logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ - Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ “đối tác tự nhiên”

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có chuyến công du ba ngày, từ ngày 25 đến 27/1 đến Ấn Độ. Sự chào đón trọng thể và việc lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Mỹ được mời làm khách chính tại Lễ Kỷ niệm Ngày Cộng hòa Ấn Độ đã cho thấy sự nồng ấm mà nhà lãnh đạo Ấn Độ Narendra Modi dành cho Mỹ. Trong khi đó, việc lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ bất chấp các mối lo ngại về an ninh để tiến hành chuyến thăm Ấn Độ lần thứ hai trong thời gian đương chức cũng cho thấy vị trí quan trọng của Niu Đê-li trong chính sách đối ngoại chiến lược của Oa-sinh-tơn. Vậy Mỹ và Ấn Độ đang tìm kiếm những lợi ích chiến lược nào ở đối tác, và mối quan hệ này nếu khăng khít hơn sẽ ảnh hưởng thế nào đến địa chính trị khu vực? Ông Ngô Xuân Bình - Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á phân tích cụ thể về nội dung này

Cập nhật kết quả cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn tại Hy Lạp

Không nằm ngoài dự đoán của dư luận, kết quả kiểm gần 75% phiếu bầu cho thấy, đảng Syriza cấp tiến đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn diễn ra tại Hy Lạp vào ngày hôm qua. Theo hãng tin BBC, đảng Syriza đã giành được ít nhất 149 ghế trong Quốc hội, tức là chỉ thiếu 2 ghế là có thể giành chiến thắng tuyệt đối để nắm quyền thành lập Chính phủ cho riêng mình. Theo các nhà phân tích, không loại trừ khả năng đảng Syriza có thể giành được 151 ghế khi mà hơn 25% phiếu vẫn chưa được kiểm. Vào lúc này, điều mà dư luận quan tâm là liệu kết quả bầu cử này có đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không? Để tìm câu trả lời, Biên tập viên Việt Nga trao đối với Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính trị, Học viện Ngoại giao.

Diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng miền Đông Ucraina sau cuộc họp 4 bên về Ucraina

Sau nhiều giờ đàm phàn căng thẳng tại thủ đô Béc-lin của Đức vừa qua, cuộc gặp các ngoại trưởng nhóm Noóc-măng-đi bao gồm Ucraina, Nga, Đức và Pháp bước đầu đã đạt được những bước đồng thuận khả quan. Theo đó, cuộc đàm phán đã nhất trí các bên xung đột tại miền Đông Ucraina phải rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng phi quân sự theo thoả thuận Minsk hồi tháng 9/2014, cũng như phân định ranh giới giữa khu vực chính quyền Ki-ép và lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ucraina kiểm soát. Liệu kết quả này có khiến tình hình miền Đông Ucraina bớt căng thẳng, trong bối cảnh giao tranh ác liệt diễn ra những ngày qua đã khiến hơn 2.000 binh sĩ chính quyền Ucraina thương vong, trong khi ít nhất 300 người thuộc lực lượng ly khai thiệt mạng. Phóng viên Đoan Hải, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga sẽ cập nhật các diễn biến mới nhất về cuộc khủng hoảng miền Đông Ucraina.

Thông điệp Liên bang Mỹ kêu gọi đoàn kết nội bộ

Trò chuyện với phóng viên Huy Hoàng - Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ

Giá dầu giảm đang tác động như thế nào tới thế giới

Trao đổi với ông Bùi Ngọc Sơn- Chuyên viên phân tích- Viện nghiên cứu kinh tế thế giới về xu hướng giảm giá dầu đang tác động như thế nào tới thế giới và giá dầu tiếp tục diễn biến như thế nào trong thời gian tới

Trung Quốc trên bàn cờ thế giới mới

Trao đổi với anh Hà Thắng, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Trung Quốc về vị thế của Trung Quốc trên bàn cờ thế giới mới

Tự do báo chí cần một ranh giới thế nào để không trở thành mồi lửa thổi bùng những xung đột giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau

