Ngoài Đề án Đầu tư xây xựng các thiết chế của công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng, Chính Phủ còn giao Bộ Xây dựng chủ trì đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp giai đoạn 2022-2030. Với đề án này, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là tính thực thi, hiệu quả xây dựng và nhất là việc xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
Nghị định 105 là chính sách rất ý nghĩa, hỗ trợ trẻ mầm non là con công nhân, người lao động đang học tập tại các trường mầm non tư thục tại tại các khu công nghiệp trên cả nước. Các giáo viên mầm non và trường tư thục cũng được Nghị định 105 hỗ trợ để có thêm điều kiện trang trải cuộc sống. Sau 2 năm triển khai, Nghị định đã giúp nhiều gia đình công nhân có thêm tiền trang trải cho con nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập.
Lần đầu tiên Việt Nam có Tháng Tiêu dùng số. Đây là một trong những hoạt động nổi bật hướng đến Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 – đang được truyền thông và nhiều người quan tâm. Người dân đang có kỹ năng số như thế nào, khả năng tiêu dùng số tới đâu và có thể được hỗ trợ như thế nào là nội dung trong Vấn đề xã hội.
- Trải nghiệm lớp học đặc biệt “Nghĩ sâu viết sắc” của CLB Đọc sách cùng con, Hà Nội.
- Nhìn lại công tác tuyển sinh ĐH 2022: Nhiều vấn đề cần điều chỉnh cho mùa tuyển sinh 2023
- Giúp trẻ đối diện với bạo lực học đường
- COVID-19 khiến học sinh Mỹ lùi về mốc những năm 2000
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đánh giá là chính sách nhân văn để hỗ trợ cho người lao động không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống. Rủi ro trong lao động sản xuất dẫn đến xảy ra tai nạn lao động là điều không người lao động nào mong muốn, song đôi khi một chút bất cẩn khiến người lao động gặp tai nạn, khi đó mới thấm thía được sự cần thiết của chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vậy Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả cho lao động gặp rủi ro trong các trường hợp nào?
Siêu thị, trung tâm thương mại đang trở thành kênh mua sắm quen thuộc với người dân đô thị trước những lo ngại về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ việc rau sạch “rởm” được người bán đội lốt nhãn mác biến hình vào siêu thị bị phanh phui, có thể thấy là niềm tin của người tiêu dùng đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng phải ý thức ra sao trước những chiêu trò ngày càng tinh vi này và những đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý ra sao - đây là nội dung chính được bàn luận trong chương trình hôm nay
- Ngăn chặn các website lừa đảo, cuộc gọi rác bằng các giải pháp công nghệ.
- Khám phá nhạc cụ của dân tộc Raglai, tỉnh Ninh Thuận.
Để tiếp sức người lao động và người sử dụng lao động vượt qua khó khăn do đại dịch Covid 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động với giá trị 26 nghìn tỷ đồng và Quyết định số 23 nhằm quy phạm hóa việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, Quyết định còn giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc...
Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học là vấn đề không phải mới, luôn gây đau đầu cho các bậc phụ huynh. Các khoản thu có thể được “thổi phồng” và đứng dưới tên của nhiều khoản đóng góp có vẻ có lý, như đóng góp tự nguyện, đóng góp cơ sở vật chất... Dù không đồng tình hoặc ấm ức nhưng nhiều khi phụ huynh vẫn đóng các khoản tiền.
Điều đáng nói là, năm nào trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương cũng ra công văn nhắc nhớ các khoản thu chi đầu năm. Cũng có nhiều trường hợp lạm thu bị phát hiện, đưa lên thông tin đại chúng, thậm chí có trường hợp lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật. Tuy nhiên tình trạng lạm thu vẫn tái diễn, “biến tướng” và núp dưới tên gọi “tự nguyện”, “thỏa thuận” hoặc “xã hội hóa”…
- Báo động tình trạng xâm phạm quyền riêng tư, phát tán trên mạng xã hội.
- Dự án "Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam": Cung cấp kiến thức cơ bản để nghệ sỹ bảo vệ các sản phẩm nghệ thuật.
Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung tâm Tư vấn Sức khỏe và Phát triển cộng đồng, các tài xế công nghệ hiện nay đa số có mức thu nhập không cao song phải làm việc rất căng thẳng. Thường xuyên chạy xe ngoài đường đối diện với nhiều nguy cơ tiềm tàng gặp tai nạn lao động, tai nạn giao thông nhưng các tài xế công nghệ không chú ý tới việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm tai nạn lao động. Đây là thực trạng đặt ra cho các cơ quan quản lý, cần có những chính sách an sinh cho nhóm lao động này.
Mặt trái của mạng xã hội
- Những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội cần được xử lý nghiêm minh
-Tín dụng chính sách - Bệ đỡ giúp người nghèo ở Hà Giang vươn lên
- Vì sao vẫn còn 4% HSSV chưa tham gia BHYT
- Hà Nam: Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Luật An toàn Vệ sinh Lao động ra đời là dấu ấn quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động cũng như công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Luật An toàn Vệ sinh Lao động ra đời đã tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính thực thi cao hơn, đồng thời tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động; của mỗi doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động.