉa hè” hòng chia rẽ, gây mâu thuẫn nội bộ và lung lạc lòng tin của người dân đối với Đảng. Nhìn thẳng Nói đúng hôm nay đề cập nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII với những phân tích của PGS, TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội).
|