Trao đổi cùng Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải- Trưởng Khoa Chính trị Quốc tế- Học viện Ngoại giao về tự do báo chí và những giới hạn của nó

Các nước Trung Đông - Bắc Phi - Bốn năm sau "Mùa Xuân Ả Rập"

Năm 2011, các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông được một số chính khách ở phương Tây gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”. Đến nay, phong trào này đang tạm dừng lại ở Xy-ri và vẫn âm ỉ tại một số khu vực. Đây là một trong nhưng hiện tượng chính trị - xã hội phức tạp nhất, kịch tính nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bốn năm sau “Mùa Xuân Ả Rập”, các nước khu vực Trung Đông - Bắc Phi vẫn chìm trong những bất ổn chính trị, nền kinh tế suy thoái và đặc biệt là mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố hoành hành, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Để cùng nhìn lại toàn cảnh sự kiện này, trong mục “Vấn đề quốc tế” hôm nay, chúng tôi trao đối với Biên tập viên Cao Biền - người theo dõi các vấn đề khu vực này:

Châu Âu thay đổi chính sách gì sau các cuộc tấn công khủng bố tại Pháp?

Gần một tuần sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tồi tệ ở thủ đô Pari của nước Pháp, cả châu Âu vẫn chưa hết bàng hoàng và nỗi lo sợ bị tấn công vẫn là điều ám ảnh trong cuộc sống của người dân châu Âu. Câu hỏi đặt ra là liệu Châu Âu sẽ có những bước điều chỉnh thế nào trong chính sách của họ để đối phó với những vấn đề đang đặt ra sau các cuộc tấn công khủng bố? BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại giao về vấn đề này:

Xu hướng ly khai vẫn tiếp tục làm nóng chính trường quốc tế trong những ngày đầu năm 2015

Trao đổi với phóng viên Thùy Vân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp về những điểm nóng ly khai trên toàn cầu trong năm qua cũng như những tác động của nó đối với tình hình chính trị quốc tế.

Vấn đề hệ tư tưởng tôn giáo sau vụ khủng bố vào trụ sở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Pháp

Nhà báo Yên Ba, Trưởng phòng Thời sự quốc tế, báo Quân đội Nhân dân phân tích về nguồn gốc sâu xa của vụ tấn công vào trụ sở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo cũng như những vấn đề đặt ra cho cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố

Những diễn biến mới về vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris và những vấn đề an ninh của nước Pháp

Phóng viên Thùy Vân - Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp thông tin những diễn biến mới về vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris và những vấn đề an ninh của nước Pháp

Bức tranh Trung Đông 2014

Tình hình Trung Đông đặc biệt là tiến trình đàm phán giữa Israel và Palestine trong năm 2014 vừa qua kết thúc với một bảng tổng kết đầy màu xám. Đó là những thất bại mới của các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, cuộc chiến tàn phá kéo dài 51 ngày trên Dải Gaza hay sự trỗi dậy của bạo lực và những căng thẳng tại khu Bờ Tây, trong đó mới đây nhất là việc Israel đâm đơn kiện các nhà lãnh đạo Palestine lên Tòa án Hình sự quốc tế.

Sau 40 năm, lần đầu tiên Mỹ quyết định cho phép xuất khẩu dầu thô: Nguyên nhân và những tác động của quyết định này

Mới đây, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma vừa có quyết định gây sốc khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của nước này lần đầu tiên sau 40 năm. Theo đó, các công ty Mỹ có thể xuất khẩu các lô hàng dầu thô cao cấp mà không cần phải qua quy trình cấp phép như trước đây. Từ trước tới nay, xuất khẩu dầu thô ở Mỹ vẫn được coi là điều không thể xảy ra, trong bối cảnh Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới và sản lượng dầu trong nước của Mỹ đã suy giảm trong nhiều thập kỷ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định này? Để có câu trả lời cụ thể, BTV Phương Hoa đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Nguyễn Nhâm

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: