logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Giờ trái đất 2022” - “kiến tạo tương lai” từ những việc làm nhỏ (24/3/2022)

Quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra giám sát, phát hiện nhiều vụ kinh doanh trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid 19 không rõ nguồn gốc xuất xứ
- “Giờ trái đất 2022” - “kiến tạo tương lai” từ những việc làm nhỏ
- Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Ấn Độ
- VN Index mất chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp

Làm thế nào để xây dựng CNXH ở Việt Nam công bằng và lòng dân yên? (23/3/2022)

Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước, cơ cấu kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trong đó công bằng xã hội luôn được đảm bảo, thu hẹp và loại trừ những bất công trong xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những luận điệu của các thế lực thù địch phủ nhận quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho rằng đây là một sự “kéo lùi lịch sử”, không tuân theo quy luật. Vậy con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có gì khác biệt? Làm thế nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? PGS,TS Hồ Trọng Hoài, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.

“La bàn chiến lược” – cuộc đại tu cấu trúc an ninh của EU (23/3/2022)

Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine vẫn diễn ra phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua Định hướng chiến lược (hay còn có tên “La bàn chiến lược”) về an ninh, quốc phòng. Kế hoạch này cung cấp cho EU một chương trình hành động đầy tham vọng nhằm tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh, trong đó có việc thiết lập một lực lượng chung lên tới 5.000 quân để có khả năng can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới mà không bị phụ thuộc vào lực lượng quân sự của Mỹ hay NATO.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine được cho là chất xúc tác quan trọng nhất để EU thúc đẩy chiến lược quân sự này. Xa hơn, đây là một dấu mốc trong quá trình hướng tới tự chủ chiến lược của EU với nền an ninh mạnh hơn và có năng lực hơn. BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp về vấn đề này.

Vốn đầu tư từ Anh “đổ” vào công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam (23/3/2022)

Vốn đầu tư từ Anh “đổ” vào công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
- Khoảng 266.000 tỷ đồng trái phiếu DN sẽ đáo hạn trong năm nay.
- Cần kéo dài chính sách xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/QH.

Tuyển sinh đại học 2022: Tăng cơ hội hay làm khó thí sinh? (23/3/2022)

Làm thế nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? “Công bằng và lòng dân yên?
- “La bàn chiến lược” – cuộc đại tu cấu trúc an ninh của EU.
- Vốn đầu tư từ Anh “đổ” vào công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
- Nâng trần làm thêm giờ chỉ là giải pháp cấp bách, tạm thời.
- Tuyển sinh đại học 2022: Tăng cơ hội hay làm khó thí sinh.
- Thị trường thiết bị hỗ trợ giấc ngủ tiếp tục nở rộ tại Trung Quốc.

Kỷ nguyên mới cho Syria và xu hướng tái cấu trúc địa chính trị Trung Đông (22/3/2022)

Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào vòng xoáy xung đột năm 2011, mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến công du một quốc gia thuộc khối Ả-rập là Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Chuyến thăm khiến dư luận đặc biệt chú ý vì có thể dự báo một sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước Ả-rập.
Những kết quả tích cực của chuyến thăm bất ngờ này đã cho thấy những tín hiệu nồng ấm hơn giữa Syria và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, nước đã từng hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân tìm cách lật đổ chế độ Al-Assad. Vì sao Tổng thống Syria bất ngờ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE) thời điểm này? Các bên đang tính toán điều gì? BTV Đình Nam, người theo dõi khu vực Trung Đông phân tích về các động thái mới nhất này của các bên.

Giá vàng bật tăng trở lại (22/3/2022)

Giá vàng bật tăng trở lại.
- Quảng Trị phê duyệt dự án xây dựng cầu mới Thạch Hãn 1, vốn đầu tư 500 tỷ đồng.
- Thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm trên diện rộng.

Lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh: thu giữ hàng trăm hộp thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 không hoá đơn chứng từ (22/3/2022)

Lực lượng QLTT Bắc Ninh: thu giữ hàng trăm hộp thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 không hoá đơn chứng từ.
- Cần Thơ phát hiện và tạm giữ 4 tấn đường vi phạm về nhãn hàng hóa.
- Liên tục bắt giữ nhiều vụ vi phạm nhãn hiệu phân bón.
- Một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nở rộ phương thức xét tuyển Đại học 2022: Cần cân bằng quyền lợi và chất lượng (22/3/2022)

Theo đề án tuyển sinh của các trường đại học, nhiều trường đã bổ sung phương án tuyển sinh mới. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 20 phương thức xét tuyển đầu vào đại học. Đặc biệt, một số trường xuất hiện nhiều tổ hợp lạ bên cạnh các tổ hợp truyền thống. Trường đại học đào tạo khối ngành sức khỏe tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh học, khối kỹ thuật không có môn Toán, kiến trúc không có môn Vẽ…
Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh năm nay có thể dẫn đến những hệ quả không tốt trong dư luận xã hội, phần nào gây bối rối cho thí sinh trong việc nắm bắt thông tin, khó khăn khi lựa chọn cách xét tuyển phù hợp với năng lực. Chưa kể, xét tuyển ngành đặc thù nhưng không có môn đặc thù làm dấy lên lo ngại về chất lượng đầu vào cũng như sự phù hợp của việc mở rộng các tổ hợp xét tuyển thuộc các khối ngành đặc thù này? Chuyên gia giáo dục – TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Postdam, CHLB Đức cùng bàn luận câu chuyện này.

Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình (22/3/2022)

Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình.
- Nở rộ phương thức xét tuyển ĐH 2022: Cần cân bằng quyền lợi và chất lượng.
- Kỷ nguyên mới cho Xyri và xu hướng tái cấu trúc địa chính trị Trung Đông.
- Tăng giờ làm thêm – cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ.
- Mô hình thí điểm 4 ngày làm việc 1 tuần tại châu Âu bắt đầu cho thấy hiệu quả tích cực.

Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay ổn định (21/3/2022)

Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ đồng nâng công suất sân bay Liên Khương theo phương thức PPP
- Sóng đầu tư công sẽ “kích thích” thị trường BĐS từ quý II
- Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay ổn định

Thủ tướng Nhật bản thăm Ấn Độ và Campuchia “Đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (21/3/2022)

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Ấn Độ và Campuchia, nhằm đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận, đó là chuyến thăm 2 nước Ấn Độ và Campuchia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Trong 2 ngày qua, ông Fumio Kishida đã có các cuộc gặp gỡ quan trọng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Campuchia. Đây cũng là chuyến thăm châu Á đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức. Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào thúc đẩy các liên minh và nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, việc ông Fumio Kishida chọn Ấn Độ- đối tác quan trọng trong nhóm Bộ Tứ và Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy hợp tác mang tới nhiều thông điệp.

Giải quyết chất thải liên quan đến dịch Covid-19 – Trách nhiệm thuộc về ai? (21/3/2022)

Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng. Rác thải sinh hoạt chưa xử lý của những F0 tự cách ly, điều trị tại nhà đang là nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh cho cộng đồng khi chưa được phân loại, xử lý đúng. Mặc dù Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đều đã có các văn bản hướng dẫn rất cụ thể về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải lây nhiễm phát sinh đối với người mắc COVID-19 điều trị tại nhà, nhưng thực tế việc này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Vậy nguồn rác thải này nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người? Cần làm gì để xử lý triệt để các rác thải liên quan đến dịch Covid-19?

Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ đồng nâng công suất sân bay Liên Khương theo phương thức PPP (21/3/2022)

Ngành thuế- đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thuế và thu thuế giao dịch thương mại xuyên biên giới
- Giải quyết chất thải liên quan đến dịch Covid-19 – Trách nhiệm thuộc về ai?
- - Quỹ Thanh niên Bình Định lập nghiệp, khởi nghiệp: “Bà đỡ” cho thanh niên làm giàu
- Thủ tướng Nhật bản thăm Ấn Độ và Campuchia “Đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Quản lý trẻ mới lớn trên không gian mạng – Làm sao cho khéo? (20/03/2022)

Chuyện một người mẹ đập nát điện thoại khi kiểm tra facebook của con trai và phát hiện con bị lôi kéo vào nhiều hội nhóm xấu rồi đưa câu chuyện này lên mạng xã hội mới đây, đã trở thành tâm điểm tranh cãi trên các diễn đàn mạng. Câu chuyện không mới nhưng lại có nhiều điều đáng bàn về cách quản lý con cái tuổi mới lớn trên không gian mạng cũng như việc chia sẻ những chuyện có tính “riêng tư” lên mạng xã hội. Để có góc nhìn tổng quát cũng như phân tích sâu hơn về tâm lý phụ huynh và con trẻ trong tình huống này, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội sẽ bàn luận cụ thể vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: